3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chông tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên trên địa bàn
3.4. Đối với các ngành chức năng và các tổ chức xã hội khác.
Các cơ quan chức năng tập trung đẩy mạnh rà soát kiểm tra vào các điểm bán lẻ và tổ chức sử dụng trái phép các chất gây nghiện tại địa bàn, đi đôi với công tác triệt phá các đường dây buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ ma tuý.
Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phòng chống ma tuý, có chính sách khuyến khích các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân tham gia vào công tác phòng chống, đặc biệt là công tác cai nghiện, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chăm sóc, giúp đỡ, không kỳ thị phân biệt đối xử với người nghiện ma tuý.
Tổ chức thực hiện các hình thức cam kết xây dựng gia đình, từng địa bàn, thôn, xóm, phường, xã, cơ quan, đơn vị, trường học, chi bộ không có ma tuý. Xây dựng nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến thực hiện tốt công tác phòng chống ma tuý.
Kịp thời động viên khen thưởng những tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong phong trào đấu tranh phòng chống ma tuý.
Tăng cường mức đầu tư ngân sách Nhà nước, đồng thời tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế, huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội các doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân đảm bảo kinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục đấu tranh phòng chống và cai nghiện. Hoàn thiện chế độ, chính sách cho người nghiện trong quá trình cai nghiện và tạo việc làm cho họ sau khi đã cai nghiện thành công, chế độ chính sách với cán bộ làm công tác chuyên trách trực tiếp, kiêm nhiệm và những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia phòng chống tệ nạn ma tuý.
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong từng thời kỳ, từng khu vực để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý.
Chú trọng việc tổ chức các dịch vụ tiêu thụ nông sản thực phẩm và nâng cao hiệu quả các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho đồng bào trước đây trồng cây thuốc phiện, để họ có cuộc sống tốt hơn, tự nguyện xoá bỏ và tái trồng cây có chất ma tuý.
Mở rộng quan hệ hợp tác với các xã thị trấn, các tỉnh anh em, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý, đặc biệt với các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực nhằm kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma tuý ngầm lậu vào nước ta.
KẾT LUẬN
Tệ nạn ma tuý là một dạng tệ nạn xã hội. Nếu xét theo nghĩa rộng thì tệ nạn ma tuý bao hàm cả người nghiện hút và tội phạm về ma tuý, điều này cũng có nghĩa là tội phạm về ma tuý cũng là một bộ phận của tệ nạn ma tuý, ma tuý gây thiệt hại đến nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và đang trở thành mối hiểm hoạ chung cho cả nhân loại. Không một quốc gia, một dân tộc nào thoát ra ngoài vòng xoáy khủng khiếp của nó và tránh khỏi hậu quả, tác hại do nghiện hút ma tuý và buôn lậu ma tuý gây ra. Ma tuý đã và đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt kiệt nhân lực, tài chính, huỷ diệt những tiềm năng quý báu khác lẽ ra phải được huy động cho phát triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Ma tuý đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá sự yên vui của bao gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế - xã hội... Nghiêm trọng hơn, ma tuý còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh HIV/AIDS phát triển. Đây là hồi chuông báo động đang vang lên thúc giục mọi cấp, mọi ngành và toàn thể xã hội cần phải hành động kịp thời ngăn chặn không để ma tuý tiếp tục hoành hành.
Trong những năm trở lại đây cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm tình trạng nghiện hút ma tuý ngày càng gia tăng. Đảng và Nhà nước ta đã xác định cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý là một cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt có rất nhiều trở ngại, nhưng không phải là không thực hiện được nó đòi hỏi phải có sự quan tâm và cùng vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể của toàn xã hội và sự đoàn kết của toàn nhân loại.
Với những kết quả và thành tích đạt được trong những năm qua, thế hệ trẻ ngày nay cần phát huy những mặt mạnh khắc phục những tồn tại để cùng mọi lực lượng khác trong xã hội triệt phá tệ nạn ma tuý ra khỏi xã hội. Với những kinh nghiệm và biện pháp sẽ là nhân tố để phát huy sáng tạo của Đoàn thanh niên trong thời gian tới trên mặt trận phòng chống ma tuý. Hy vọng trong tương lai tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ có những hình thức tuyên truyền cổ động phong phú hơn, có những hình thức biện pháp, nội dung
sáng tạo hơn để đạt hiệu quả cao góp phần và công cuộc phòng chống tệ nạn ma tuý động viên con nghiện đi cai nghiện ma tuý, giúp họ tái hoà nhập cộng đồng... nhằm đưa ma tuý ra khỏi cuộc sống con người. Cuộc đấu tranh chống tệ nạn ma tuý đòi hỏi sự đầu tư tập trung rất nhiều trí lực bởi nó là cuộc đấu tranh của chính con người. Vì sự tồn tại của con người tổ chức Đoàn thanh niên phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc đấu tranh này.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma tuý không chỉ là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể mà nó là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà và của toàn xã hội. Chúng ta hãy sớm có hành động, hãy tiến hành ngay các hoạt động để chống lại tệ nạn ma tuý. Qua mấy năm trở lại đây công tác phòng, chống ma tuý các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể đã đạt được những ưu điểm như sau:
1. Công tác phòng, chống các tệ xã hội đặc biệt là ma tuý đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo nên từng bước đã kiềm chế được sự gia tăng và tính chất mức độ trên địa bàn.
2. Các hoạt động đấu tranh, triệt phá, thanh tra, kiểm tra đã được tập trung chỉ đạo chặt chẽ, triệt phá được nhiều tụ điểm, ổ nhóm nghiện hút ma tuý.
3. Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành và nhân dân trong việc đấu tranh với các tệ nạn xã hội.
4. Công tác tập huấn triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đã được tiến hành thường xuyên, tổ chức các cuộc thi phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, pháp lệnh phòng ma tuý...
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt trong công tác phòng, chống ma tuý của Huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình cũng mắc phải một số nhược điểm sau:
5. Công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội còn hạn chế, việc quản lý giáo dục của gia đình, cơ quan, xã hội đối với các đối tượng liên quan tệ nạn xã hội còn bị buông lỏng, né tránh, chưa mạnh dạn tố giác đấu tranh với các hành vi, vi phạm, do đó tỷ lệ các đối tượng liên quan
đến ma tuý tăng; các điều kiện, phương tiện thông tin còn thiếu, phương pháp và kiến thức tuyên truyền tư vấn chưa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
6. Việc ngăn chặn các nguồn ma tuý từ bên ngoài vào địa bàn hiệu quả còn thấp, tỷ lệ tái nghiện còn cao, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho các đối tượng mắc phải tệ nạn xã hội tại các trung tâm và sau cai nghiện trở về cộng đồng còn hạn chế.
7. Công tác rà soát, quản lý địa bàn chưa sâu sát; việc thực hiện chỉ tiêu hàng năm giảm số lượng người nghiện ma tuý chưa đạt hiệu quả (hiện còn khoảng 10% số người nghiện ma tuý đã được lập hồ sơ quản lý nhưng chưa được áp dụng các biện pháp cai nghiện).
8. Hệ thống cán bộ làm công tác phòng chống các tệ nạn xã hội các cấp chưa được đào tạo bài bản, hầu hết đều hoạt động kiêm nhiệm, việc quản lý chăm sóc cho những người bị nhiễm HIV/AIDS chưa có (chủ yếu là gia đình họ tự chăm sóc), chưa có cơ sở chữa trị riêng cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa công tác phòng chống ma tuý, AIDS và các tệ nạn xã hội nên hiệu quả chưa cao.
9. Kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội hàng năm còn quá thấp...