Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên trên địa bàn Huyện Vũ

Một phần của tài liệu đoàn tncs hồ chí minh huyện vũ thư với công tác phòng chống nghiện hút ma tuý trong ttn (Trang 31 - 35)

tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên trên địa bàn Huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình.

2.1. Đối với Đoàn thanh niên.

Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên nước ta chiếm khoảng 1/3 dân số, song lại chiếm tới trên 50% lực lượng lao động sản xuất. Thanh niên là lớp người trẻ, khoẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, thích vươn tới cái mới. Song, ở lứa tuổi này dễ mắc vào sự bồng bột, chủ quan, tiếp nhận thông tinh ít chọn lọc, vốn sống và vốn hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, dưới tác động của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, sự phân hoá giàu, nghèo ngày càng rõ rệt, tình trạng thiếu học không có việc làm, các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, buôn lậu, tham nhũng, lối sống tự do, buông thả, thực dụng... đã là những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến một bộ phận thanh niên vi phạm pháp luật. Theo số liệu của nhiều năm liền các vụ việc vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh niên thường chiếm trên dưới 70% trong tổng số các vụ việc vi phạm pháp luật.

Để phòng, chống và đẩy lùi các vụ việc vi phạm pháp luật của thanh niên, các cấp uỷ, Đảng và chính quyền Huyện Vũ Thư đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như:

- Giáo dục lý tưởng cách mạng, tạo công ăn việc làm cho thanh niên hướng cho họ vào các hoạt động có ích, tập hợp, đoàn kết thanh niên vào các tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên là một công việc rất quan trọng.

- Cần làm cho mọi thanh niên nhận rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân nói chung, của thanh niên nói riêng đối với Tổ quốc, Luật nghĩa

vụ quân sự... Cần chú ý tới các đối tượng đặc thù như: thanh niên ở nông thôn, vùng xa, miền núi cần được học tập các Luật: Đất đai, bảo vệ và phát triển rừng... Thanh niên khu vực doanh nghiệp cần được học tập luật lao động, Luật doanh nghiệp... Thực tế cho thấy thanh niên ở các khu vực này đã làm ăn thành đạt do một phần quan trọng họ nắm vững pháp luật.

- Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh thiếu niên về tác hại của ma tuý.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma tuý nhằm tạo chuyển biến thật sự về nhận thức và nâng cao ý thức trách nhiệm của Đoàn viên thanh niên trong công tác phòng, chống ma tuý.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma tuý sâu rộng trên địa bàn, khu phố, cơ quan, đơn vị trường học. Tập trung tuyên truyền Luật phòng chống ma tuý, tác hại, hiểm hoạ của ma tuý và hướng dẫn các kiến thức về phòng chống ma tuý để Đoàn viên, hội viên, chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh phòng ngừa, tích cực đấu tranh bài trừ tệ nạn ma tuý.

- Phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan trên địa bàn dân cư điều tra nắm tình hình, phân loại đối tượng lập danh sách những đối tượng thanh niên nghiện hút ma tuý để có biện pháp phối hợp quản lý, giáo dục và giúp đỡ tái hoà nhập với cộng đồng.

- Vận động quần chúng nhân dân, đặc biệt là các đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc chặt bỏ cây thuốc phiện. Tham gia phát hiện những người chồng, buôn bán, tàng trữ và sử dụng trái phép ma túy với các cơ quan chức năng để xử lý và ngăn chặn kịp thời.

- Phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể cùng tham gia vào công tác phòng chống ma tuý. Phối hợp với các xã đoàn trên địa bàn Huyện cùng tham gia vào công tác phòng chống ma tuý trên địa bàn huyện để ngày càng đẩy xa ma tuý không những ra khỏi địa bàn mà còn đẩy lùi ma tuý ra khỏi nhân loại.

- Đổi mới nội dung phương thức hoạt động như tuyên truyền như: tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, tài liệu hỏi đáp phục vụ cho công tác tuyên truyền

phù hợp với từng đối tượng đoàn viên thanh thiếu niên, chú trọng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá thể dục - thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh trong thanh thiếu niên.

- Củng cố và phát triển đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, các đội tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội, đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền; tổ chức các hội thi sáng tác các tác phẩm, tiểu phẩm; các cuộc thi tìm hiểu tác hại của ma tuý.

- Hưởng ứng tổ chức các hoạt động cao điểm phòng, chống ma tuý trong toàn huyện hưởng ứng tháng hành động phòng chống ma tuý, ngày toàn dân phòng chống ma tuý 26/6.

2.2. Đối với các ban ngành có liên quan

Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ đi đầu thực kế hoạch phòng, chống tệ nạn ma tuý năm 2009, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển bền vững.

Thực hiện có hiệu quả các mô hình cần thiết tại cộng đồng. Phấn đấu đế năm 2010 mỗi cơ sở Đoàn có ít nhất một đội tuyên truyền viên phòng chống tệ nạn xã hội.

Đưa ra nghị quyết đối với công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý trên địa bàn huyện.

Đối với đối tượng nghiện hút ma tuý nên tác động mạnh đến lương tâm, trách nhiệm của họ đối với gia đình, người thân và tương lai của chính họ. Như vậy, sẽ phần nào tác động, gây xúc động mạnh, làm bừng tỉnh phần lương tri còn lại để có niềm tin và quyết tâm thay đổi hành vi, lối sống...

Kết hợp giữa tình và lý; phân tích, giảng giải thuyết phục, so sánh với những con người gần gũi để đối tượng nhận thấy những sai phạm của mình.

Không nên có cái nhìn thiếu thiện cảm khinh rẻ, xa lánh... bởi như vậy con nghiện sẽ tổn thương. Không có lối thoát, bị cô lập, họ sẽ càng sa vào vòng tội phạm.

2.3. Đối với gia đình nhà trường.

* Đối với gia đình:

Gia đình cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho con cái của mình, tránh tình trạng mải mê làm giàu mà quên không để ý tới tâm tư nguyện vọng của con cái, không nên vì mải lo làm kinh tế vì cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến con cái của mình.

Luôn luôn lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của con cái, quan tâm xem chúng cần gì và muốn gì. Không nên nuông chiều con cái quá mức, cần tạo điều kiện thuận lợi cho con, nhưng phải tùy theo mức độ và giới hạn, không nên chấp nhận mọi yêu cầu của con mà phải có chứng kiến của mình, phải có cái tôi của bậc làm cha làm mẹ. Không nên phụ thuộc quá vào đồng tiền khi giáo dục con cái, không nên lệ thuộc vào sự dạy dỗ của nhà trường.

Với những gia đình có con mắc vào tệ nạn xã hội, cần khuyên nhủ, động viên kịp thời, không nên có cái nhìn thiếu thiện cảm, hay miệt thị, dùng tình thương yêu của những người làm cha làm mẹ để làm thay đổi ý nghĩ, cảm hoá những lầm lỗi của con cái.

Cha mẹ có con cái dù chưa bị nghiện nên thường xuyên quan tâm, để ý, kiểm soát các hoạt động học tập, sinh hoạt, mối quan hệ với bạn bè, các hình thức vui chơi, giải trí cũng như mọi nhu cầu về tiền bạc của con cái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan trọng hơn là mọi thanh niên trong gia đình phải có ý thức đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma tuý, bài trừ ma tuý ra khỏi cuộc sống gia đình.

* Đối với nhà trường

Luôn tạo điều kiện cho học sinh phát triển về thể chất và tinh thần. Tạo không khí vui chơi, học hỏi, giao lưu giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên. Không nên quá khắt khe, miệt thị với học sinh. Coi chúng như con em trong nhà, như máu thịt của mình.

Tổ chức Đoàn trong trường học nên có nhiều hoạt động thiết thực hơn vận động toàn trường tham gia bài trừ, tố giác tệ nạn xã hội, giúp đỡ các em mắc nghiện cai nghiện hoàn lương, từ bỏ các hành vi tệ nạn xã hội...

Tiến hành giáo dục đi sâu về phòng, chống ma tuý trong học sinh, sinh viên làm cho từng học sinh, sinh viên thấy rõ tác hại của tệ nạn nghiện hút ma tuý đối với bản thân và gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Có những hành động tích cực như: không thử dùng, không nghiện ma tuý, không tham gia buôn bán vận chuyển, tổ chức hút hít, chích ma túy vận động bạn bè, gia đình cảnh giác với ma tuý.

Tổ chức cho học sinh, sinh viên học tập sau đó ký kết không vi phạm tệ nạn nghiện hút ma tuý, tệ nạn xã hội. Phải xử lý nghiêm khắc theo quy chế của trường đối với học sinh, sinh viên vi phạm.

Kết hợp chặt chẽ và đồng bộ các lực lượng ở trong trường và chính quyền, công an địa phương để kiểm soát và nắm chắc số học sinh, sinh viên nội trú, quan tâm cải thiện điều kiện sinh hoạt, hoạt động tại nơi cư trú. Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ vẽ tranh cổ động tuyên truyền, mít tinh, nói chuyện và các hoạt động khác theo chủ đề phòng, chống tệ nạn nghiện hút ma tuý và tệ nạn xã hội.

Chúng ta cần có nghị lực, kiên quyết đấu tranh có hiệu quả để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi để tiến tới xoá bỏ hoàn toàn tệ nạn ma tuý và tệ nạn trong học đường.

Một phần của tài liệu đoàn tncs hồ chí minh huyện vũ thư với công tác phòng chống nghiện hút ma tuý trong ttn (Trang 31 - 35)