4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.5. Những đề xuất ý kiến về chính sách hỗ trợ cho sinh viên
Sinh viên các ngành đi biển của Trường ĐH Hàng hải có phân nửa xuất thân từ những vùng sông nước hoặc có hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn, muốn chọn nghề đi biển để cải thiện cuộc sống gia đình. Do vậy, ngay từ khi còn đang
84
học, Nhà trường đề xuất để có những chính sách ưu tiên nhất định cho các em như: hỗ trợ vay vốn phục vụ cho mục đích học tập với lãi suất thấp, miễn giảm học phí, tìm các nguồn học bổng. Do đặc thù nghề nghiệp, ngoài việc học tập chuyên môn, sinh viên 2 ngành đi biển còn phải tham gia việc rèn luyện kỷ luật nên đảm bảo 100% sinh viên được ở nội trú miễn phí mà vẫn đảm bảo sinh hoạt hàng ngày cho sinh viên, Khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp về vận tải có sử dụng sinh viên tốt nghiệp 2 ngành đi biển đóng góp kinh phí đào tạo cho trường, đây là mức kinh phí đâu tư cho 01 sinh viên, hoặc các doanh nghiệp này có thể hỗ trợ, tiếp nhận sinh viên 2 ngành đi biển được thực tập nghiệp vụ nâng cao kỹ năng nghề ít nhất là 12 tháng, có sự hỗ trợ về mức kinh phí sinh hoạt trên tàu, hỗ trợ kinh phí hướng dẫn thực tập.
85
PHẦN KẾT LUẬN
Đề tài: “ Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển của Trường Đại học Hàng hải”đã hoàn thành sau thời gian nghiên cứu, Đề tài luận văn đã được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu, phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp bổ sung đã tiến hành lấy ý kiến của 40 cựu sinh viên 2 ngành đi biển và 15 cán bộ quản lý trực tiếp đội ngũ cán bộ thuyền viên ở trên tàu, Kết quả cuối cùng của luận văn đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đã đặt ra. Cụ thể:
1, Kết quả nghiên cứu:
*) Về phần kiến thức chuyên môn:
+ Mức độ nắm vững kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Trung bình so với các yêu cầu công việc trên biển
+ Mức độ thành thạo kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Khá so với yêu cầu công việc trên biển
+ Mức độ hữu ích kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Tốt so với yêu cầu công việc trên biển,
+ Mức độ Tần suất sử dụng kiến thức chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Tốt so với yêu cầu công việc trên biển,
+ Không có sự khác biệt về kiến thức chuyên môn giữa 2 hệ đào tạo chính quy (hệ đại học và hệ cao đẳng) và không có sự khác biệt giữa các khóa học của sinh viên 2 ngành đi biển,
*) Về phần kỹ năng chuyên môn:
+ Mức độ nắm vững kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Trung bình khá so với các yêu cầu công việc trên biển
+ Mức độ thành thạo kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Khá so với yêu cầu công việc trên biển
+ Mức độ hữu ích kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ Tốt so với yêu cầu công việc trên biển,
+ Mức độ Tần suất sử dụng kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển đáp ứng mức độ rất Tốt so với yêu cầu công việc trên biển,
86
+ Không có sự khác biệt về kỹ năng chuyên môn giữa 2 hệ đào tạo chính quy
(hệ đại học và hệ cao đẳng) và không có sự khác biệt giữa các khóa học của sinh viên 2 ngành đi biển,
Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức và kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển có mối quan hệ chặt chẽ, có mối tương quan thuận hay nói cách khác kiến thức và kỹ năng chuyên môn của sinh viên tác động chặt chẽ, Hai kỹ năng bổ trợ lẫn nhau do vậy khi sinh viên tham gia học tập tại trường phải được đào tạo và huấn luyện đồng thời cả 2 kỹ năng này ngang bằng nhau,
*) Về phần thái độ nghề nghiệp:
Thái độ nghề nghiệp của sinh viên 2 ngành đi biển được đánh giá khá đồng đều nhau và đều đạt ở mức độ Đáp ứng khá tốt,
*) Về mức độ am hiểu kiến thức, kỹ năng chuyên môn có được khi tham gia các loại hình đào tạo:
Nhìn chung, sinh viên 2 ngành đi biển có được lượng kiến thức và kỹ năng khi học ở trường chỉ đáp ứng được mức độ trung bình (chiếm chưa tới 50%), do vậy khi đi làm thực tế, sinh viên phải trau dồi những kỹ năng còn hổng này qua nhiều hình thức: tự bản thân tìm hiểu, bổ sung; được công ty đào tạo lại, tham gia các khóa huấn luyện nâng cao khác, Điều này cho thấy, để đào tạo được số lượng sinh viên ngành đi biển có đủ chất và lượng Nhà trường cần phải xem xét lại mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, thời lượng đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo và huấn luyện để đảm bảo sao cho sinh viên ra trường có thể làm việc một cách có hiệu quả nhất mà không phải mất thời gian đào tạo lại,
*) Về nội dung cần phải bổ sung vào chương trình đào tạo:
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các nhóm học phần cần phải được tăng cường thời giang đào tạo và huấn luyện tập trung chủ yếu ở các môn có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn cho 2 ngành boong và ngành máy như: các kỹ năng lái tàu (Kỹ năng xác định vị trí tàu; kỹ năng sử dụng hệ thống lái tự động; kỹ năng về dự báo thời tiết và các điều kiện thủy văn đại dương); kỹ thuật vận hành máy tàu biển (vận hành máy chính, máy phụ, hệ thống bơm, các hệ thống kết hợp, thiết bị khẩn cấp, nồi hơi; Sử dụng các dụng cụ bằng tay, thiết bị đo đạc, thiết bị kiểm tra
87
điện; Duy trì ca trực máy: kết hợp giao nhận ca; ghi nhật ký cho không gian máy và ý nghĩa của các chỉ số đọc đã lấy); các kỹ năng về cấp cứu y tế trên biển, sử dụng các thiết bị y tế và việc sử dụng tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành.
2. Đề xuất các kiến nghị:
- Đối với mô hình, mục tiêu, chương trình đào tạo: để đảm bảo khi sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm luôn các công việc của một sỹ quan vận hành, đề tài đề xuất thay đổi mô hình đào tạo, chuyển mô hình đào tạo 4,5 năm + 36 tháng đi thực tế sang đào tạo 5 năm + 12 tháng thực tế, Giảm thời lượng một số môn về cơ sở, cơ bản, tập trung đào tạo chuyên sâu các môn chuyên ngành, đặc biệt điều chỉnh thời lượng thực hành, thí nghiệm, thực tập thực tế trên tàu để đảm bảo tay nghề, kỹ năng chuyên môn.
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia công tác đào tạo và huấn luyện: thay đổi phương pháp giảng dạy; đối với giảng viên tham gia giảng dạy cho 2 ngành đi biển ngoài các yêu cầu chung đối với giảng viên đại học thì đội ngũ này phải là các sỹ quan quản lý trên tàu ( Thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó và máy nhất), có nhiều kinh nghiệm thực tế đi biển, điều này vô cùng quan trọng trong việc đưa các kinh nghiệm vào giảng dạy.
- Cơ sở vật chất, thư viện, trung tâm thể thao: Đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác thực hành thí nghiệm, thực hành, đời sống, rèn luyện kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên có đầy đủ sức khỏe, thái độ kỷ luật để có thể tự tin làm việc trên môi trường trên biển.
- Chính sách hỗ trợ sinh viên: nhà trường sẽ tạo cho sinh viên các chế độ chính sách hỗ trợ về vay vốn phục vụ mục đích học tập, miễn giảm cho sinh viên nghèo, kết hợp với các công ty vận tải biển, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tạo các cơ học học bổng khuyến khích học tập, tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập trên những con tàu mà sau này họ sẽ tham gia công tác.
Như vậy: Kết quả cuối cùng của luận văn đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài, Kết quả đạt được đã góp một phần hướng nghiên cứu mới cho vấn đề về đánh giá chương trình đào tạo và huấn luyện cho 2 ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển của trường ĐH Hàng hải nói riêng và khối các trường đào tạo về hàng hải trên cả nước nói chung, Từ kết quả thu được ta đánh giá được thực trạng đào tạo
88
hiện nay của đội ngũ thuyền viên đang ở mức độ và so với trình độ của đội ngũ thuyền viên thế giới họ còn thiếu những gì, cần bổ sung những gì để từ đó có những hướng đi phát triển mới cho mô hình đào tạo, mục tiêu, chương trình đào tạo và huấn luyện, Điểm hạn chế của đề tài mới chỉ đánh giá được đối tượng cựu sinh viên thuộc 3 khóa thuộc 2 ngành đi biển nên kết quả thu được chưa đạt được mong muốn tối ưu nhất trong khi hiện nay, số lượng thuyền viên đang làm việc cho các công ty vận tải biển trong nước cũng như nước ngoài là rất lớn.