4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các giải pháp đối với mục tiêu đào tạo, nội dung chƣơng trình đào
huấn luyện sinh viên ngành đi biển :
*) Đánh giá thực trạng :
Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát cho thấy kiến thức, kỹ năng chuyên môn của sinh viên 2 ngành đi biển tốt nghiệp chính quy trường Đại học hàng hải có được khi áp dụng vào các công việc trên biển chỉ đáp ứng được gần 50% tổng khối lượng kiến thức, kỹ năng yêu cầu của công việc, phần còn lại là do sinh viên tự trau dồi trong quá trình làm việc hoặc được công ty đào tạo lại, Một số ý kiến khảo sát cho rằng : Tôi thấy chương trình đào tạo của Trường còn dàn trải, thời gian học các môn cơ sở, cơ bản, học quân sự, giáo dục thể chất còn mất quá nhiều thời gian, ít nhất là 2 năm đầu, do vậy những môn chuyên ngành chỉ được tập trung vào 2 năm cuối, khối lượng kiến thức chuyên môn nhiều nên khi học các môn chuyên ngành không được nghiên cứu sâu, nghiên cứu kỹ dẫn tới việc khi làm việc, khả năng nắm bắt khối lượng kiến thức, kỹ năng của tôi rất yếu» (phó 3, thuyền viên công ty vận tải biển Falcon) ; hay giảm thời gian học các môn cơ bản, các môn của khoa lý luận chính trị, tăng lượng học các môn chuyên ngành, tăng thời gian thực tập tại trung tâm huấn luyện thuyền viên của trường” (Phiếu khảo sát số 86- ngành ĐKTB) ;
Để thấy rõ thực tế khung chương trình đào tạo của Trường, ta có các bảng :
Bảng4.1. Bảng tổng hợp về phân bố thời lượng đào tạo cho 2 ngành đi biển
Chƣơng trình Hệ đại học
(Số tuần) Hệ Cao đẳng
Học trên lớp (cơ bản và chuyên môn) 115 73
Chính trị đầu khóa, quân sự 07 05
Thi học kỳ, thực tập tốt nghiệp 50 28
Nghỉ tết, nghỉ hè 34 18
75
Như vậy, từ ý kiến khảo sát và tình hình thực tế của việc đào tạo 2 ngành đi biển ta thấy trong suốt quá trình đào tạo có một số điểm chưa phù hợp với đặc thù công việc của ngành đi biển như :
+ Không có quỹ thời gian dành cho công tác huấn luyện an toàn cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ hàng hải.
+ Tổng số thời gian thực tập chung không nhiều chỉ có khoảng 28 tuần (đối với hệ đại học) và 13 tuần (đối với hệ cao đẳng) trong đó thời gian thực tập thực tế ở trên tàu chỉ bằng một nửa thời gian thực tập như vậy thì quá ít. Vì thế khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, khả năng nắm vững kỹ năng chuyên môn còn yếu không thể đảm nhận được chức danh sỹ quan vận hành trên tàu.
+ Với thời lượng học các môn cơ sở, cơ bản, các môn về khoa học lý luận chính trị, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng thì sau 2 năm sinh viên vẫn chưa được tiếp xúc với các kiến thức chuyên ngành hàng hải.
+ Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) còn yếu là do thời lượng dành cho việc học quá ít chiếm dưới 10% tổng số các tiết học nên sẽ không đảm bảo được việc thành thạo khi sử dụng đến kiến thức và các kỹ năng có liên quan đến ngoại ngữ.
Điều này phù hợp với ý kiến khảo sát khi sinh viên đánh giá kiến thức, kỹ năng về việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và trong chuyên môn chỉ đạt ở mức độ trung bình (ĐTB là khoảng từ 3,38)
+ Thời gian dành cho các kỳ thi thì quá nhiều chiếm 30 % so với thời gian đạo tạo trên lên lớp là 115 tuần.
+ Thời lượng học các môn chuyên ngành chiếm tỷ trọng khoảng từ 30% đến 37% như vậy là quá ít.
+ Việc đào tạo các kỹ năng mềm, rèn luyện ý thức kỷ luật chưa được đầu tư bài bản và khoa học, chủ yếu xuất phát từ các hoạt động phong trào, chưa thực sự đi sâu vào tính chất công việc sẽ làm sau này.
+ Một số các môn học quan trọng, có liên quan trực tiếp tới việc sử dụng các trang thiết bị trên tàu chưa được đưa vào giảng dạy, huấn luyện như : Độ tin cậy và các chi tiết, thiết bị ; Chuẩn đoán hư hỏng, Logictics, Luật quốc tế, Nghiệp vụ quản lý và lãnh đạo (Tham khảo chương trình đào tạo của trường Học viện Hàng hải Tokyo – Nhật Bản), Đối với một số tàu nước ngoài, không có chức danh cho điện trưởng nên các công
76
việc thuộc về mảng điện trên tàu là do ngành MTB đảm nhiệm, do vậy một số các môn học về điện tàu thủy chưa được trang bị trong chương trình học của ngành MTB.
Về nội dung chương trình học, đối với các môn chuyên ngành việc bố trí thời gian học giữa lý thuyết và thực hành chưa phù hợp, còn nặng về lý thuyết, Ta có kết quả khảo sát về việc tăng, giảm thời lượng lý thuyết và thực hành cho các môn chuyên ngành của 2 ngành đi biển :
Bảng 4.2. Bảng khảo sát tăng, giảm thời lượng lý thuyết và thực hành các môn chuyên ngành thuộc 2 ngành đi biển
Môn học ngành
Lý thuyết (%) Thực hành (%)
Không
thay đổi Tăng Giảm Không
thay đổi Tăng Giảm
Ngành Điều khiển tàu biển
Tiếng Anh 96,4 2,4 1,2 8,4 90,4 1,2
Điều động tàu 34,7 34,1 31,1 12,6 86,8 0,6
Xử lý trường hợp khẩn cấp 34,1 35,9 29,9 24,0 74,9 1,2 Quy tắc phòng ngừa đâm va 35,3 44,9 19,8 19,8 79,0 1,2 An toàn lao động hàng hải 33,5 42,5 24,0 30,5 68,3 1,2
Tìm kiếm cứu nạn 44,3 30,5 25,1 33,5 66,5 0
Luật biển 32,9 49,7 17,4 37,7 56,9 5,4
Thiên văn - địa văn - khí tượng 40,7 29,9 29,3 26,9 71,9 1,2
La bàn từ 41,9 23,4 34,7 32,9 65,3 1,8
Đại cương hàng hải 38,9 26,3 34,7 35,3 61,7 3,0 Máy điện hàng hải 40,1 25,1 34,7 26,9 70,7 2,4 Máy vô tuyến điện 41,3 26,3 32,3 26,3 72,5 1,2 Tự động điều khiển 46,1 21,0 32,9 32,3 67,1 0,6
Ổn định tàu 39,5 35,3 25,1 30,5 67,1 2,4
Chất xếp vận chuyển hàng hóa 40,1 41,9 18,0 20,4 79,6 0
Ngành Máy tàu biển
Công nghệ sửa chữa 99,4 0,6 0 15,4 84,6 0
Kỹ thuật An toàn lao động 52,5 23,5 24,1 37,0 59,9 3,1 Thiết bị và kỹ thuật đo 49,4 25,3 25,3 25,3 74,7 0 Máy tàu thủy (điện tàu thủy,
máy phụ) 50,0 28,4 21,6 16,7 83,3 0
Vấn đề môi trường trong khai
thác MTB 45,7 40,7 13,6 47,5 40,1 12,3
77
Môn học ngành
Lý thuyết (%) Thực hành (%)
Không
thay đổi Tăng Giảm Không
thay đổi Tăng Giảm Nồi hơi – tua bin hơi 54,3 29,0 16,7 36,4 63,6 0 Khai thác, trang trí hệ động lực
tàu thủy 45,7 35,8 18,5 32,1 64,2 3,7
Nhiệt kỹ thuật – thiết bị trao
đổi nhiệt 56,8 22,8 20,4 47,5 44,4 8,0
Máy lạnh và điều hòa không
khí 48,8 32,7 18,5 22,2 74,7 3,1
Lý thuyết điều khiển, hệ thống
tự động 41,4 42,0 16,7 21,0 78,4 0,6
Tin học, tiếng anh chuyên ngành 40,7 48,8 10,5 18,5 81,5 0 Luật máy hàng hải 48,1 39,5 12,3 53,7 40,1 6,2
Từ bảng 4.2 trên ta thấy có tới 81,5% (MTB) và 90,4%(ĐKTB) cựu sinh viên có nhu cầu tăng thời lương thực hành môn tin học, tiếng anh chuyên ngành, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đào tạo ngoại ngữ tại cơ sở đào tạo cần phải đẩy mạnh hơn nữa, Bên cạnh đó, tỷ lệ các ý kiến đưa ra nâng cao thời lượng thực hành các môn chuyên môn đạt tỷ lệ cao như:
+ Đối với ngành ĐKTB: Điều động tàu (86,8%); Quy tắc phòng ngừa đâm va ( 79,0%); Chất xếp vận chuyển hàng hóa (79,6%) và cần giảm thời lượng lý thuyết của một số môn như: La bàn từ, đại cương hàng hải, máy điện hàng hải (34,7%).
Đối với ngành MTB: Máy tàu thủy (83,3%); Công nghệ sửa chữa (84,6%); Thiết bị và kỹ thuật đo (74,7%), Mánh lạnh và điều hòa không khí (74,7%), Các môn có yêu cầu giảm thời lượng lý thuyết là Kỹ thuật an toàn lao động (24,1%), thiết bị và kỹ thuật đo (25,3%).
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy sự hợp lý khi xét trong thực tế bởi sinh viên 2 ngành đi biển khi tốt nghiệp làm việc trên môi trường biển, một môi trường làm việc khá đặc thù nên nó đòi hỏi sự thành thục về kỹ năng rất cao. Nói như vậy không có nghĩa là không coi trọng các giờ lý thuyết, bởi có nắm vững, thành thạo kiến thức chuyên môn mới có nắm vững kỹ năng song kỹ năng lại phải thông qua rèn luyện thực hành, thực tập thường xuyên thì mới có thể thành thạo, mới biết cách sử dụng đúng kiến thức đã học vào đúng công việc đang làm. Do vậy, với yêu cầu
78
cao về kỹ năng, việc dành nhiều thời gian cho các tiết học thực hành là một giải pháp hiệu quả nhất cho việc hoàn thiện các kỹ năng của sinh viên 2 ngành đi biển.
*) Một số đề xuất, kiến nghị đối với mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo khối 2 ngành đi biển:
Thứ nhất: Đổi mới mô hình đào tạo Hàng hải
Để giảm thời gian đào tạo hàng hải trong trường và học viên sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp đảm nhận chức danh Sỹ quan Hàng hải kịp thời phục vụ cho công việc sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu công việc trên biển, tác giả đề ra phương án đổi mới mô hình đào tạo cụ thể như sau:
A: Mô hình đào tạo hiện nay của Trường
B: Định hướng đào tạo đổi mới,
Sơ đồ A: cho ta thấy đây là mô hình đào tạo đội ngũ thuyền viên 2 ngành đi biển hiện nay nhà trường đang áp dụng, Theo hướng đào tạo này thì sinh viên phải mất đến 5,5 năm đến 8,5 năm mới có được chứng chỉ sỹ quan vận hành trong đó: 4,5 năm học đại học (2,5 năm học hệ cao đẳng), sau đó mất 24 tháng để thực tập tay nghề với chức danh thủy thủ hay thợ máy, mất 12 tháng đi thực tập sỹ quan,
Sơ đồ B: định hướng đào tạo để có chứng chỉ sỹ quan vận hành sẽ ngắn hơn so với mô hình ban đầu là 2,5 năm. 5 năm học tại trường Đại học có 2,5 năm sinh viên học chuyên môn, 24 tháng thực tập tay nghề với các chức danh thủy thủ và thợ máy theo đúng với yêu cầu đặt ra của bộ tiêu chuẩn STCW, như vậy sinh viên sẽ được đào tạo tập trung và bài bản ngay còn học trên nhà trường mà không phải mất thời gian tự thực tập tay nghề khi đi làm.
36 tháng đi biển và thi SQVH
CC SQVH
A
Thời lượng đào tạo 4,5 năm hệ Đại học 2,5 năm hệ Cao đẳng
Bằng TN
B
Thời lượng đào tạo 4 năm + 1 năm thực tập = 5 năm đào tạo đại học 2 năm + 1 năm thực tập = 3 năm đào tạo cao đẳng
Bằng TN CC SQVH 4 ,5 năm + 36 thán g đi biển 5 năm + 12 tháng đi biển
79
Một số ý kiến tham khảo làm rõ vấn đề thay đổi mô hình đào tạo;
“Tôi thấy nên thay đổi cách thức đào tạo 2 ngành đi biển của Trường, sinh viên chỉ cần mất 2 đến 3 năm học các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, trau đồi các kỹ năng sống, rèn luyện thể lực thật tốt sau đó cho sinh viên đi thực tập trên tàu với thời gian từ 1 đên 2 năm để sinh viên có thể tiếp cận với các công việc trên tàu, như vậy, khi sinh viên tốt nghiệp các bạn có thể đảm đương ngay chức vụ sỹ quan vận hành mà chúng tôi không phải mất công đào tạo lại, theo tôi có chăng nên rút bớt thời gian học một số học phần cơ bản, chú tâm đào tạo vào chuyên môn, đặc biệt là tiếng anh giao tiếp và tiếng anh chuyên ngành” (Phó giám đốc công ty Vinic)
“Theo tôi mô hình đào tạo 2 ngành đi biển của trường cơ bản phù hợp, tuy nhiên, chúng ta nên học tập mô hình đào tạo của một số nước trên thế giới, như Trung Quốc, họ đào tạo khá bài bản, chuyên nghiệp khi sinh viên tốt nghiệp là họ có 2 bằng: bằng kỹ sư và sỹ quan vận hành,” (Máy trưởng, giảng viên trường Đại học Hàng hải)
Thứ hai: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo:
Trên cơ sở đánh giá về chương trình đào tạo hàng hải hệ chính quy và đề xuất đổi mới theo mô hình đào tạo như trên, tác giả đưa ra một số ý kiến về việc thay đổi thời lượng đào tạo các môn học như sau:
- Giảm thời lượng của các nhóm môn học cơ sở, cơ bản, Tăng thời lượng học các môn chuyên ngành, tiếng anh.
- Tăng thời gian thực tập, thực hành, thí nghiệm, tăng cường việc khai thác các trang thiết bị thực hành, thực tập, tàu huấn luyện, các phòng mô phỏng.
- Các môn học về Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng sẽ không tính vào các đơn vị học phần chuyên môn mà chuyển sang theo học chương trình ngoại khóa kết hợp với việc tham gia lớp học về kỹ năng mềm.
- Đối với việc điều chỉnh thời lượng học và phương pháp giảng dạy đối với môn tiếng Anh: Bố trí học tiếng Anh cơ bản theo kiểu cuốn chiếu vào học kỳ I với thời lượng tương đương 375 tiết nhằm mục đích làm cho sinh viên học ngoại ngữ không bị phân tán bởi các môn học quan trọng khác như trước đây là học tiếng Anh rải rác ở các kỳ học xen kẽ với các môn Toán, Lý, Sức bền vật liệu, Cơ học… bởi lẽ sinh viên thường tập trung vào học các môn khó hơn, quan trọng hơn như môn Toán,
80
Sức bền vật liệu do vậy trình độ tiếng Anh của sinh viên bị giảm sút, dàn trải, Hơn nữa, cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên cho phù hợp với yêu cầu chuẩn đầu ra của Nhà trường (thi TOEIC đạt 450 điểm), Đối với tiếng anh chuyên ngành sẽ được học vào kỳ học thứ II, thứ III và đặc biệt sẽ được giảng dạy song ngữ, Tức là đối với các môn chuyên ngành như: Điều động tàu, Tự động điều khiển, Ổn định tàu, Quy tắc phòng ngừa đâm va (đối với ngành ĐKTB); Công nghệ sửa chữa, Thiết bị và kỹ thuật đo, Máy tàu thủy, Động cơ đốt trong, Nồi hơi – tua bin, Nhiệt kỹ thuật – thiết bị trao đổi nhiệt (đối với ngành MTB) đây là những môn trọng tâm nhất, đặc thù cho 2 ngành đi biển sẽ được giảng viên biên soạn bài giảng chi tiết và dịch theo 2 thứ tiếng, Tiếng Việt giúp sinh viên nắm vững bản chất và hiểu được vấn đề, phần tiếng Anh giúp sinh viên có thể thường xuyên tiếp xúc với tiếng anh Chuyên ngành, phần tiếng anh có thể đưa vào nội dung thi và kiểm tra hết môn.