4. Kết cấu luận văn
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHTM
1.3.3.1 Các nhân tố về phía ngân hàng
* Chính sách tín dụng
- Khái niệm và vai trò
Chính sách tín dụng là hệ thống các văn bản phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản, và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng đồng thời là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý,phù hợp với đắc điểm nội tại và tính đặc thù của hệ thống, phát huy đựoc các thế mạnh, khắc phục, hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.
Chính sách tín dụng là cơ sở cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng ra các quyết định tín dụng và danh mục tín dụng.
Từ vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng.
Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng và do đó hiệu quả của các món tín dụng được nâng cao; ngược lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác và hợp lý có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một chính sách tín dụng đựoc đánh giá là hoàn thiện nếu nó đựoc xây dựng phù hợp với mục tiêu tổng thể của ngân hàng trong từng thời kì, thực hiện đựoc vai trò định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, đáp ứng đựoc nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
- Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng
Bao gồm toàn bộ các vấn đề có liên quan đến tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như: qui mô, lãi suất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác.. Chính sách khách hàng: cho phép ngân hàng xác định một danh mục tín dụng hợp lý đối với từng loại khách hàng trong từng thời kì cụ thể;
Bao gồm các nội dung về đối tượng khách hàng, các yêu cầu về pháp lý. Qua đó ngân hàng sẽ xác định được đối tượng khách hàng trọng yếu, thiết lập các chính sách ưu đãi cũng như hạn chế cho tưng đối tượng khách hàng. Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng: Do tín dụng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nên hoạt dộng này của chịu sự giám sát nghiêm ngặt từ phía NHTW. Để đáp ứng các tiêu chuẩn về pháp lý, ngân hàng thiết lập chính sách qui mô và giới hạn cho các đối tượng khách hàng khác nhau nhằm hạn chế rủi ro tổng thể; và tư đó làm cơ sở tham chiếu cho các quyết định về qui mô và giới hạn tín dụng.
Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất đa dạng và phong phú, do đó giá cả của các khoản tín dụng cũng khác nhau.
Ngân hàng thiết lập chính sách lãi suất và phí suất tín dụng trong đó xác định các nhân tố cấu thành lãi suất và các khung lãi suất và phí suất cho từng đối tượng khách hàng, thích hợp cho từng thời kì nhằm đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chính sách đảm bảo: Là các qui định về các trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo đựơc ngân hàng chấp nhận, tỉ lệ phần trăm tín dụng trên đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo.
Chính sách đói với các tài sản có vấn đề: bao gồm các qui định về cách thức xác định nợ xấu (các yếu tố cấu thành nợ xấu) và các tài sản đáng ngờ khác. Tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lí và khai thác.
* Qui trình thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là khâu quan trọng nhất trong qui trình tín dụng và là cơ sở để cán bộ tín dụng và cơ quan quản lý quyết ra quyết định tín dụng hay không.
Do vậy, chất lượng thẩm định tín dụng là cơ sở đầu tiên để đánh giá chất lượng một khoản vay, từ đó sẽ quyết định tính hiệu quả của khoản vay.
Thẩm định tín dụng bao gồm:
Một là, thẩm định khách hàng vay vốn
- Đánh giá khách hàng trên các khía cạnh phi tài chính: năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý, tổ chức, thị trường, ngành hàng….
- Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng: Đánh giá về năng lực về vốn, khả năng hoàn trả nợ vay, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời….
Hai là, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh - Xem xét tổng thể dự án
- Đánh giá nội dung của dự án - Đánh giá rủi ro của dự án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Đội ngũ nhân sự
Nhân tố con người là nhân tố trung tâm, vì con người là chủ thể của mọi hành động. Trong hoạt động tín dụng cũng vậy, cán bộ tín dụng là người có vai trò quyết định đến tính chính xác của các quyết định cho vay vì họ là người trực tiếp nắm rõ về khách hàng nhất. Vì thế, cán bộ tín dụng sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay và do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.
Chất lượng cán bộ tín dụng đựoc đánh giá trên hai tiêu chí là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
- Trình độ nghiệp vụ cuả cán bộ tín dụng là một trong điều kiện cần đảm bảo cho hiệu quả của tín dụng. Trình độ nghiệp vụ bao gồm kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Qua đó, ảnh hưởng đến khả năng thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay.
- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng là điều kiện kiên quyết để đảm bảo hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao.
*Chất lượng hệ thống thông tin
Thông tin là đầu vào cho mọi hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng thì thông tin mang ý nghĩa sống còn . Do vậy chất lượng thông tin có vai trò quan trọng trong việc xác định tính chính xác của các phân tích và làm cơ sở cho việc ra quyết định.
Chất lượng thông tin được đánh giá qua khả năng thu thập thông tin, độ chính xác của nguồn tin .
* Công tác tổ chức và quản lý
Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung. Với hoạt động tín dụng của ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trò quyết định đến tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Công tác tổ chức và quản lý nếu được phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả.
1.3.3.2 Các nhân tố về phía khách hàng
Khách hàng chính là đối tác hay là con nợ của ngân hàng trong hoạt động tín dụng.Do vậy khách hàng có ảnh hưởng lơn đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Ảnh hưởng của khách hàng có thể xét trên hai khía cạnh là khả năng và ý chí trả nợ cuả khách hàng.
- Khả năng trả nợ bao gồm: Tiềm lực tài chính, thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Ý chí trả nợ và đạo đức của khách hàng: bao gồm việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không? khách hàng có trung thực, thiện chí trong việc cung cấp các thông tin cho ngân hàng.
1.3.3.3 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống các chính sách pháp luật được ban hành nhằm tạo khung pháp lý cho việc quản lý hoạt động của các tổ chức. Đối với ngân hàng, một lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế, do vậy hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự giám sát hết sức sát sao của pháp luật.
Môi trường pháp lý có tác động rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, như các qui định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn, qui mô, giới hạn tín dụng .v.v..
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung. Do đặc tính của ngân hàng là một tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm với nhứng biến động kinh tế vĩ mô.
Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng, môi trường kinh tế tác động đến hoạt động này theo hai hướng :
- Thứ nhất, tác động trực tiếp đến ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng tín dụng và huy động, lãi suất tín dụng và huy động, chính sách tín dụng của ngân hàng
- Thứ hai, tác động đến khách hàng hay chính là con nợ của ngân hàng. Do hoạt động kinh doanh của họ chịu tác động trực tiếp bởi môi trường kinh tế.
Do đó, Ngân hàng luôn phải theo dõi những biến động kinh tế để đưa ra định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Chọn vùng nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của các xã trong huyện Đồng Hỷ và mục đích nghiên cứu của đề tài, em chọn vùng nghiên cứu là các xã mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu.
Các xã được lựa chọn bao gồm: Thị trấn Chùa Hang, Thị trấn Trại Cau, Thị trấn Sông Cầu. Đây là 3 xã có số lượng khách hàng lớn nhất của chi nhánh.
1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
1.4.21. Thu thập thông tin thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Các tài liệu được lấy từ các Báo cáo tổng kết, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo của các phòng ban thuộc Chi nhánh NHNo huyện Đồng Hỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thông tin thu thập được từ các phiếu điều tra thông qua thực tế điều tra từ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, các hộ gia đình và cán bộ tín dụng ngân hàng.
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn bằng các phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp có sự tham gia của người dân.
Phương pháp quan sát thực tế: Đây là phương pháp quan trọng có ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả phân tích.
Nội dung của phiếu điều tra: Tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ văn hoá, chức vụ, đánh giá về một số dịch vụ của ngân hàng.
1.4.3.Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra phải được đưa vào bảng tính để tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, đưa ra các bảng biểu, các chỉ tiêu. Các phương pháp để xử lý số liệu là:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống hóa các chỉ số - Phương pháp thay thế liên hoàn
1.4.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng: - Chỉ tiêu phản ánh Nợ quá hạn
- Chỉ tiêu phản ánh Nợ xấu
- Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng - Chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng - Chỉ tiêu phân tán rủi ro tín dụng
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng: - Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng - Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG HỶ
2.1. Khái quát hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ
Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, với 45.774,98 ha diện tích tự nhiên và 114.608 nhân khẩu, của 3 thị trấn và 15 xã. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Đồng Hỷcó trụ sở chính tại thị trấn Chùa Hang và một PGD Trại Cau. Đây là một chi nhánh hoạt động ở khu vực có nhiều dân tộc: Nùng, Sán, Chay, Sán Dìu..., dân cư không tập trung, trình độ dân trí thấp, không còn hộ đói nhưng vẫn còn hộ nghèo, một số vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới quốc gia, không có khu công nghiệp mà chỉ có các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn manh mún nhỏ lẻ, nên hoạt động của chi nhánh không được thuận lợi. Đời sống kinh tế, xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời trên địa bàn huyện có rất nhiều các tổ chức tín dụng hoạt động và các chi nhánh Ngân hàng thương mại (NHTM) có công nghệ tiên tiến, có bề dày lịch sử trong kinh doanh nên đã tạo sự cạnh tranh gay gắt, nhất là trong lĩnh vực lãi suất và nguồn vốn.
Hoạt động NH trên địa bàn Đồng Hỷ diễn ra vô cùng sôi động, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt, lôi kéo giữa các NH nhằm cạnh tranh huy động vốn, phát triển các dịch vụ NH truyền thống và hiện đại…lãi suất trên thị trường liên tục biến động theo chiều hướng gia tăng. Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
NH tiến hành cải cách hệ thống thanh toán NH như: Giao dịch một cửa, ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới, tăng cường quảng cáo, tiếp thị…nhằm nâng cao năng lực thu hút KH.
Tuy nhiên trong năm tới hệ thống NH phải đối mặt ồ ạt của những nhà băng, nước ngoài tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt. Trong bối cảnh hoạt động như vậy chi nhánh NHNo luôn bám sát định hướng của Ban lãnh đạo NHNo Việt Nam đã có những cố gắng lớn trong quản trị, điều hành tác nghiệp nhằm phát huy tối đa những thuận lợi, quyết tâm giữ vững truyền thống và những thành tích đã đạt được.
NHNo & PTNT Việt Nam có tên giao dịch quốc tế Vietnam Bank for Agriculture and Rual Development, viết tắt là VBARD, trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ- Ba Đình-Hà Nội. NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những NHTM Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thông ngân hàng Việt Nam.
Là đơn vị trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo Đồng Hỷ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/03/1988, là chi nhánh trực thuộc trung tâm điều hành NHNo tỉnh Thái Nguyên thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và các hoạt động khác ghi trong điều lệ của NHNoViệt Nam.
Chi nhánh Đồng Hỷ ở ngay cạnh thành phố Thái Nguyên, có thuận lợi về giao thông, kinh tế, chính trị, xã hội, do đó có những lợi thế nhất định trong hoạt động huy động vốn và đầu tư phục vụ phát triển kinh tế trên địa