NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Khai thác tốt những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thương trường.
Xây dựng và đạo tạo chất lượng nguồn lao động phù hợp với trình độ công nghệ, dây truyền sản xuất hiện đại.
Tổ chức nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường mà sản phẩm của mình sẽ xuất khẩu sang, liên tục nắm bắt về các thông tin về thị trường từ đó mới xây dựng và nghiên cứu các chiến lược cạnh tranh, xâm nhập thị trường.
* Về phía Nhà nước, cấp quản lý vĩ mô, tạo điều kiện để doanh nghiệp dễđàng xâm nhập vào thị trường thế giới bằng việc đơn giản hoá một số thủ tục trong hoạt động trong hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể là sẽ không buộc các doanh nghiệp phải có chứng nhận kiểm dịch và không phải nộp một số giấy tờ chứng nhận
xuất xứ hàng hoá cho hàng hoá xuất khẩu, không phải chứng minh nguồn gốc nguyên liệu sản xuất ra sản xuất hoặc nguồn gốc của hàng hoá xuất khẩu nếu trong thoả thuận song phương và đa phương không bắt buộc thực hiện.
Nhà nước đầu tư vốn, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu đổi mới trang thiết bị, đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước.
Tóm lại phải có sự phát huy tổng hợp sức mạnh của cả doanh nghiệp và Nhà nước mới tăng khả năng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước phát triển mạnh, đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá.
Những năm gần đây, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang các nước trên thế giới tăng cao. Được thị trường thế giới ưu chuộng và chấp nhận. Một số hàng thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như lúa gạo, hàng thuỷ sản, nông sản ... luôn giữ được chất lượng và ưu thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên trước tình hình kinh tế thế giới như hiện nay, tình trạng cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới của các nước có sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá Việt Nam ở trong nước không ngừng nâng cao chất lượng, uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm do mình sản xuất.
Biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới đòi hỏi phái có sự phát huy tổng hợp sức mạnh từ hai phía Nhà nước và doanh nghiệp. Chỉ có như vậy thì mới phát huy được khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hà Nội, tháng 01 năm 2003
Trương thị Bích
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢNVỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG
CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 3 TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 3 I. Khái quát về cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh 3 II. Những biện pháp chung về nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế 10 III. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Việt Nam trên thị trường thế giới 11 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 16
I. Đặc điểm tình hình kinh tế và hàng hoá Việt Nam trong
xuất - nhập khẩu 16
II. Tình hình xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam những năm vừa qua 18 III. Phân tích khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên
thị trường thế giới 19
IV. Đánh giá chung về hàng hoá việt nam trên thị trường thế giới 28 CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
HÀNG HOÁ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 29I. Mục tiêu và phương hướng phát triển, xuất nhập khẩu hàng hoá Việt nam 29 I. Mục tiêu và phương hướng phát triển, xuất nhập khẩu hàng hoá Việt nam 29
II. Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Việt Nam trên thị trường thế giới 31 III. Điều kiện, tiền đề để thực hiện các giải pháp về nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế 33
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢOMỤC LỤC MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế thương mại - trường ĐHKT Quốc Dân năm 2001 2. Hội nhập kinhh tế khu vực của một số nước ASEAN
T/g: Nguyễn Thị Hiền; Nxb Chính trị Quốc gia năm 2002.
3. Quan hệ Thương mại Việt nam - ASEAN và các chính sách Xuất nhập khẩu ở Việt nam; Nxb: Chính trị Quốc gia năm 1999.
4. Kinh tế học (tập 1,2) T/g: Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus 5. Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước.
Nxb:Lao động năm 1998;