MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN, XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế (Trang 32 - 34)

VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN, XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM HÀNG HOÁ VIỆT NAM

Thời gian thực hiện cam kết trong ASEAN, bảo đảm lộ trình tham gia AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như từng doanh nghiệp để đi vào hội nhập kinh tế có hiệu quả thực sự là một sức ép, một thách thức gay gắt.

Theo đánh giá của Bộ tài chính, mặc dù Việt nam tham gia Hiệp định CEPT/AFTA đã 6 năm, nhưng từ năm 2003 trở đi là những năm khó khăn đối với doanh nghiệp trong nước bởi phải đối mặt với “cơn lốc” hàng hoá từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia,Indo nesia, Singapore... tràn vào thị trường nội địa.

Từ ba năm nay các nước nói trên đặc biệt là Thái Lan đã có những bước tiếp cận thị trường Việt Nam rất bài bản và mật độ ngày càng dày lên. Bộ Thương mại Thái Lan đã hỗ trợ các doanh nghiệp Thái Lan sang Việt Nam tổ chức hội chợ triển lãm, các hội chợ này có quy mô năm sau cao hơn năm trước, hàng hoá đem sang đều bán sạch sau hội chợ

Với mục tiêu mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả của kinh tế đối ngoại, cũng cố thị trường cũng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thực hiện các cam kết song phương và đa phương.

Vừa qua, Bộ Công nghiệp đã tổ chức một cuộc hội thảo về vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập tại Thành phố Hồ Chí Minh với thành phần là những doanh nghiệp lớn. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều nhận thức rất rõ những cơ hội và thách thức do hội nhập mang lại. Năm 2003 hãy khoan nói đến chuyện xuất khẩu, việc đứng vững tại thị trường trong nước đã là rất khó khăn. Xa hơn, năm 2006 mà cũng có thể là năm 2005 gần như thị trường trong nước sẽ “mở toang” với thuế xuất nhập khẩu chỉ còn 0 – 5 %. Và cũng từ cuối năm 2003 khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ bắt đầu khởi động. Rồi sau đó là tham gia WTO. Thời gian sẽ không chờ những ai xuất phát chậm chạp.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, phát huy các thế mạnh và các lợi thế của các sản phẩm trong nước phục vụ xuất khẩu, gắn với nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá.

Năm 2000 dưới sự điều hành và chỉ đạo của Chính phủ, đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương trường thế giới ngày càng đông. Bước chập chững này thấy bài học về sự lựa chọn sản phẩm mà ta có lợi thế so sánh như gạo, thuỷ hải sản, dệt may, da giầy, cà phê, cao sư, hạt tiêu, hạt điêu. Những mặt hàng nhỏ từ những cơ sở nhỏ góp lại cũng đã cho một giá trị không thể xem thường như đồ gốm xứ, thủ công mỹ nghệ, kim khí tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm. Năm 2000 đã đạt tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 20%.

Trên cơ sở xác định mục tiêu, phương hướng phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam trong thời gian tới, đã đặt ra trong toàn bộ nền kinh tế nước ta bước vào một giai đoạn mới đó là giai đoạn của hội nhập kinh tế và tăng trưởng. Tăng cường sự giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, phát triển mạnh các doanh nghiệp hàng hoá trong nước. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước có điều kiện để khẳng định mình, có cơ hội để đem các sản phẩm của mình ra nhập thị trường quốc tế.

Chính vì vậy việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của mình là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất.

Sự tham gia thị trường quốc tế, đồng nghĩa với việc chấp nhận một “Cuộc chơi” mà cuộc chơi này có người thắng, kẻ bại, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá cùng loại trên thị trường này là rất gay gắt, quyết liệt. Tính quyết định thể hiện ở sự sống còn của sản phẩm.

Sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó muốn có mặt trên thị trường quốc tế phải có sức mạnh thị trường, sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá. Tính cạnh tranh của hàng hoá thể hiện ở chất lượng, hình thức mẫu mã, bao bì đẹp, giá cả hợp lý phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ưu chuộng và chấp nhận.

Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm luôn mong muốn đưa sản phẩm của mình lên tới mức độ hoàn thiện. Khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường lúc đó là rất lớn. Chính vì vậy mà việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá luôn cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w