(Nguồn: Số liệu từ bảng 2.12)
Hiệu quả sử dụng tiền vay trong những năm gần đây có xu hướng giảm trong năm 2011 - 2012 và biến động tăng nhẹ vào năm 2013. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tiền vay đạt hiệu quả cao nhất. Với 100 đồng tiền vay trong năm 2011 thì tạo ra 34 đồng lợi nhuận. Năm này, sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới chưa ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế Việt Nam và đặc biệt với sự hỗ trợ lãi suất, 100 đồng vay ngoài thì sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn những năm khác. Năm 2012, với sự nỗ lực đầu tư, mở rộng nhưng chưa có kết quả kéo theo hiệu quả sử dụng đồng tiền vay chưa có hiệu quả. Cụ thế, năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tiền giảm 62% từ 34% xuống còn 13%. Riêng năm 2013, tỷ suất sinh lời trên tiền vay mới tăng nhẹ lên mức 19% nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2011. Trong thời gian tới, nhà quản trị cần đưa ra những quyết định vay tiều đầu tư vào hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả hơn để đạt được tốc độ tăng trưởng lớn nhất có thể.
2.4.2. Quản lý vốn chủ sở hữu
2.4.2.1. Kết cấu trong VCSH
Nếu nói nợ phải trả là ngoại lực giúp doanh nghiệp hoạt động thì VCSH thể hiện nội lực của doanh nghiệp đó. VCSH là khoản mục không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào. Ngoài việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đuợc ổn định, đây cũng là cơ sở để ngân hàng thẩm định các khoản vay vốn.
VCSH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và có sự gia tăng qua các năm. Năm 2012 tăng so với 2011 là 597.495.476 đồng, tương đương tăng 1,78%, năm 2013 khoản mục này lại tiếp tục tăng thêm 889.938.858 đồng, tương đương tăng 2.61%. Sự
3,427 3,947 6,017 900 665 2,493 34 13 19 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2011 2012 2013 % T iệ đồng
50
gia tăng nằm chủ yếu ở VCSH khác và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Có thể thấy được công ty tăng thêm nguồn vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.4.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng VCSH
Để bóc tách chi tiết hơn những yếu tố tác động lên chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty, khóa luận sẽ nghiên cứu theo mô hình Dupont.
Lợi nh ận s h ế V n chủ sở hữ Lợi nh ận s h ế AT Do nh h Do nh h Tổng ài sản Tổng ài sản V n chủ sở hữ Bảng 2.13. Chỉ tiê RO heo hương há D on
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
ROS (%) 18,74% 4,74% 3,58% Hiệu suất sử dụng tổng TS (Lần) 0,59 0,78 1,32 Tổng TS/VCSH (Lần) 2,01 2,12 1,84 ROE (%) 22,16 % 7,85 8,67
Ảnh hưởng của ROS (%) (16,6) (1,92)
Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tổng
TS (%) 1,81 4,1
Ảnh hưởng của Tổng TS/VCSH (%) 0,41 (1,843)
Delta ROE (%) (14,31) (0,82)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2011 – 2013)
ROE của công ty trong thời gian gần đây luôn ở mức khá cao, bình quân trên 12,89%. Mặc dù vậy, việc phân tích theo mô hình Dupont lại cho thấy đang có sự thay đổi trong 3 yếu tố cấu thành ROE và đạt mức cao nhất tại năm 2011 với 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận, và sau đó có xu hướng biến động dần qua các năm, điều này là do ảnh hưởng của 3 nhân tố trong mô hình Dupont, cụ thể:
Trước hết là ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu đến ROE, có thể nhận thấy rằng ROS có xu hướng giảm dần và đạt mức cao nhất năm 2011 là 18,74%, điều này dẫn đến ảnh hưởng mạnh đến ROE qua các năm. Năm 2012, do ROS giảm mạnh nhất (14%) do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát, tỷ giá có xu hướng tăng, lãi suất vay kinh doanh tăng… khiến cho tốc độ tăng chi phí vượt qua tốc độ tăng doanh thu ở mức lớn nhất so với các năm trước khiến cho lợi nhuận sau thuế có tốc độ tăng chậm hơn doanh thu vì vậy với sự mất cân đối về doanh thu và chi phí năm 2012 đã tác động làm giảm khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là 16,6%, hay một đồng vốn chủ sở hữu năm 2012 đã tạo ra ít
51
đồng lợi nhuận hơn so với năm 2011. Về mặt lý thuyết khi khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm sẽ kéo theo uy tín của doanh nghiệp giảm.
Thứ hai là ảnh hưởng của khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: Nhìn vào bảng phân tích ảnh hưởng có thể nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh trung bình ở mức 0,89 và có xu hướng tăng dần qua các năm, đạt mức lớn nhất năm 2013 là 1,32 do bắt đầu từ năm 2012 công ty tập trung vào khâu sản xuất, thay đổi bao bì phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, vì vậy khiến cho tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản và vòng quay của tài sản nhanh dần. Chính vì vậy mà tác động cộng hưởng của số nhân khiến cho ROE tăng, cụ thể năm 2012 do hiệu suất sử dụng tổng tải sản giảm 0,19 lần so với năm 2011 kéo theo ROE tăng 1,81%, và tăng 4,1% (năm 2013)
Thứ ba là ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên ROE. Có thể thấy rằng, Công ty TNHH Lý Anh đã sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn thể hiện qua chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng từ 2,01 năm 2011 lên 2,12 năm 2012, với tác động tăng của đòn bẩy tài chính khiến cho ROE tăng lên trong năm 2011 là 0,41%. Tuy nhiên, trong năm 2013, hệ số này đã giảm xuống ở mức 1,84% làm cho ROE giảm 1,843%. Điều này cho đã đưa đến một nhận xét, công ty đang theo đuổi chiến lược cấp tiến, chủ yếu sử dụng nợ để hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần lớn các khoản nợ của công ty là vay nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động như nhập nguyên vật liệu. Hiện tại, hệ số này đang giảm nhẹ trở lại từ 2,12 vào năm 2012 chỉ còn 1,84 vào năm 2013. Đây là một con số rất lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn so với vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản vì vậy doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao tuy nhiên rủi ro từ việc mất khả năng trả nợ cũng cao do tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp.
Tóm lại, qua phân tích Dupont trên đây có thể nhận thấy rằng sự gia tăng của việc sử dụng nợ trong công ty có tác động dương đến hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu, với việc sử dụng nợ đã làm ROE năm 2012 tăng (do tác động nợ) là 0,41%, các năm còn lại do mức độ sử dụng nợ của công ty đã giảm khiến ROE giảm nhẹ. Mặt khác, hai nhân tố còn lại là ROS và hiệu suất sử dụng tài sản vừa có tác động tiêu cực (ROS) lẫn tích cực (ROE) đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, điều này khiến cho ROE của công ty có biến động tăng giảm qua các năm. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp hợp lý trong việc quản lý chi phí, doanh thu và tăng hiệu suất sử dụng của tài sản nhằm làm gia tăng khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ những yếu tố đầu vào sẵn có.
52
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ SỬ DỤNG
VỐN TẠI CÔNG TY TNHH IN VÀ DVTM LÝ ANH 3.1. Đánh giá ch ng về thực trạng quản lý v n trong công ty
3.1.1. Những kết quả đạt được
Sau khi phân tích chi tiết thực trạng quản lý và sử dụng vốn của Công ty TNHH in và DVTM Lý Anh, ta thấy rằng Công ty đã luôn chú trọng việc tăng trưởng quy mô vốn đều đặn hàng năm, nhờ vậy quy mô sản xuất, kinh doanh của Công ty cũng được mở rộng. Bên cạnh đó, chính sách sử dụng vốn của Công ty tương đối thích hợp, nếu trong năm 2011, Công ty mua sắm thêm TSCĐ, và gia tăng việc sử dụng VCSH và nợ dài hạn. Nhưng sang đến năm 2012 - 2013, Công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn, ngoài việc VCSH gia tăng để đảm bảo tài trợ thì nợ ngắn hạn tăng khá mạnh.
Doanh thu trong ba năm gần đây của Công ty có mức tăng khá khả quan. Chứng tỏ Công ty đã và đang tạo lập được uy tín trên thị trường, bên cạnh việc có những chính sách quản lý hiệu quả nhằm thu hút được lượng lớn khách hàng. Công ty đã có những biện pháp cắt giảm lượng tiền mặt dư thừa trong két, đẩy mạnh việc liên kết với ngân hàng để sử dụng các dịch vụ tiện ích trong dịch vụ thanh toán, nhằm giảm tối đa các chi phí và rủi ro không đáng có.
Về phần tài sản dài hạn, công ty cũng có những chính sách cũng như phương thức quản lý tương đối hiệu quả, đặc biệt là TSCĐ có giá trị rất lớn. Nhờ vậy mà hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty luôn duy trì ở mức cao, và đặc biệt đã tăng mạnh trong năm 2013.
Số vốn Công ty chiếm dụng được từ nhà cung cấp đang có xu hướng tăng dần, đặc biệt trong cả 3 năm 2010 - 2013, mức chênh lệch giữa khoản ứng trước và phải trả người bán đều dương, đồng nghĩa với việc thực chất Công ty đang tận dụng tốt nguồn vốn chiếm dụng được từ nhà cung cấp.
Hàng tồn kho giảm qua các năm chứng tỏ Ban giám đốc đã hết sức đúng đắn khi tiến hành tăng cường công tác bán hàng, giảm giá sản phẩm, giải phóng lượng hàng tồn kho năm 2011. Tiến hành giảm giá hàng bán là quyết định hợp lý khi trong năm 2012 2013 các ngân hàng tiến hành hàng loạt động thái giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn tín dụng với chi phí vay vốn thấp hơn…
3.1.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý và sử dụng vốn tại Lý Anh vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
53
Thứ nhất, Công ty duy trì chính sách quản lý và sử dụng vốn thận trọng, bằng việc sử dụng lượng lớn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn (tuy rằng tỷ lệ đầu tư đã được giảm đáng kể). Điều này khiến Công ty vẫn tồn tại chi phí sử dụng vốn ở mức cao.
Thứ hai, Công ty tuy có mức tăng trưởng doanh thu rất khả quan, nhưng điều này có được chủ yếu là do việc nới lỏng chính sách tín dụng, khiến chi phí trong năm 2012 đặc biệt tăng mạnh. Do đó, dù trong năm này Công ty có mức tăng trưởng cao nhưng lợi nhuận thực đạt được lại giảm so với năm 2011. Bên cạnh đó, việc này khiến thời gian thu hồi nợ trung bình tăng mạnh kéo theo thời gian quay vòng tiền trung bình của Công ty tăng cao. Mặt khác, vốn mà khách hàng chiếm dụng cao hơn nhiều so với vốn Công ty chiếm dụng được từ khách hàng. Chứng tỏ trên thực tế Công ty đã bỏ lỡ nguồn huy động vốn từ phía khách hàng - với điểm đặc biệt không hề mất chi phí sử dụng.
Thứ ba, Công ty chưa xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm, từ đó dẫn đến việc chưa chủ động tính toán để đưa ra các phương án huy động vốn nếu thiếu.
Thứ tư, Công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống chính sách tín dụng khách hàng một cách hợp lý, đồng bộ. Hiện tại, việc đưa ra các quy ết định liên quan đến chính sách tín dụng là do một số nhân viên trong Phòng Tài chính –Kế toán đảm nhận, và chỉ dựa trên kinh nghiệm trong việc xem xét tín dụng của các khách hàng mà sẽ quyết định giá bán chịu, tỷ lệ chiết khấu hay kỳ hạn trả chậm. Do đó những quyết định đưa ra mang nặng tính chủ quan. Bên cạnh đó, việc chưa có một hệ thống đánh giá chính sách tín dụng hợp lý đã khiến Công ty chưa đánh giá đúng thực chất khả năng tài chính của khách hàng, do đó không lường trước được những rủi ro sẽ gặp phải, hay khiến Công ty mất đi những khách hàng tiềm năng. Một hạn chế khác là Công ty chưa có quy trình quản lý các khoản phải thu một cách rõ ràng, dẫn đến tiến trình thu hồi nợ chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đặc điểm này sẽ dẫn đến một số tiêu cực như: dễ tạo điều kiện để nhân viên có hành vi gian lận, cấu kết với khách hàng, thậm chí chưa thật sự có trách nhiệm trong việc thu hồi các khoản nợ... khiến thời gian bị chiếm dụng vốn của Công ty kéo dài hơn dự kiến.
Thứ năm, tuy trong việc quản lý tiền mặt Công ty đã có nhiều thay đổi đáng khích lệ, nhưng hiện tại Công ty vẫn chưa sử dụng phương pháp khoa học để xác định mức tiền mặt tối ưu cần có trong két. Thực tế cho thấy mức dự trữ tiền mặt trong két của Công ty trong cả ba năm (từ năm 2011 đến năm 2013) luôn ở mức thấp
Cuối cùng, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty tuy đều đạt được kết quả khả quan nhưng tỷ suất sinh lời chỉ đạt ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân
54
là do Công ty có các khoản chi phí quá lớn khiến cho doanh thu thuần qua ba năm đều tăng trưởng cao nhưng lợi nhuận sau thuế thực tế nhận được chỉ ở mức thấp.
3.2. Mục iê và hương hướng phát triển của công ty
3.2.1. Mục tiêu
- Công ty TNHH in và DVTM Lý Anh phấn đấu thực hiện thành công chiến lược phát triển xây dựng Công ty thành một Công ty mạnh, đa dạng hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề có khả năng cạnh tranh trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế thế giới.
- Phát triển không ngừng, giữ vững vị thế hiện nay cũng như ưu thế cạnh tranh trong ngành, thu hút khách hàng, nâng cao nghiệp vụ, giữ chân khách hàng lớn tiềm năng và trung thành.
- Trở thành công ty tư thương mại đứng đầu tại Hà Nội và cả ở nước ngoài và là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Lấy khách hàng làm lực đẩy lớn nhất trong kinh doanh.
- Nỗ lực giảm chi phí giá thành, nâng cao lợi nhuận. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty. - Xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty.
- Từ những chiến lược đó, Công ty đã đưa ra các biện pháp làm định hướng cho sự sản xuất đổi mới:
- Tiếp tục nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề, tạo sự ổn định trong kinh doanh, luôn chủ động trước sự biến động của thị trường.
- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty, tăng cường quảng bá sản phẩm, thương hiệu của Công ty trên thị trường, khẳng định uy tín và vị thế của Công ty bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Tổ chức một bộ phận Marketing chuyên nghiệp, thực hiện hoạt động giới thiệu và quảng cáo công ty nhằm mở rộng thị trường, tăng uy tín của công ty.
- Củng cố các mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, lựa chọn một cách kỹ lượng có chọn lọc đối tác nước ngoài cung cấp thiết bị, vật tư nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
55
Trong thời gian trước mắt, mục tiêu của Công ty là nâng cao uy tín của Công ty với khách hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, là đối tác tin tưởng của nhiều bạn hàng doanh nghiệp, nâng cao doanh thu.
Trong những năm tới Công ty với quyết tâm đưa Công ty phát triển toàn diện, vững chắc, thực hiện thành công các kế hoạch đã và đang thực hiện. Đề ra chính sách giữ vững và mở rộng thị trường mà công ty đã có, khôi phục lại các mối quan hệ để khai thác mở