2.3.1.1. Kết cấu trong tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn trong công ty TNHH in và DVTM Lý Anh bao gồm các khoản mục: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các TSNH khác. Do đó, tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên TSNH sẽ có những biến đổi tăng giảm tùy theo sự thay đổi chung của TSNH.
Năm 2012, TSNH tăng một lượng khá lớn so với năm 2011 là 5.350.279.09 đồng, tương ứng với mức tăng 31,35%. Sang đến năm 2013 TSNH lại có xu hướng giảm còn 16.596.567.514 đồng tương ứng với mức giảm 25,96%. Để nhìn nhận rõ hơn về tình hình TSNH của công ty, dưới đây là kết quả phân tích cụ thể:
a. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
Để kinh doanh có hiệu quả, để có thể cạnh tranh được và đứng vững trên thị trường, một biện pháp vô cùng cần thiết là các doanh nghiệp phải quản lý tốt lượng tiền. Việc giữ tiền trong doanh nghiệp khiến cho doanh nghiệp mất đi các cơ hội đầu tư sinh lời khác nhưng cần phải có một lượng tiền nhất định được dự trữ tại doanh nghiệp để có thể đảm bảo chi tiêu thường xuyên, giải quyết các biến cố xảy ra bất ngờ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp vận hành một cách thuận lợi. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để đánh giá thực lực của công ty trong quá trình sản xuất và kinh doanh, khả năng tài chính khả năng thanh toán của doanh nghiệp từ đó nhằm tạo niềm tin cho các đối tác có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đối doanh nghiệp, ngoài ra nó còn thể hiện vòng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có nhanh chóng hiệu quả hay không, để từ đó có thể đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hàng năm, Công ty luôn giữ một lượng tiền mặt nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời. Tuy nhiên, lượng tiền dữ trữ của công ty trong 3 năm có sự giảm
30
mạnh cả về giá trị lẫn tỉ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn. Trong năm 2011, mức dự
trữ tiền mặt ở mức 1.441.806.525 đồng, nhưng đã giảm nhẹ xuống còn 1.183.889.266 đồng trong năm 2012 khiến tỷ trọng của khoản mục tiền giảm 257.917.259 đồng tương ứng với mức giảm 17,89%. Sang năm 2013, số tiền công ty nắm giữ chỉ ở mức 850.866.489 đồng tương ứng với mức giảm 28,13%. Điều này khiến cho tính thanh khoản của Công ty ở trong tình trạng báo động. Công ty không có khả năng chi trả
nếu buộc phải thanh toán các khoản tức thời trong trường hợp cần thiết do thiếu tự chủ trong nguồn vốn của mình và đồng thời không thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng vì nếu nhìn thấy khoản mục tiền mặt trên bảng cân đối kế toán nhiều bao giờ họ cũng yên tâm hơn so với các doanh nghiệp có lượng tiền mặt ít hơn. Nó là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, đang phát triển rất mạnh.
Ngoài ra, ta nhận thấy rằng tỷ trọng tiền mặt của công ty đang có xu hướng giảm
đi. Năm 2012 có sự giảm nhẹ 194.061.002 đồng, giảm 22,24% so với năm 2011. Bởi
lẽ, trong năm 2012, Công ty tiến hành mở rộng dây chuyền sản xuất và thay đổi bao bì sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Sang năm 2013, Công ty xây dựng thêm nhà xưởng và nhập khẩu thêm máy móc, trang thiết bị cho phân xưởng, dẫn đến phát sinh một lượng lớn nhu cầu về tiền mặt để chi trả các khoản chi phí phát sinh. Do vậy, lượng tiền mặt còn 40.516.602 đồng tương đương với mức giảm 94,03%. Cũng vì nguyên nhân này, tiền gửi trong ngân hàng của Công ty trong năm đó cũng có số dư lớn nhất trong ba năm đạt 810.349.887 đồng.
Tiền mặt trong Công ty chủ yếu dùng để chi trả các chi phí nhỏ lẻ phát sinh thường nhật và tạm ứng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đối với các giao dịch mua bán phát sinh thường xuyên và có giá trị lớn thì Công ty sử dụng các dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn và thuận tiện. Bên cạnh đó, Công ty cũng thay đổi cách thức trả lương cho nhân viên qua việc liên kết với ngân hàng mở tài khoản cho nhân viên và thanh toán hàng tháng thông qua thẻ ATM tại ngân hàng ACB. Bởi vì tiền gửi tại ngân hàng tuy là các khoản tiền gửi ngắn hạn hoặc không kỳ hạn, chỉ được hưởng mức lãi suất khá thấp, nhưng cũng phần nào cũng đem lại lợi ích, bù đắp một phần chi phí cơ hội của Công ty.
Hiện nay, Công ty chưa có kế hoạch ngân sách tiền mặt cụ thể, chưa xác định mức dự trữ tối ưu cần thiết. Công việc đưa ra kế hoạch dự trữ tiền mặt đều do kế toán trưởng phụ trách dựa trên kinh nghiệm và tình hình thực tế tại Công ty. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mang tính chủ quan của người hoạch định. Vì vậy, Công ty nên áp dụng những phương pháp, kỹ thuật thống kê khách quan hơn để có mức dự trữ tiền mặt thích hợp, vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục vừa đảm bảo cho khả năng thanh toán, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lời của đồng tiền nhàn rỗi.
31 b. Quản lý đầu tư tài chính ngắn hạn
Nếu như trong năm 2011 - 2012, Công ty không tồn tại khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn thì sang đến năm 2013 Công ty đã xuất hiện khoản mục này bằng việc mua 80.000 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (AMV) trị giá 4.200.000.000 đồng. Đây là sự mạo hiểm trong đầu tư của Lý Anh khi nền kinh tế Việt Nam năm 2013 vẫn còn chịu nhiều tác động của