Đặc điểm chung của huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai.

Một phần của tài liệu đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh huyện bát xát – tỉnh lào cai với công tác phòng chống tệ nạn xã nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên (Trang 27 - 32)

Bát xát là huyện vùng cao, miền núi, tiếp giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc với 98,8 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên 1.056,7km2 với 23 xã và thị trấn. Dân số hơn 67,8 trong đó khu vực nông thôn 63,7 nghìn/người.Gồm 14 dân tộc sinh sống ở 234 thôn; bản; trong đó, dân tộc

thiểu số chiếm 81,8%, đông nhất là người Mông chiếm 28,5%. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối và núi cao; khí hậu thuận lợi cho các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và chăn nuôi đại gia sóc. Huyện có tiềm năng khoáng sản là đồng, vàng, aptít, sắt... và nguồn thuỷ năng phong phú, có cửa khẩu, lối mở với Trung Quốc, lại liền kề với thành phố Lào Cai, nên rất có điều kiện để thu hút đầu tư và phát triển toàn diện kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, Bát Xát vẫn là huyện nghèo, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội yếu kém. Năm 2005, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 50,43% ( theo tiêu chí mới), các hủ tục lạc hậu trong đại bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số còn nặng nề.

Trển khai thực hiện nghị quyết đại hội XIII Đảng bộ tỉnh và nghị quyết đại hội XX Đảng bộ huyện, Huyện uỷ Bát Xát đã cụ thể hoá các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước thành 5 chương trình, 12 đề án để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong giai đoạn 2006-2010.

Sau hai năm triển khai nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, trong bối cảnh xuất phát điểm nền kinh tế thấp, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, thiên tai và dịch bệnh gia sóc, gia cầm thường xuyên xảy ra, giá cả hàng hoá và dịch vụ liên tục biến động đã tác động không thuận đến sản xuất và đời sống nhân dân. Nhưng với tinh thần đoàn kết, phát huy tự lực, tự cường, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện và được sự quan tâm của tỉnh, nhân dân và Đảng bộ Bát Xát đã thu hút được những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội.

Kinh tế liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước; năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 12,2%, năm 2007 tăng gần 14,6%. Đời sống nhân dân được cải thiện; năm 2006 thu nhập bình quân đầu người một năm đạt 5,15 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước; năm 2007 đạt 6,31 triệu đồng tăng 22,5% so với năm 2006. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; đến hết năm 2007 so với năm 2005; tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm trên 3% xuống còn 67,03%; tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 1,37% và lên 22,27%, dịch vụ tăng từ 8,9% lên 10,66%.

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp thuỷ sản chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa

học – kỹ thuật được đẩy mạnh, tạo ra nhiều mô hình sản xuất và mặt hàng có giá trị kinh tế cao, bảo đảm an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo từng bước vững chắc. Tổng sản lượng lương thực năm 2006 đạt gần 27 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm 2005, lương thực bình quân đầu ngườu đạt 405,6kg; năm 2007 đạt 28,5 nghìn tấn, tăng 5,5% so với năm 2006, bình quân đầu nười đạt 415 kg. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, ứng dụng giống có năng suất, chất lượng cao, đẩy mạnh thâm canh, năm 2006, năng xuất lúa vụ xuân đạt 52,42 tạ.ha, lúa mùa đạt 42,5 tạ/ha; năm 2007, tương ứng đạt 53 tạ/ha và 43,9 tạ/ha; năng suất ngô trogn hai năm 2006-2007 lần lượt là 27,67 tạ/ha và 29 tạ/ha, diện tích gieo trồng mới tăng dần với tỷ lệ tương ứng là 76,36% và 74,95%. Đặc biệt, diện tích lúa đặc sản Séng Cù, Hương thơm đã gieo trồng khá tập trung với diện tích 820 ha, bằng 50% diện tích lúa đặc sản của tỉnh, năng suất từ 44,6-48 tạ/ha và cho thu nhập từ 1,3-1,5 lần so với trồng lúa lai. Vùng chuyên canh sản xuất lúa giống tại hai xã Quang Kim và Bản Qua được mở rộng từ 40ha ( năm 2005) lên 75 ha với năng suất đạt 40 tạ/ha.

Cây đậu tương xuân được đưa vào sản xuất tăng vụ; năm 2006, trồng được 64 ha trên chân rộng một vụ của 11 xã; năm 2007 trồng được 120 ha, năng suất đạt từ 9-11 tạ/ha, cây rau, màu vụ đông được chú trọng chỉ đạo, năm 2006 đạt gần 500 ha, năm 2007 đạt 528 ha với nhiều loại cây trồng như: Khoai tây, khoai lang, cà chua, dưa chuột, bí ngồi, ớt... đạt giá trị sản xuất trên một ha từ 36-80 triệu đồng, đã góp phần tăng thu nhập, tăng hệ số sử dụng ruộng đất và đưa giá trị sản xuất bình quân trên một ha của huyện đạt 21,75 triệu đồng.

Cây chè được tập trung chỉ đạo quyết liệt theo hướng trồng tập trung, trong 2 năm đã trồng mới 118 ha, đưa diện tích vùng chè của huyện đạt 300ha.

Chăn nuôi phát triển ổn định, tổng đàn gia sóc, gia cầm tiếp tục tăng trưởng, nhất là đàn đại gia sóc do triển khai đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với quy hoạch đồng cỏ và khuyến khích nhân dân trồng cỏ, từng bước khắc phục tệ thả rông gia súc. Nuôi trồng thủy sản được khuyến khích, đã chuyển đổi những ruộng trồng lúa kém hiệu quả ở các xã: Cốc San, Quang Kim Bản Qua, Cốc Mỳ, Bản Vược và Thị trấn Bát xát sang nuôi

trồng thuỷ sản, đưa diện tích ao hồ nuôi thuỷ sản của huyện lên 185,5ha cho thu nhập bình quân 70 triệu đồng/ha. Nhiều mô hình nuôi trồng đạt hiệu quả cao như: Tôm càng xanh, cá chép lai, cá chim trắng, rô phi đơn tính, Õch Thái Lan ở Bản Qua, Bản Vược, Quang Kim, Cốc Mỳ..., cá Hồi vân đặc biệt nuôi tôm càng xanh cho khoảng 100-130 triệu đồng/ha.

Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển ừng, trong hai năm đã trồng mới các loại rừng đạt 1.113 ha, trong đó, rừng kinh tế đạt trên 785 ha, đưa tỷ lệ diện tích che phủ rừng tăng từ 36,6% ở năm 2005 lên 40% vào cuối năm 2007.

Tiềm năng tài nguyên trên địa bàn đã và đang được đầu tư khai thác, đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế – xã hội của huyện như: Mỏ Đồng Sin Quyền, mỏ đồng Lũng Pô... trên địa bàn đang có 9 công trình thuỷ điện được đầu tư và đã có hai nhà máy là Cốc san, công suất 1,4 MW và Ngòi San 1, công suất 10,5 MW ược đưa vào vận hành. Tiểu thủ công nghiệp được chú trọng phát triển và có tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm tiêu thụ ổn định, năm 2006 giá trị sản xuất đạt khoảng 16,3 tỷ đồng bằng 112,4% kế hoạch năm và tăng 45,5% so với năm 2006, với các sản phẩm chủ yếu như: Chế biến lương thực, sản xuất –khai thác vật liệu xây dựng rượu đặc sản “ San Lùng”... hoàn thành quy hoạch hai cụm tiểu – thủ công nghiệp Quang Kim và bản Vược.

Thương mại – dịch vụ từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, bảo đảm cung ứng kịp thời vật tư nông nghiệp và các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân vùng cao.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng trưởng mạnh và liên tục vượt kế hoạch tỉnh giao. Năm 2006 đã thu đạt 32,56 tỷ đồng bằng 2,68 lần dự toán giao; năm 2007 thu đạt đạt 73 tỷ đồng, tăng 3% so kế hoạch giao. Thu từ hoạt động xuất – nhập khẩu trên địa bàn năm 2006 đạt 62,7 tỷ đồng và năm 2007 đạt 141 tỷ đồng.

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội đều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp ở các cấp học hằng năm đều tăng và đạt tỷ lệ trên 95%; năm 2007 huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở với 23/23 xã, thị trấn đạt chuẩn. Các hoạt động văn hoá diễn ra sôi nổi, nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức giao lưu văn hoá - văn nghệ ở cơ

sở, chiếu phim lưu động..., tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Tỷ lệ hộ nghèo được Đài Tiếng nói Việt Nam đạt 80%, tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt 60%. Đặc biệt cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, cải tạo phong tục tập quán lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả tích cực, nhất là trong đồng bào Mông, hầu hết các trường hợp sau khi chết được đưa ngay vào quan tài và chôn cất không để quá 48 giờ, nổi bật ở các xã Ngải Thầu, Cốc Mỳ.

Công tác giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội, tranh thủ đầu tư hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo, phát huy tự lực, tự cường phát triển kinh tế – xã hội là những nhiệm vụ trọng tâm được toàn Đảng bộ chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo. Tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh, đã giảm từ 50,43% ở năm 2005, xuống còn 29,2% vào cuối năm 2007, bình quân mỗi năm giảm trên 10,6%.

Sau hai năm triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, hầu hết các chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu của đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra đã đạt từ 75% trở lên so với mục tiêu đại hội; một số chỉ tiêu quan trọng như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, phổ cập trung học cơ sở, giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm, tỷ lệ hộ gia đình văn hoá đã đạt và vượt mục tiêu cho năm 2010. Quốc phòng – an ninh được củng cố, hệ thống chính trị được tăng cường ngày càng vững mạnh, nâng cao niềm tin trong nhân dân.

Trong 3 năm 2008-2010 phấn đất đạt và vượt mục tiêu nhiệm vụ nghị quyết đại hội XX Đảng bộ huỵên đã đề ra cho năm 2010, Huyện uỷ Bát Xát tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt 5 chương trình với 12 đề án của Huyện uỷ. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác triệt để lợi thế về tài nguyên đất đai, khoáng sản, nước, rừng và du lịch, phát triển dịch vụ cho các cơ sở công nghiệp; tập trung khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất đai, khoáng sản, nước và rừng; chú trọng ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực, duy trì bền

vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuỏi và trung học cơ sở, nang cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí cho nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị – trọng tâm là nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Giảm quy mô tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 10 ha để tập trung thâm canh, diện tích trồng rừng mới điều chỉnh giảm 2.300 ha cho phù hợp với khả năng hỗ trợ vốn của Nhà nước. Phấn đấu đạt hầu hết các chỉ tiêu nhiệm vụ trong năm 2008 và 2009, vượt ở mức cao vào năm 2010.

Một phần của tài liệu đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh huyện bát xát – tỉnh lào cai với công tác phòng chống tệ nạn xã nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w