Tỷ lệ vô sinh và phân bố vố sinh của các cặp vợ chồng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện ba vì từ tháng 4-2010 đến tháng 9-2010 (Trang 59 - 62)

3. Phương pháp nghiên cứu

4.2.Tỷ lệ vô sinh và phân bố vố sinh của các cặp vợ chồng nghiên cứu:

Như chúng ta đã biết , vô sinh là tình trạng mà các cặp vợ chồng mong muốn có thai, sinh hoạt tình dục đều đặn, không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào nhưng không có thai trong vòng 12 tháng và với tần suất giao hợp 1- 2 lần/tuần, như vậy việc chẩn đoán cặp vợ chồng đó bị vô sinh khụng khú vấn đề là chẩn đoán nguyên nhân thì thực sự là khó đặc biệt với vô sinh nguyờn phỏt. Trong nghiên cứu này với phương pháp phỏng vấn và sử dụng các tư liệu sẵn có của đối tượng được phỏng vấn thì chúng tôi tính được tỷ lệ vô sinh chung trên địa bàn huyện Ba Vì là 2.2% trong đó vô sinh nguyờn phỏt 15/47 chiếm tỷ lệ 31.91%; vô sinh thứ phát 32/47 chiếm tỷ lệ 68.09%; số liệu này tương đồng với nghiên cứu vô sinh trong cộng đồng tại Thành phố Hải phòng năm 2009 (Vô sinh thứ phát > vô sinh nguyờn phỏt). Tỷ lệ vô sinh của chúng tôi có thấp hơn so với một số nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Âu Nhật Luõn thỡ tỷ lệ vô sinh của cả nước là 7-10%; điều này có thể lý giải bởi một số lý do:

Huyện Ba Vì là một huyện miền núi, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng cũng chính vì đó các đối tượng ít tiếp xúc với các yếu tố gây vô sinh như : Hóa chất, ma túy , các stress và các nguy cơ mắc các bệnh toàn thân của những khu có nền công nghiệp phát triển đặc biệt là lối sống.

Do phong tục tập quán của người dân còn mang nặng tính lễ giáo, đời sống cộng đồng làng – xã khiến cho chuẩn mực về đạo đức được coi trọng do vậy việc sinh hoạt tình dục không lành mạnh được hạn chế cũng là một yếu tố khiến tỷ lệ vô sinh có ít hơn các nghiên cứu khác.

Với đặc điểm của nghiên cứu là sử dụng bộ câu hỏi tại cộng đồng, trong khi điều kiện cận với kiến thức y học còn hạn chế nên nhiều người không hề biết mình bị vô sinh, do đó việc hỏi thông qua bộ câu hỏi cũng có những hạn chế nhất định. Bờn cạnh đó về nghiên cứu của các tác giả trước thì hầu hết đó là các nghiên cứu trờn cỏc đối tượng đến khám và điều trị tại các bệnh viện.

Cũng trong nghiên cứu này thì tỷ lệ VSNP và VSTP cũng tương đồng với các nghiên cứu khác mặc dù đây là nghiên cứu tại cộng đồng thì việc tìm ra được nguyên nhân của vô sinh nguyờn phát là rất khó khăn mà chủ yếu là có thể bước đầu tìm được những nguyên nhân có thể dẫn tới vô sinh thứ phát .Qua kết quả bảng 3.4 cho thấy: Tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng nghiên cứuTheo kết quả nghiờn cứu 2132 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại 3 vùng của huyện Ba vì thấy rằng tỷ lệ vô sinh chung của các cặp vợ chồng nghiên cứu là 47/2132 chiếm tỷ lệ 2,24%, tỷ lệ này thấp hơn so với một số nghiên cứu khác, theo nghiên cứu của tác giả Âu Nhật Luân (1995), tỷ lệ vô sinh ở nước ta vào khoảng 7% đến 10% dân số[11]. Gần đây hơn, kết quả điều tra của tác giả Phạm Văn Quyền (2000) và Trần Thị Phương Mai (1999) cho thấy tỷ lệ vô sinh ở nước ta vào khoảng 10% đến 15% [13],[16]. Tại nghiên cứu của BVPS Từ Dũ[13] tỷ lệ VSNP 16,57%, VSTP 83,43%, trong nghiên cứu này VSNP là 31,91%, VSTP là 68,09%. Như vậy tại nghiên cứu này tỷ lệ vô sinh chung có thấy thấp hơn so với các nghiên cứu khác và thấp hơn không nhiều so với nghiên cứu của nhóm tác giả của Trường Đại học y Hà Nội về tỷ lệ vô sinh theo vựng { Vựng Đụng băc Việt Nam là 3.9%}, tỷ lệ VSNP và VSTP có sự chênh lệch không đáng kể -có thể nói là phù hợp.Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy: Số cặp vợ chồng từng điều trị vô sinh:Trong số các cặp vợ chồng vô sinh tại nghiên cứu này có 87,2% các cặp vợ chồng đã từng điều trị vô sinh, chỉ có 12,7% số cặp vợ chồng này chưa từng điều trị vô sinh. Qua kết quả bảng 3.6 cho thấy:Trong số các cặp vợ chồng đã từng điều trị vô sinh trong mẫu nghiên cứu, có 26,3% các cặp vợ chồng áp dụng phương pháp đông y, có 15,7% các cặp vợ chồng áp dụng phương pháp điều trị tây y và nhiều nhất là có 57,8% các cặp vợ chồng áp dụng cả 2 phương pháp điều trị cả đông và tây y.Như vậy việc các cặp vợ chồng không biết được mình bị vô sinh vẫn còn và ngay cả trong việc điều trị vô sinh

vẫn có nhiều định hướng khác nhau , kết quả phỏng vấn thì số cặp vợ chồng điều trị phối hợp cả đông y lẫn tây y chiếm tỷ trọng khá lớn.

4.3. Phân bố vô sinh của các cặp vợ chồng nghiên cứu

Trong số các cặp vợ chồng vô sinh trong mẫu nghiên cứu thấy nguyên nhân vô sinh do vợ chiếm tỷ lệ cao nhất; 27,6%, do chồng chiếm 21,2% , vô sinh do nguyên nhân từ cả 2 vợ chồng chiếm 14,8%. Có tới 36.1% cả 2 vợ chồng không biết nguyên nhân vô sinh của vợ chồng là do ai.Qua kết quả bảng 3.8 cho thấy:

Tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng của 3 vùng là tương đương nhau, vùng miền núi và vùng đồng bằng ven sông đều chiếm 31,9%, vùng đồi gò có xu hướng cao hơn chiếm 36,1%.Qua kết quả bảng 3.9 cho thấy: Vô sinh ở nhóm tuổi trên 40 gặp cao nhất: 3,06% và tuổi của người vợ trên 40 tuổi có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng vô sinh của các cặp vợ chồng. Người vợ trên 40 tuổi có nguy cơ mắc vô sinh cao gấp 2,6 lần so với người vợ dưới 30 tuổi với p < 0,05 (95% CI là 1,1- 6,2). Người vợ 30-40 tuổi có xu hướng mắc vô sinh cao gấp 1,8 lần so với người vợ dưới 30 tuổi, mối liên quan này chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (95% CI là 0,79 - 4,51).Trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tôn giáo của người vợ chưa thấy có mối liên quan với tình trạng vô sinh của các cặp vợ chồng trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện ba vì từ tháng 4-2010 đến tháng 9-2010 (Trang 59 - 62)