3. Phương pháp nghiên cứu
3.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Tôi tham gia nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh của các cặp vợ chồng tại huyện Ba Vì – T.P Hà Nội năm 2010” và đã Hội đồng chấm đề cương của Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Hà Nội thông qua theo đúng qui trình và cho phép tiến hành nghiên cứu.
Đề tài đều đã được lãnh đạo địa phương đồng ý cho tiến hành và có sự phối hợp chặt chẽ với Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và nhúm nghiờn thực hiện đề tài tại địa phương .
Các thông tin chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và không nhằm mục đích nào khác, các phiếu nghiên cứu đều được mã hóa và khụng nhọ̃p tờn của đối tượng nghiên cứu khi phân tích và xử lý số liệu, các thông tin không công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào, không làm ảnh hưởng tới quyền lợi, danh dự, bí mật cá nhân của những người tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, và sẵn sàng tư vấn đồng thời cung cấp, chia sẻ những thông tin liên quan đến vô sinh cho những cặp vợ chồng có nhu cầu điều trị vô sinh và phổ biến những yếu tố ảnh hưởng – cách phòng chống vô sinh cho các đối tượng sắp được làm cha, làm mẹ./..
3.8. Hạn chế của nghiên cứu 3.8.1 Hạn chế.
Nghiên cứu chỉ đánh giá đại diện quần thể dân cư theo các cụm của FilaBaVi và thông qua việc phỏng vấn mà chưa khám để chẩn đoán nguyên nhân vô sinh.
3.8.2. Sai số và biện pháp khắc phục
Nghiên cứu này cần được tiếp tục và sâu hơn, trên diện rộng hơn và có những thăm khám , can thiệp lâm sàng có thể tìm ra những nguyên nhân vô sinh ở các cặp vợ chồng để có những khuyến cáo và can thiệp giúp các cặp vợ chồng đem lại niềm hạnh phúc trọn vẹn.
Đối với sai số nhớ lại: Khi phỏng vấn các đối tượng theo mẫu câu hỏi chủ yếu dựa vào sự trả lời của đối tượng , đôi khi có thể đối tượng chưa trao đổi chi tiết cụ thể với điều tra viên. Hạn chế điều này tụi dựng bộ câu hỏi, dùng từ ngắn , dễ hiểu và phỏng vấn riêng từng người.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU