I. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI MẠ ĐIỆN.
1. So sánh các phương pháp xử lý
Để xử lý nước thải mạ điện có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau, phù hợp với từng loại nước thải và nồng độ tạp chất chứa trong nó. Phổ biến nhất là dùng phương pháp hóa học (theo phương pháp khử), rồi đến phương pháp trao đổi ion, phương pháp cô đặc, điện thẩm tích,...Vấn đề chọn phương pháp thích
hợp nào là tùy ở chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho phép, điều kiện môi trường địa phương yêu cầu, nồng độ nước thải, nước xử lý với mục đích dùng lại hay để thải ra môi trường,...Mặt khác nước thải sau xử lý cũng phải đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm bằng hay thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
Trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam có lượng vốn đầu tư cho môi trường không lớn nên tốt nhất là chọn phương pháp ít tốn kém nhưng vẫn đạt được tiêu chuẩn cho phép.
Xét các ưu nhược điểm của một số phương pháp xử lý nước thải : • Phương pháp khử - kết tủa hóa học
Ưu điểm :
- Hiệu suất khử chất ô nhiễm khá cao, rất thích hợp khi hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải cao
- Xử lý được lượng nước thải lớn - Vận hành dễ dàng, thiết bị đơn giản - Giá thành không cao
Hạn chế :
- Không thu hồi được các chất có ích để dùng lại như kim loại, các axit, kiềm, hoá chất xử lý
- Tạo ra chất thải rắn cần phải xử lý tiếp • Phương pháp trao đổi ion
Ưu điểm :
- Hiệu quả xử lý cao hơn
- Thu hồi được nước sạch và các chất có ích để dùng lại - Tạo ra ít chất thải
Hạn chế :
- Chi phí đầu tư lớn - Vận hành phức tạp
• Phương pháp điện hóa
Ưu điểm :
- Sơ đồ công nghệ tượng đối đơn giản và có thể dễ dàng tự động hóa - Hiệu quả xử lý cao đối với dòng thải có nồng độ chất ô nhiễm lớn
- Có thể thu hồi nước sạch và các chất có ích để dùng lại, tạo ra ít chất thải
- Không cần sử dụng các tác nhân hóa học Hạn chế :
- Tốn năng lượng, chi phí cao
- Không thích hợp với điều kiện kinh tế và trình độ khoa học công nghệ hiện nay của nước ta.
• Phương pháp sinh học
Ưu điểm :
- Quá trình xử lý không tạo chất thải nên thân thiện với môi trường - Giá thành thấp
Hạn chế:
- Thời gian xử lý lâu và yêu cầu diện tích xử lý lớn
- Hiệu quả thấp nếu hàm lượng chất ô nhiễm trong dòng thải không ổn định hoặc quá lớn
- Quá trình vận hành phải kiểm soát được các chất ô nhiễm trong dòng thải và lượng chất dinh dưỡng N, P cấp thêm vào dòng thải
Bảng 3.2 - Hiệu quả làm sạch và giá thành so sánh giữa các phương pháp [1]
Phương pháp làm sạch Hiệu quả làm
sạch, % Giá thành đơn vị tiền / m3 Giá thành đơn vị tiền / kg Làm sạch bằng hóa chất (trung hòa, khử, oxy hóa các chất vô cơ) và làm một phần chất hữu cơ
80 - 95 50 - 80 340 - 380
huyền phù )
Hấp phụ bằng than hoạt tính (các
chất vô cơ và hữu cơ) 90 - 98 100 - 200 400 - 500 Trao đổi ion (các chất vô cơ, N,
hợp chất chứa P) 80 - 92 60 - 200 360 - 500
Thẩm thấu ngược (siêu lọc)
dùng cho chất vô cơ hòa tan 65 - 95 50 - 300 10 - 20 Điện thẩm tích dùng cho các
chất vô cơ và một phần các chất hữu cơ hòa tan
60 - 80 65 - 100 2 - 5
Chưng cất 90 - 98 200 - 500 100 - 200
Chú thích : Đơn vị tiền/m3 hay đơn vị tiền/kg ở đây chỉ có ý nghĩa để so sánh giá thành giữa các phương pháp, không phải giá thành tính bằng VND.
Có thể thấy theo bảng trên thì phương pháp xử lý bằng hóa chất đạt hiệu quả xử lý khá cao đồng thời giá thành xử lý 1 m3 nước thải là có thể chấp nhận được khi xử lý lượng nước thải lớn. Còn các phương pháp khác như lọc, điện thẩm tích,.. dù giá thành khá rẻ nhưng hiệu quả không cao, chỉ thích hợp làm phương pháp phụ trợ cho phương pháp hóa chất. Những phương pháp như trao đổi ion, chưng cất, hấp phụ bằng than hoạt tính,... dù hiệu quả xử lý khá triệt để nhưng giá thành xử lý 1 m3 nước thải cao, không thích hợp xử lý lượng nước thải lớn, chỉ thích hợp đối với lượng nước thải nhỏ và ở những vùng hiếm nước.