Ngày nay sử dụng phương pháp sinh học để loại bỏ kim loại nặng trong nước thải đã, đang được nghiên cứu và ứng dụng. Trong số các sinh vật có khả năng đóng vai trò là chất hấp phụ sinh học thì các loại tảo hay vi tảo được đặc biệt chú ý.
Nguyên lý của phương pháp là dựa trên nguyên tắc một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển sinh khối như bèo tây, bèo tổ ong, tảo,... Với phương pháp này, nước thải phải có nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60 mg/l và bổ sung đủ chất dinh dưỡng (N, P) và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật như rong tảo. Do đó quá trình xử lý đòi hỏi phải trộn lẫn nước thải sinh hoạt để bổ sung chất dinh dưỡng và pha loãng hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải.
Phương pháp này cần diện tích xử lý lớn và nếu nước thải có lẫn nhiều kim loại thì hiệu quả xử lý kém.
Tuy vậy đây là một công nghệ xử lý thân thiện với môi trường do không sinh chất thải cần tiếp tục xử lý và không sử dụng hóa chất. Nhưng phương pháp này không thích hợp để xử lý nước thải mạ điện có hàm lượng ô nhiễm lớn.
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
• Nhiệm vụ thiết kế:
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 100m3/ngày đêm
⇒ Lượng nước thải trung bình trong một ngày là:100m3/ngày đêm
Do phải tách riêng dòng thải nên cần phải xét lưu lượng từng dòng thải. Thông thường, trong dây chuyền mạ Ni-Cr hoạt động liên tục, tỷ lệ lưu lượng dòng nước thải chứa Cr và dòng nước thải chứa Ni + Kềm + Axít như sau [1]:
-Dòng thải chứa Cr chiếm 30% tổng lưu lượng
-Dòng thải chứa Ni + Kiềm + Axít chiếm 70% tổng lưu lượng ⇒ Lưu lượng dòng thải chứa Crôm là: QCr= 30 m3/ngày
Lưu lượng dòng thải chứa Ni + Kiềm + Axít là: QNi=100-30=70 m3/ngày Hệ thống làm việc liên tục 24/24 nên lưu lượng dòng thải tính theo giờ là:
- Các thông số của dòng thải.
Do nước thải không ổn định cả về lưu lượng và thành phần mà phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sản xuất, đặc biệt là quá trình thay rửa bể, nên khó có thể tính toán nồng độ các chất trong nước thải một cách chính xác. Nhưng nhờ có bể điều hòa để ổn định nồng độ chất ô nhiễm cấp vào bể xử lý, do đó có thể chọn nồng độ tiêu biểu của dòng thải ở bảng sau :
Bảng 3.1 - Nồng độ của nước thải trước khi xử lý
TT Các
thông số
Đơn vị
Nước thải đầu vào TCVN 5945 – 1995 (B) Nước thải Cr Nước thải Ni 1 pH 3,45 7,2 5,5 - 9 2 SS mg/l 150 200 100 3 COD mg/l 200 250 100 4 Cr6+ mg/l 20 - 0,1 5 Ni2+ mg/l - 45 1
Ta chọn thông số thiết kế dựa trên một số thành phần ô nhiễm chính như sau . Nồng độ Ni2+ = 45 mg/l = 45 g/m3.
⇒ Tải lượng của Ni2+ trong 1 h TNi2+= 45 g/m3× 2,92 m3/ h = 131,25 (g/h) . Nồng độ Cr6+ = 20 mg/l = 20 g/m3.
⇒ Tải lượng của Cr6+ trong 1 h TCr6+ = 20 g/m3 × 1,25 m3/ h = 25 (g/h)