Bảng 2.4.2 So sánh lợi nhuận của công ty( 2009-2013)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN 2014 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CPVT khách thủy Quảng Ninh (Trang 51 - 81)

Nhìn vào sơ đồ ta thấy tài sản dài hạn (TSDH) >> nguồn vốn dài hạn (NVDH) hay nợ ngắn hạn (NVNH) >> tài sản ngắn hạn (TSNH) , tức là công ty đã và đang sử dụng chính sách tài trợ mạo hiểm (sử dụng một phần NVNH để tài trợ cho TSDH).

Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kép dài, công ty có thể gần như mất hoàn toàn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty trên thương trường, làm giảm lòng tin của khách hàng cũng như các nhà tài trợ, các nhà đầu tư và cả của nội bộ cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty khó có thể huy động được vốn với tình trạng tài chính như hiện nay. Điều này làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của công ty.

2.5.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn là nhóm các chỉ tiêu được các nhà quản trị cũng như chủ sở hữu quan tâm hàng đầu. Nó phản ánh hiệu quả quản lí các loại tài sản của công ty. Thông qua các chỉ tiêu này người ta có thể đo lường được hiệu quả của việc sử dụng các loại tài sản.

Trong phần này,em chỉ tập trung phân tích một số chỉ tiêu sau: vòng NVNH ( nợ ngắn hạn) NVDH TSNH TSDH Nợ dài hạn VCSH

quay tổng vốn, vòng quay vốn lưu động, số ngày 1 vòng quay vốn lưu động ,vòng quay hàng tồn kho và vòng quay vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.5.3 Các chỉ tiêu dùng để tính toán hiệu quả sử dụng vốn của cong ty CPVT khách thủy Quảng Ninh

ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1. DTT 7.184.867 12.305.09 2 7.999.200 9.257.019 7.321.399 2. DTT' 7.184.454 12.304.45 1 7.999.199 9.256.522 7.321.196 3. GV 4.849.920 9.467.153 6.218.316 7.411.966 5.648.512 4. TV 19.012.44 3 20.772.71 3 21.516.27 4 21.329.51 4 21.382.75 2 5. VLĐ 2.403.997 3.811.733 6.212.388 7.716.958 7.689.978 6. HTK 481.059 1.845.761 4.021.018 5.543.051 5.569.553 7.VCSH 6.257.619 6.231.267 4.916.271 3.028.202 1.260.940

Bảng 2.5.4. Các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn của công ty CPVT khách thủy Quảng Ninh ( 2009- 2013)

Chỉ tiêu Ký hiệu, công thức tính 2009 2010 2011 2012 2013 Vòng quay tổng vốn VQTV = 0,378 0,592 0,372 0,434 0,34 Vòng quay vốn lưu động VQVLĐ = 2,988 3,228 1,288 1,199 0,952 Số ngày 1 vòng quay VLĐ N = 120 111 280 300 378 VQHTK VQHTK = 10,08 5,13 1,55 1,34 1,01 VQVC 1,15 1,97 1,63 3,06 5,81

Qua bảng số liệu trên, ta thấy:

• Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty biến động tăng giảm qua các năm nhưng đều không cao, 1 đồng tổng vốn chỉ mang lại < 1 đồng doanh thu, cụ thể: năm 2009, 1 đồng tổng vốn mang lại 0,378 đồng doanh thu; sang năm 2010,chỉ tiêu tăng lên là 0,592; năm 2011 lại giảm đi còn 0,372; năm 2012 biến động tăng ở mức 0,434 và đến năm 2013 thì chỉ còn là 0,34.

• Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty cũng khá thấp và có xu hướng giảm dần, trừ năm 2010 là tăng, cụ thể : năm 2009 VQVLĐ là 2,988; năm 2010 tăng lên là 3,228; sau đó liên lục giảm dần trong 3 năm sau xuống mức 1,288 vào năm 2011; năm 2012 là 1,199 và năm 2013 chỉ còn là 0,952.

• Chỉ tiêu số ngày 1 vòng quay vốn lưu động thì rất lớn, lên đến con số hàng trăm ngày và có xu hướng tăng dần, từ năm 2009 dến năm 2013 con số này lần lượt là: 120 ngày, 111 ngày, 280 ngày, 300 ngày và 378 ngày. Có thể thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty là cực kỳ chậm.

• Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho: chỉ tiêu này của công ty năm 2009 là 10,08 - chỉ số này khá cao chứng tỏ công ty thường bị thiếu nguyên vật liệu để chế biến, 2010 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 5,13- đây là một mức độ phù hợp; sau đó chỉ tiêu này lại giảm đi một cách nhanh chóng trong 3 năm 2011-2013 xuống con số xấp xỉ 1~2.

• Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty tương đối tốt, thường tăng đều qua các năm, 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại > 1 đồng doanh thu cho công ty, thậm chí là 3 đến 5,8 đồng trong năm 2012 và 2013.

Nhận xét:

doanh thu thu được chưa tương xứng với số vốn đã bỏ ra. Công ty chủ yếu sử dụng vốn để chi trả cho các khoản nợ, chứ không phải tập trung vào kinh doanh.

• Trong 3 năm từ 2011-2013, hàng tồn kho của công ty tồn quá nhiều, làm phát sinh thêm chi phí liên quan đến hàng tồn kho( chi phí kho bãi, chi phí bảo quản,…) dẫn đến tổng chi phsi của công ty tăng thêm, làm lợi nhuận giảm.Công ty cần thay đổi kế hoạch mua nguyên vật liệu đầu vào cho phù hợp hơn.

• Hoạt động kinh doanh của công ty dùng đến ít vốn chủ sở hữu mà chủ yếu là dùng nguồn vốn đi vay ngoài. Công ty đang thiên về lợi ích cá nhân của nhóm chủ sở hữu mà không quan tâm đến lợi ích của toàn công ty.

2.6. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPVT khách thủy Quảng Ninh (2009 -2013)

2.6.1. Những thành công của công ty

Trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn như giai đoạn 2009-2013, có rất nhiều doanh nghiệp bị thu lỗ, thậm chí là giải thể, phá sản, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa nhỏ, sức cạnh tranh kém. Công ty CPVT khách thủy Quảng Ninh kinh doanh trong lĩnh vực vận tải và nhà hàng cũng không tránh khỏi tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Tuy nhiên công ty cũng vẫn đạt được một số thành công nhất định, vẫn tiếp tục tồn tại và duy trì kinh doanh, hứa hẹn sẽ cải thiện trong thời gian tới.

Một số thành công mà công ty đã đạt được:

• Tiếp tục duy trì hoạt động vận chuyển, đón chở khách thủy nội địa.

• Lượt khách tại nhà hàng Hạ Long Wonder đang có xu hướng tăng trở lại. • Công ty đã có những biện pháp tiết kiệm chi phí, làm cho chi phí trong 3 năm

• Đảm bảo công việc ổn định và thu nhập tăng dần cho người lao động: giai đoạn 2011-2012 thu nhập bình quân của công ty là 2,5 trđ/tháng/người. Sang năm 2013 thu nhập đã tăng lên là 2,8 trđ/ tháng/người.

2.6.2. Những hạn chế của công ty

Bên cạnh một số thành tựu đạt được, việc kinh doanh của công ty CPVT khách thủy Quảng Ninh còn có rất nhiều hạn chế, cần phải khắc phục:

• Doanh thu của công ty biến động thất thường qua các năm.Nhìn cả quá trình 5 năm từ 2009-2013, doanh thu chỉ tăng từ 7.184 trđ năm 2009 lên 7.321trđ vào năm 2013.

• Các khoản chi phí quá cao, đặc biệt là giá vốn hàng bán và chi phí tài chính. Tỷ trọng của chi phí tài chính của công ty là tương đối cao (bình quân 15%) so với mức 7,8% của trung bình ngành.

• Tốc độ tăng của chi phí luôn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu do đó doanh thu của công ty không đủ bù đắp cho chi phí, dẫn đến lợi nhuận của công ty bị âm, công ty làm ăn thua lỗ liên tục trong 5 năm liền. • Các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về

sử dụng vốn của công ty còn kém.

• Công ty cắt giảm số lượng lao động: từ 56 nhân viên năm 2010 xuống còn 23 người vào năm 2013.

• Trong 5 năm liền, do kinh doanh thua lỗ công ty chưa có đóng góp vào Ngân sách Nhà nước.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Qua phân tích ở trên, ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mà lợi nhuận chính chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất, phụ thuộc vào 2 yếu tố doanh thu và chi phí.

Nguyên nhân khách quan:

 Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp khó khăn

Doanh thu của công ty phụ thuộc vào chủ yếu vào lượng khách du lịch đến Hạ Long (đặc biệt là khách nước ngoài). Nhưng do trong những năm gần đây, sự suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân, khiến họ phải thắt chặt chi tiêu,việc du lịch cũng như số tiền chi cho du lịch cũng bị hạn chế. Có thể nói với đặc thù kinh doanh của của mình, công ty CPVT khách thủy Quảng Ninh đang gặp khá nhiều khó khăn.

 Mặc dù là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải khách hàng bằng đường thủy lâu năm tại thành phố Hạ Long. Nhưng quy mô doanh nghiệp nhỏ, vị trí địa lý không được thuận lợi, dẫn đến sức cạnh tranh của công ty còn yếu.

 Trong năm 2012, khi dự án thi công cầu Bài Thơ 1 sắp hoàn thành và được hợp long vào khoảng tháng 11/2012, cầu bao vây quanh bến cảng Hòn Gai thì không chỉ công ty CPVT khách thủy Quảng Ninh mà một số doanh nghiệp khác( công ty XNK thủy sản Quảng Ninh,…) tại đây cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguyên nhân là do khoang thông thuyền cầu Bài Thơ có độ cao 3m. nhưng chiều cao các tàu đi qua đây thì từ 4 – 7,5m khiến Bến tàu khách Hòn Gai và nhiều doanh nghiệp có phương tiện đi qua gầm cầu này gặp khó khăn vì quá bất tiện. Cũng trong năm 2012, doanh nghiệp ký kết hợp đồng địa điểm neo đậu tại bến tàu Hòn Gai đã yêu cầu chấm dứt hợp đồng; lượng khách vận tải của công ty giảm sút đáng kể.

Tuy hiện tại công ty đã UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép công ty CPVT khách thủy Quảng Ninh tổ chức neo đậu phương tiện, đón trả khách tại khu vực quy hoạch Bến cá chợ Hạ Long I nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời, còn việc tìm địa điểm mới di dời bến tàu thì vẫn đang bị “bỏ ngỏ”.

 Cơn lốc ngày 25/11/2006 gây thiệt hại lớn gây lật tàu QN26 làm 04 người bi chết.

 Các hợp đồng vay vốn dài hạn và ngắn hạn đều bị quá hạn từ năm 2009, 2010; lãi suất vay vốn lưu động ngân hàng năm 2010-2012 tăng lên cao khiến công ty khó khăn trong việc vay vốn.

 Bên cạnh doanh thu thì chi phí cũng là yếu tố quyết định đến lợi nhuận của công ty. Trong những năm gần đây,giá cả đầu vào của công ty tăng lên khá cao và biến động dữ dội: giá thực phẩm, giá điện, giá gas, đặc biệt là giá dầu diezel có thời điểm tăng lên 45%….Cùng với hệ lụy từ việc quy hoạch và xây dựng cầu Bài Thơ 1, công ty phải tiến hành vận chuyển hàng hóa từ tàu to sang tàu nhỏ để có thể đi qua cầu, sau khi được quy hoạch tạm tại Bến cá chợ Hạ Long I, công ty phải tiến hành di chuyển tàu thuyền, hàng hóa cũng như xây dựng tạm địa đỉểm tập kết, bán vé và đón trả khách mới… khiến cho chi phí hoạt động của công ty cũng tăng cao.

 Các loại phí bảo hiểm, thuế và lệ phí tăng cao làm cho tình hình kinh doanh của các DN vận tải thủy nói chung và công ty CPVT khách thủy Quảng Ninh nói riêng gặp nhiều khó khăn.

 Tiền thuê đất nhà nước tăng lên: Tại bến tàu Hòn Gai giá thuê năm 2008 giá thuê đất là 60.500đ/m2 thì nay đã tăng lên 77.500đ/m2.

Nguyên nhân chủ quan:

 Do mới chuyển đổi thành công ty cổ phần, chưa quen với mô hình quản lý mới tình hình kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn và tài chính mất cân đối.

 Ngành sản xuất kinh doanh chính của công ty là vận tải nhưng hiện tại ngành này buộc phải thu hẹp tại thời điểm năm 2006, thừa lao đồng kỹ thuật,

 Trình độ cán bộ công nhân viên còn hạn chế và chưa thực sự năng động.

 Đội tàu cũ nát, công suất hoạt động của máy lớn ,giá nguyên liệu đầu vào tăng cao (có lúc dầu diezen tăng 45%) trong khi lượng khách lại ít. Thêm vào đó có 2 tàu hỏng máy, không hoạt động được từ năm 2004.

Tất cả đều mang lại ảnh hưởng xấu cho công việc kinh doanh của công ty CPVT khách thủy Quảng Ninh. Công ty muốn thoát khỏi tình trạng này và kinh doanh một cách ổn định, vững chắc hơn thì cần phải có những giải pháp thiết thực, cũng như cần có những đề xuất, kiến nghị đối với các cấp chính quyền và cơ quan có liên quan.

Em chỉ xin đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị của bản thân trong

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY CPVT KHÁCH THỦY QUẢNG NINH

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới

3.1.1. Dự báo tình hình phát triển du lịch

3.1.1.1.Đặc điểm kinh tế- xã hội tác động đến ngành Du lịch

Trước tình hình phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến nền kinh tế nước ta trong năm 2009 phát triển chậm lại và đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành Du lịch. Đến nay, nhìn chung kinh tế thế giới đang dần phục hồi và tăng trưởng trở lại,kéo theo đó là sự phục hồi của nghành du lịch nói riêng.

Việt Nam được biết đến là một đất nước có lịch sử lâu đời với nhiều danh lam thắng cảnh, nền chính trị ổn định .Đây là những yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

Cùng với đó, đât nước ta đã và đang trên con đường hội nhập quốc tế, tuy bước phát triển có hơi muộn và còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm tới Việt Nam có đầy đủ mọi điều kiện để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nói chung và nghành kinh doanh du lịch nói riêng.

Những năm qua, cùng với nhịp điệu phát triển chung của cả nền kinh tế và ngành kinh doanh dịch vụ, ngành kinh doanh nhà hàng và vận tải cũng có những bước tiến đáng kể.

Tổng Cục Du Lịch đang đưa ra hàng loạt những chiến lược để nâng cao hiệu quả kinh doanh như linh hoạt như: Kích cầu, hạ giá thành, đưa ra nhiều chương trình khuyến mại đặc biệt, …Cùngng với sự phát triển không ngừng của các ngành kinh tế, mức sống và thu nhập của người dân cũng nâng cao, kéo theo đó là nhu cầu về du lịch, vui chơi, giải trí, …cũng phát triển mạnh.

3.1.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch của Hạ Long

Thành phố Hạ Long nằm gần kề thành phố cảng Hải Phòng, nằm giữa thủ đô Hà Nội và cửa khẩu quốc tế Móng Cái, có vị trí giao lưu vô cùng thuận lợi với các điểm du lịch hấp dẫn trong vùng, có điều kiện tiếp cận các nguồn khách lớn ở trong nước và ngoài nước qua đường bộ và đặc biệt qua đường biển.

Hạ Long cũng là điểm tập kết và trung chuyển cho các khách đi du lịch trong tỉnh tới Trà Cổ - Móng Cái, tới Vân Đồn - Cô Tô, tới Yên Hưng - Uông Bí - Đông Triều, tới các điểm lưu trú trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, tới các vùng du lịch ở Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước.

Thành phố bên bờ Di sản thế giới - vịnh Hạ Long. Vịnh đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, lần đầu vào năm 1994 về cảnh quan thẩm mỹ, lần thứ hai, năm 2000 về địa chất địa mạo. Mới đây nhất, năm 2011, vịnh Hạ long được bầu chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên Thế giới mới.

Bên cạnh đó, thành phố Hạ Long đã và đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, phát triển nhanh về mọi mặt, là một tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế.

Với các giá trị và tiềm năng vốn có, thành phố Hạ Long đã hội tụ những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch.

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty

Với những tiềm năng như trên, du lịch Hạ Long hứa hẹn sẽ phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN 2014 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CPVT khách thủy Quảng Ninh (Trang 51 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w