Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn tiếng việt nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (Trang 27 - 29)

4.3.6.1. Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính dương tính 93/98 BN, chiếm tỷ lệ 94,9% (Bảng 3.29), cao hơn Albertsen (2000): tỷ lệ dương tính 10-20%. Kết quả của nghiên cứu cao hơn, do tình trạng đến muộn của BN nước ta là phổ biến, khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, các dấu hiệu xâm lấn, di căn đã rõ ràng.

Tỷ lệ chụp cắt lớp dương tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ở độ biệt hóa cao: nếu PSA < 10ng/ml, tỷ lệ phát hiện ra bệnh 11,11%. Nhưng nếu PSA > 10ng/ml, tỷ lệ này tăng lên rõ rệt 88,89%.

PSA > 50 ng/ml, tỷ lệ có bất thường về tỷ trọng trong tuyến 78,26%, xâm lấn 68,60%, di căn hạch 77,78%, di căn xa 66,67%. Độ biệt hóa vừa và thấp: thay đổi tỷ trọng 95,65%, xâm lấn 87,36%, di căn hạch 94,44%, di căn xa 91,67%, sự khác biệt về tỷ lệ phát hiện ra các bất thường của chụp cắt lớp vi tính ở các mức PSA và giữa độ biệt hóa tế bào cao với độ biệt hóa tế bào vừa - thấp có ý nghĩa (P<0,001).

99 trường hợp làm xạ hình xương (Bảng 3.32), bất thường 69/99 BN (69,7%), trong đó di căn xương chậu chiếm tỷ lệ cao nhất 30,88%, cột sống 30,15%, tiếp theo đó là các vị trí khác đùi 11,03%, sườn 27,21%. Xạ hình xương dương tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ở biệt hóa cao 8,69%, nhưng nếu biệt hóa vừa và thấp 91,31% (P<0,001). PSA cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán của xạ hình xương. PSA < 10 ng/ml, tỷ lệ xạ hình xương dương tính 1,45%, tỷ lệ này tăng rõ khi PSA > 50 ng/ml - 71,01% (P<0,001). Đối với mức độ xâm lấn của u: T1-2 - 20,29% nhưng nếu ở T3-4 - 79,71% (P<0,001). Xạ hình xương dương tính tăng cao khi PSA > 10ng/ml, u đã xâm lấn, hoặc có độ biệt hóa vừa và thấp. Xạ hình xương dương tính thấp khi u còn khu trú trong tuyến, biệt hóa cao và PSA < 10ng/ml, sự khác biệt này có ý nghĩa (P < 0,001), kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định của Carter H.B (2006) xạ hình xương có độ nhạy chẩn đoán cao những trường hợp PSA > 10 ng/ml, Nguyễn Hoàng Đức (2006) những trường hợp có PSA < 10 ng/ml không cần làm xạ hình xương, nhận định trên đồng thời cho thấy tiến hành chụp xạ hình xương trong tầm soát ung thư sớm là việc làm không cần thiết.

Di căn xa, đặc biệt di căn xương liên quan chặt chẽ đến độ biệt hóa và nồng độ PSA huyết thanh. Nếu biệt hóa thấp và nồng độ PSA huyết thanh cao, nguy cơ di căn xương tăng lên rõ rệt. U có độ biệt hóa cao, ở mức PSA 4 ÷ 10 ng/ml, di căn xương 16,67%, nhưng với u có độ biệt hóa vừa ở mức PSA 10 ÷ 50 ng/ml, tỷ lệ này 28,89%. Quy luật này càng thấy rõ khi PSA > 50 ng/ml, độ biệt hóa vừa 71,11% (P<0,05), đặc biệt nếu độ biệt hóa thấp 94,44% (P<0,05).

Di căn xa khác trong UTTTL ít gặp, với các vị trí như phổi 5,79%, gan 8,69%, hạch 26,08%. Mario A (2007) di căn hạch và mô mềm ít phổ biến, chiếm tỷ lệ < 10%.

KẾT LUẬN

Phân tích đánh giá đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trên 138 bệnh nhân (2000 - 2011) cho thấy:

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn tiếng việt nghiên cứu mô bệnh học và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w