ĐIỀU CHẾ VÀ XỬ LÝ TÍN HIỆU TRONG ADSL
2.1 Phân chia phổ tần trong ADSL
Phổ tần cáp đồng kéo dài từ 0Hz đến 1.1 MHz, được chia thành các khoảng tần số để sử dụng cho các dịch vụ như sau:
- Từ 0Hz đến 4kHz: khoảng tần số dùng cho điện thoại và các dịch vụ dữ liệu băng tần thấp.
- Từ 80kHz đến 94kHz: khoảng tần số an toàn giữa băng thoại và khoảng tần số dùng cho dòng lên Upstream của ADSL.
Hình 2.1: Sự phân chia phổ tần số trong ADSL.
- Từ 94kHz đến 106kHz: khoảng tần số dùng cho dòng lên upstream của ADSL.
- Từ 106kHz đến 120kHz: Khoảng tần số an toàn giữa phổ tần dòng lên upstream và phổ tần dòng xuống downtream của ADSL.
- Từ 120kHz đến 1.1MHz: khoảng tần số dùng cho dòng xuống downstream của ADSL.
94kHz 100kHz POTS ISDN ADSL Upstream ADSL Downstream 4kHz 800kHz 120khz
Việc phân tách phổ tần số giữa thoại với ADSL được thực hiện nhờ bộ lọc Splitter. Lưu ý là bộ lọc tần số Splitter ngăn cả dòng một chiều DC không cho vào modem ADSL.
Việc phân tách phổ tần số giữa dòng lên upstream và dòng xuống Downstream được thực hiện bởi các bộ lọc thu phát của ADSL.
ADSL phân chia phổ tần số theo 2 cách:
• Cách 1: Phân chia theo tấn số FDM: Hai phổ tần dùng cho dòng lên và dòng xuống được tách riêng biệt.
• Cách 2: Phân chia theo dạng “triệt tiếng dội”- Echo Cancellation: Phổ dòng xuống bao trùm lên phổ dòng lên; và để tách riêng phổ người ta dùng phương pháp triệt tiếng dội.
Người ta chia phổ tần dòng xuống thành 256 phổ tần nhỏ, goi là kênh rời rạc, khoảng cách giữa các kênh là 4kHz. Kênh có số thứ tự cao nhất 256, cũng đồng nghĩa tần số cao nhất, nó không dùng cho dữ liệu mà dùng làm đồng bộ. Kênh thứ 64 (ở 276kHz) của phổ tần dòng xuống làm kênh pilot (định thời).
Người ta chia phổ tần dòng lên thành 31 phổ tần nhỏ và một kênh thứ 16 làm kênh pilot.
Hình 2.2: Sơ đồ khối tổng quát điều chế tín hiệu dùng trong công nghệ ADSL