6. Cấu trúc của đề tài:
2.1.1 Công giáo với văn hóa bản địa
Nền văn hoá của một dân tộc đƣợc ví nhƣ những tấm vải muôn màu mà những sợi dọc là những cốt lõi văn hoá của chính dân tộc đó, trong khi những sợi ngang là những đón nhận qua nhiều thế hệ. Nhƣ vậy, Công giáo đã dệt nên những sợi ngang muôn màu trong một quá trình phát triển của văn hoá Việt Nam. Khi Công giáo hiện diện ở Việt Nam thì đã có một yếu tố mới làm giàu cho văn hoá Việt Nam. Công giáo là tôn giáo giúp cho con ngƣời cảm nhận thực tại thần thiêng một cách rõ ràng và hữu lý nhất. Vì thực tại thần thiêng trong Công giáo không là những giáo thuyết cao siêu, những chân lý trừu tƣợng, hay những bí nhiệm từ trời cao, nhƣng là một ngôi vị cụ thể, một Thiên Chúa siêu việt nhƣng làm ngƣời ở giữa nhân loại, trở nên một con ngƣời hữu hình trong lịch sử, trong thời gian. Linh đạo Công giáo không chỉ dành cho những con ngƣời uyên thâm, tài năng, những nhà tu đức đạo hạnh, hay những học giả tƣ tƣởng thời danh, mà còn là con đƣờng nên rộng mở tiếp nhận tất cả những ngƣời nghèo, tầng lớp lao động chân chất, thế giới bình dân đông
10
Martinus Von Cochen O.S.F (2011), Thánh thể hy tế tuyệt vời (giải thích hy tế Thánh thể), lƣu hành nội bộ, trang 58.
đảo mà xã hội nào cũng có. Công giáo có khả năng đồng hành với mọi nỗi niềm của con ngƣời, cho dù họ là học giả cao siêu hay kẻ cùng đinh trong xã hội.
Ngƣời ta cho rằng đức tin luôn luôn xuất hiện trong một bộ áo văn hoá và nhờ đó ngƣời đón nhận có cơ may và tự do dựa theo bản sắc dân tộc mình mà tự khám phá ra những phƣơng cách thích hợp cho việc thâu nhập đức tin. Nếu Ngôi Lời đã trở thành nhục thể trong Ðức Giêsu thì việc hội nhập văn hoá là điều tất yếu. Niềm tin Công giáo có thể tháp nhập đƣợc vào trong nền văn hóa Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Vì cảm thức "cái thiêng" của ngƣời dân Việt phù hợp với bản chất "dung dị" của Tin mừng. Cái thiêng ở đây rất cụ thể trong cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời dân Việt. Có gì cụ thể hơn cây đa, bến nƣớc, bờ tre, mảnh vƣờn; có gì thân thƣơng hơn tình làng nghĩa nƣớc và thắm thiết hơn tƣơng quan máu mủ, ruột thịt trong văn hóa Việt Nam. Cũng vậy, có gì rõ ràng hơn, thiết thực hơn hình ảnh một cánh huệ ngoài đồng, dáng chim sẻ đang bay, một mẻ cá lớn, những hạt giống gieo vãi trên đƣờng mòn, giữa bụi gai, trên đá sỏi, mƣa đổ, sông tràn, gió thổi... trong lời rao giảng của Ðức Giêsu. Và có gì thắm thiết hơn một tình yêu cho đi cả mạng sống mình của Ðức Giêsu. Nếu trong Công giáo, bí tích Rửa tội là cửa ngõ đầu tiên của ngƣời tín hữu gia nhập vào cộng đoàn dân Chúa, thì nghi lễ Cáo gia tiên trong văn hoá Việt Nam là cửa ngõ cho những thành viên mới gia nhập vào cộng đồng gia tộc, làng nƣớc. Nếu trong Công giáo, một chút bánh, chút rƣợu và lời truyền phép của vị linh mục làm nên thực tại Thiên Chúa hiện diện nơi bí tích Thánh Thể, thì trong phong tục cúng bái Việt Nam, một nén hƣơng, đĩa xôi, chút rƣợu trƣớc hƣơng án ông bà tổ tiên thiết lập đƣợc tƣơng quan linh thiêng giữa cõi dƣơng và âm. Qua bí tích Hôn nhân Công giáo, đôi nam nữ đƣợc chính thức công nhận là vợ chồng trƣớc mặt Giáo hội và Thiên Chúa, thì qua những tục lệ cƣới hỏi Việt Nam, họ cũng đƣợc gia tộc, xã hội, làng nƣớc công nhận là đôi vợ chồng. Có thể nói, chính nhờ cảm thức về "cái thiêng" mà văn hoá Việt Nam có những sự tƣơng đồng rất gần gũi với những thực tại Công giáo.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả xin nêu lên một vài nét tiêu biểu của việc hội nhập văn hóa này.
Hội nhập văn hóa trong y phục
Nhƣ chúng ta đã biết, chiếc áo dài là một trang phục truyền thống của Việt Nam. Và ngày nay với sự hội nhập văn hóa mà hình ảnh của chiếc áo dài đã có mặt rộng rãi và trở nên phổ biến trong các thánh đƣờng Công giáo ở Đồng Nai. Trong các lễ hội, các cuộc rƣớc kiệu của giáo dân Đồng Nai ngày nay thì hình ảnh tà áo dài càng trở nên phổ biến. Tại một số giáo xứ, họ đạo ở Đồng Nai thì áo dài trở thành trang phục của bà con giáo dân khi tham dự Thánh Lễ hay các nghi thức tôn giáo. Theo khảo sát thì tại các vùng Công giáo toàn tòng nhƣ Hố Nai, Tân Mai, Gia Kiệm… thì rất nhiều giáo xứ chỉ mặc áo dài khi đi tham dự Thánh Lễ nhƣ ở xứ Tiên Chu, giáo xứ xuân Trà, giáo xứ xuân Hòa, giáo xứ Bắc Hải…
Hình 2.1 : Thiếu nhi xứ Văn Hải trong trang phục áo dài khi rƣớc kiệu ( Nguồn : Tác giả )
Hình 2.2 : Giáo dân giáo xứ Văn Hải trong trang phục áo dài truyền thống ( Nguồn : Tác giả )
Hình 2.3 : Giáo dân xứ Văn Hải trong trang phục áo dài ( Nguồn : Tác giả )
Theo ý kiến của Linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy, chánh xứ giáo xứ Tiên Chu, quản hạt Hòa Thanh cho biết : “Chúng tôi muốn có một nét gì đó thật riêng của Việt Nam nói chung và của Đồng Nai nói riêng trong các sinh hoạt tôn giáo nên chúng
tôi khuyến khích giáo dân mặc trang phục áo dài truyền thống trong khi tham dự các cử hành Phụng Vụ”.
Cũng theo chị Nguyễn Kim Hiền, một giáo dân xứ Xuân Trà cho biết : “ Tôi thấy mặc áo dài truyền thống rất đẹp, xứ tôi ai cũng tự hào khi mặc trang phục này đến nhà thờ đi lễ. Áo dài vừa thể hiện nét riêng của dân tộc, vừa lịch sự, phù hợp với những nơi tôn nghiêm nhƣ nhà thờ”.
* Ƣu điểm: Mặt tích cực đáng nhìn nhận của việc mặc trang phục áo dài trong
khi tham dự các cử hành Phụng Vụ là góp phần giữ gìn nét đẹp trang phục văn hóa dân tộc, tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống bản địa. Đây đƣợc xem nhƣ một yếu tố tích cực của Công giáo Đồng Nai trong quá trình đồng hành và phát triển.
* Hạn chế: Bên cạnh điểm tích cực đáng ghi nhận thì việc mặc trang phuc áo
dài truyền thống khi tham dự các cử hành tôn giáo của Công giáo Đồng Nai cũng gặp một số ý kiến bất cập. Cũng phải nhìn nhận rằng các nhà thờ là nơi tôn nghiêm, khi tham dự các cử hành tôn giáo thì ngƣời giáo dân cũng phải ăn mặc trang phục xứng hợp. Tuy nhiên theo trào lƣu của văn hóa phƣơng Tây nên một số ít ngƣời tham dự các nghi lễ tôn giáo lại ăn mặc các trang phục phản cảm, hở hang, thiếu thái độ tôn trọng nhƣ đầm dây, quần đùi, áo ống…Chính vì thế mà ở một vài giáo xứ đã quy định cách buộc việc mặc áo dài khi đi lễ đã gây ra không ít sự bất tiện. Việc mặc áo dài chỉ với lý do là kín đáo thì nhiều trang phục khác cũng rất kín đáo nhƣ quần tây, áo sơmi … Hơn nữa, áo dài không phải ai mặc cũng đẹp, cũng hợp mà còn tùy thuộc vào từng ngƣời, từng hoàn cảnh. Do vậy, theo tôi việc mặc áo dài của ngƣời dân Công giáo khi tham dự Phụng Vụ chỉ nên dừng lại ở việc khuyến khích, tự nguyện chứ không nên bắt buộc.
Công giáo và các lễ hội
Công giáo ở Đồng Nai có rất nhiều các ngày lễ hội truyền thống nhƣ giáo dân Công giáo ở các tỉnh khác nhƣ Lễ Phục Sinh, Lễ Giáng Sinh, Lễ quan Thầy của giáo phận, giáo xứ… Tuy nhiên, với đặc điểm là nơi có số đông giáo dân Công Giáo nên các lễ hội truyền thống của giáo dân Công giáo ở Đồng Nai đƣợc tổ chức với quy mô lớn, thu hút rất nhiều ngƣời tham gia, điển hình nhƣ ngày lễ Giáng Sinh.
Không khí đón chào đón lễ Giáng Sinh của giáo dân ở tỉnh Đồng Nai đã đƣợc chuẩn bị suốt trong tháng 12. Những ngày gần kề đêm Noel, tất cả các ngôi sao, hang đá đều đƣợc thắp sáng. Trên mọi ngả đƣờng, ngõ hẻm, nơi đâu cũng lung linh ánh sáng đặc trƣng mùa Noel. Những bộ trang phục ông già Noel với màu đỏ rực ấm áp và cây thông đƣợc bày bán khắp mọi nơi.
Không khí Giáng sinh đang tràn ngập trên xứ đạo Đồng Nai, nơi có hơn 800.000 giáo dân, với trên 300 giáo họ, giáo xứ và khoảng 50 dòng tu nam nữ. Tại các nhà thờ, công việc trang trí đèn màu, cây thông, hang đá đang đƣợc gấp rút chuẩn bị, nhiều dãy phố đƣợc bà con kết đèn với đủ màu sắc kéo dài 3, 4 cây số tạo nên vẻ lung linh huyền ảo mang đặc trƣng rất riêng của xứ đạo, báo hiệu một mùa Giáng Sinh an lành, no ấm đang về với giáo dân Công giáo Đồng Nai. Một điều đặc biệt mà tất cả các giáo xứ nơi đây đều giống nhau trong mùa Noel là tất cả xóm, ngõ, đƣờng phố đều trang hoàng lộng lẫy và sạch sẽ. Mọi ngƣời chú ý trang hoàng không gian chung, phố phƣờng không kém trong nhà mình. Hai bên quốc lộ 15 phƣờng Tân Mai, quốc lộ 1, phƣờng Hố Nai, thành phố Biên Hòa, hay nhƣ ở các huyện xa thành phố nhƣ Định Quán, Tân Phú…đều một không khí lễ hội tràn ngập.
Hình 2.4: Giáng sinh ở Long Thành ( Nguồn: Tác giả )
Hình 2.5: Không khí Giáng sinh ở Tân Mai ( Nguồn: Tác giả )
Ông Nguyễn Văn Độ, giáo dân ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom nói: “Chúng tôi là những giáo dân sống tốt đời đẹp đạo, dịp lễ Noel nào xóm đạo chúng tôi quy tụ lại mỗi ngƣời mỗi công việc để giăng đƣờng điện và làm một cái hang đá để tạo tinh thần đoàn kết trong xóm và đem lại niềm tin kính Chúa yêu nƣớc”.
Phải nói rằng, ngày lễ Giáng sinh của đồng bào Công giáo không chỉ riêng ở Đồng Nai mà hầu hết ở các địa phƣơng trong cả nƣớc ngày càng vui tƣơi hơn. Điều đó cũng thể hiện đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với giáo dân Công giáo, luôn tạo điều kiện tốt nhất để ngƣời có đạo thực hiện nghĩa vụ sống tốt đời đẹp đạo, sống và phục vụ với tinh thần kính Chúa - yêu nƣớc - thƣơng ngƣời. Qua đó, giáo dân Công giáo luôn mở rộng lòng bác ái với tâm niệm sống phúc âm giữa lòng dân tộc, đạo đời gắn bó, sống bác ái, chia sẻ yêu thƣơng là những điều bà con giáo dân luôn hƣớng tới và đó cũng rất phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của ngƣời Việt Nam.
Nếu so với lễ Phật đản của đồng bào Phật giáo ở Đồng Nai thì lễ hội Giáng Sinh của Công giáo đƣợc tổ chức với quy mô lớn hơn, thu hút đƣợc đông đảo mọi ngƣời tham dự. Đồng bào Công giáo ở Đồng Nai đã thực sự làm cho lễ Giáng Sinh của mình trở thành ngày hội lớn, tạo đƣợc sức ảnh hƣởng, là một trong số các lễ hội lớn của Đồng Nai.
Bên cạnh ngày lễ Giáng Sinh là ngày lễ đậm nét Công giáo đƣợc nhiều ngƣời biết tới thì Công giáo Đồng Nai còn có ngày lễ Phục Sinh cũng rất đặc sắc. Ngày lễ Quan thầy của giáo xứ, một hình thức thể hiện hình thức văn hóa làng xã rất đặc trƣng. Mỗi giáo xứ ở Đồng Nai đều có một ngày lễ Quan thầy (hay còn gọi là lễ Bổn mạng của xứ đạo, họ đạo). Ở nhiều làng Công giáo - xứ đạo tuy không quan niệm nhà thờ là ngôi đình làng nhƣng thánh quan thầy làng giáo - xứ đạo đƣợc ngƣời dân xem là thần hoàng làng. Ngày kỷ niệm thánh quan thầy là ngày kỷ niệm thần hoàng làng. Đó không phải là một ngày lễ trọng mà còn là một trong những ngày vui tƣơi, náo nhiệt của làng giáo – xứ đạo. Ngoài thánh lễ nhƣ bất kỳ thánh lễ nào khác, lễ kỷ niệm thánh quan thày có những đặc trƣng riêng. Giáo dân xứ đạo lo chuẩn bị từ những ngày trƣớc lễ: sửa soạn đƣờng sá, nhà xứ, nhà thờ, trang hoàng nhà thờ, nhà xứ, dựng cổng chào, chăng hoa, kết đèn. Có cả việc tập dƣợt nghi thức, nghi lễ sẽ diễn ra trong ngày lễ. Trƣớc thánh lễ là một cuộc đi kiệu. Ở những xứ đạo cổ là kiệu vàng, trên đó là ảnh hoặc tƣợng vị thánh quan thày. Kiệu đƣơc kết hoa lá. Đi trƣớc kiệu còn có ban nhạc cùng hành tiến rƣớc kiệu. Sau cuộc đi kiệu là Thánh lễ.
* Hạn chế: Bên cạnh những mặt tích cực thì dịp Lễ của ngƣời Công giáo Đồng Nai cũng có một vài điểm hạn chế nhƣ gây ra tình trạng kẹt xe, ăn uống quá chén…gây ảnh hƣởng đến an ninh và trật tự xã hội. Đến những vùng Công giáo toàn tòng nhƣ Hố Nai, Tân Mai, Gia Kiệm… vào những ngày Noel không thể tránh khỏi tình trạng kẹt xe, có khi kẹt xe hàng giờ vào những ngày cao điểm. Điều này đã trở thành một điều nhức nhối của các cơ quan chức năng trong kỳ lễ hội. Hơn thế lợi dụng kẹt xe mà một số thanh niên đã không chấp hành luật giao thông khi đi đƣờng nhƣ cẩu 3, không đội mũ bảo hiểm… khi lƣu thông trên đƣờng. Mừng lễ quá
hồ hởi khiến không ít ngƣời ăn uống quá chén, uống nhiều bia rƣợu và gây mất an ninh trật tự trong khu vực. Không rầm rộ nhƣ ngày Giáng Sinh nhƣng ngày lễ quan thày hay lễ Phục Sinh của Công giáo cũng còn một vài hạn chế nhƣ ăn uống, sử dụng rƣợu bia quá chén trong các cuộc vui gây mất trật tự, gây tai nạn giao thong…Thiết nghĩ, nếu nhƣ khi những ngày lễ hội diễn ra mà không xảy ra các tệ nạn xã hội thì lễ hội Công giáo càng ý nghĩa bội phần.
Nhìn chung lễ hội Công giáo đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Công giáo Đồng Nai nói riêng và ngƣời dân Đồng Nai nói riêng.
Công giáo với yếu tố trọng nữ của văn hóa Việt
Ở đây xin nêu lên một nét ảnh hƣởng văn hóa truyền thống dân tộc rõ nét trong việc tôn kính Đức Maria và các Thánh.
Về tôn kính ĐứcMaria
Trƣớc hết là danh xƣng mang tính hoàn vũ, nghĩa là tất cả tín đồ Công giáo trên toàn thế giới đều hiểu biết đƣợc mầu nhiệm, ý nghĩa mỗi danh xƣng. Các danh xƣng đó là: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo hội, Mẹ vô nhiễm nguyên tội, Mẹ ban ơn, Mẹ sầu bi....
Một số danh xƣng của Đức Maria mang tính địa phƣơng rồi lan truyền ra nhiều dân tộc theo Công giáo nhƣ: Mẹ Lộ Đức ( Pháp), Mẹ Fatima ( Bồ Đào Nha)... Một số danh xƣng của Đức Maria chỉ xuất hiện ở Việt Nam nhƣ: Mẹ La Vang, Mẹ Trà Kiệu, Mẹ Bãi Dâu...
Tuy cũng là hình ảnh Đức Maria, nhƣng mỗi danh xƣng lại có những nét đặc thù.Xét về quan niệm tín lý của Giáo Hội, Đức Maria và các Thánh chỉ đƣợc thờ kính, đóng vai trò trung gian cho các tín hữu. Tuy nhiên, trên thực tế thì ngƣời Công giáo Đồng Nai nói riêng và Công giáo Việt Nam nói chung đã chuyển hóa vai trò tôn thờ cũng có nghĩa là chuyển hóa niềm tin nơi Đức Maria theo một quan niệm Nữ thần.
Tôn giáo truyền thống Việt Nam coi trọng việc tôn thờ Mẹ (mẫu, thánh mẫu, nữ thần). Mẹ là sinh sôi, nảy nở, mẹ là khoan dung, che chở, hộ phù…
Các nhà dân tộc học giải thích yếu tố thờ mẹ là tàn tích hay bản thân chế độ mẫu hệ tồn tại dai dẳng. Vai trò mẹ, yếu tố nữ xâm nhập vào hầu hết các tôn giáo truyền thống và tôn giáo bình dân.Ở Đồng Nai, giáo dân gọi Đức Maria là Mẹ, là Thánh Mẫu. Sự chuyển hóa vai trò tôn thờ và niềm tin nơi Đức Maria thể hiện ở các đặc trƣng sau: Che chở, ban ơn
Che chở: Trong khó khăn, gian khổ hay khi gặp hoạn nạn, giáo dân thƣờng cầu xin với Đức Mẹ
Ban ơn: Giáo dân Công giáo luôn tìm đến Mẹ để xin đƣơc ban ơn toại nguyện trong cuộc sống hằng ngày nhƣ bình an, có việc làm...
Hình tƣợng Đức Maria trong tâm thức của giáo dân Việt Nam nói chung, giáo dân Đồng Nai nói riêng hết sức gần gũi nhƣ hình ảnh Mẹ trong tà áo dài, đầu