6. Cấu trúc của đề tài:
1.3.2 Từ năm 1965 đến nay:
Ngày 14 – 10 – 1965, Đức Thánh Cha Phaolo VI đã thành lập Giáo phân Xuân Lộc và trao cho Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn làm Giám mục tiên khởi. Giáo phận Xuân Lộc (tiếng Latin: Dioecesis Xuanlocensis) là một giáo phận Công giáo
Rôma Việt Nam. Giáo phận đã chọn Thánh cả Giuse là quan thầy Giáo phận. Toà giám mục đặt tại thị xã Long Khánh, Đồng Nai. Địa giới giáo phân Xuân Lộc khi mới thành lập có hình ngũ giác không đều. Phía Đông giáp giáo phận Đà Lạt và Phan Thiết, phía Tây giáp Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp biển đông, phía Bắc giáp Giáo phận Phú Cƣờng. Khi mới đƣợc thành lập, Giáo phận Xuân Lộc có diện tích 4.815 km2. Sau đó, theo sự phân chia lại địa giới hành chính của chính quyền Sài Gòn, địa giới của Giáo phận Xuân Lộc đã có sự thay đổi sau khi Vũng Tàu đƣợc tách ra khỏi Phƣớc Tuy. Đến năm 1975, theo sự sắp xếp lại cơ cấu hành chính đạo, Giáo phận Xuân Lộc bao gồm: tỉnh Tân Phú (phần đất thuộc quận Định Quán và tỉnh Long Khánh cũ), tỉnh Biên Hoà (gồm tỉnh Biên Hoà cũ và quận Kiệm Tân, tỉnh Long Khánh cũ), tỉnh Bà Rịa - Long Khánh (gồm quận Xuân Lộc thuộc Long Khánh, tỉnh Phƣớc Tuy và thị xã Vũng Tàu).
Sau năm 1975, trong khi hầu hết các giáo phận ở Miền Nam giảm sút về số lƣợng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, thì Giáo phận Xuân Lộc lại tăng nhanh do tiếp nhận một lƣợng khá lớn dân di cƣ (trong đó phần đông là giáo dân) từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Bắc về lập nghiệp ở các vùng kinh tế mới nhƣ Long Khánh, Xuân Lộc, Định Quán,… tạo thành vùng đồng bào Công giáo mới.
Qua nhiều lần chia tách địa giới hành chính, đến năm 1990, Giáo phận Xuân Lộc giới hạn trong 3 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và một phần huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
Đến năm 2005, đƣợc sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam và sự phê chuẩn của Giáo hoàng Bênêdictô XVI, Giáo phận Xuân Lộc tách làm 2 giáo phận, gồm: Giáo phận Xuân Lộc và Giáo phận Bà Rịa. Địa giới của Giáo phận Xuân Lộc
sau lần chia tách này gồm tỉnh Đồng Nai và một phần huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
Ngày đầu thành lập, Giáo phận Xuân Lộc với số giáo dân 164.144 giáo dân (trên tổng số 521.595 dân cƣ), 135 Linh mục triều, 19 Linh mục dòng, khoảng 250 tu sĩ nam nữ 7. Ngay từ khi Giáo phận mới đƣợc thành lập, vị Giám mục tiên khởi đã tổ chức Hội đồng Linh mục để giúp Ngài điều hành Giáo phận. Sau năm 1975, các sinh hoạt của Giáo phận tạm ngƣng. Đầu năm 2005, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh tái lập Hội đồng Linh mục. Hiện nay, Giáo phận có 12 ban theo các ủy ban của Hội đồng Giám mục, mỗi ban có một Linh mục đặc trách: Giáo lý Đức Tin, đặc trách Linh mục, phụ trách Chủng Sinh, đặc trách Tu sĩ, Giáo dân, Phụng tự, loan báo Tin Mừng, Thánh nhạc, bác ái xã hội, thông tin, di dân.
Giáo phận gồm 12 giáo hạt phân bổ đều trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Hạt An Bình (Trảng Bom).
Hạt Hòa Thanh (Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Biên Hòa). Hạt Hố Nai (Biên Hòa).
Hạt Tân Mai (Biên Hòa). Hạt Biên Hòa (Biên Hòa). Hạt Long Thành (Long Thành). Hạt Phƣớc Lý (Nhơn Trạch). Hạt Gia Kiệm (Thống Nhất). Hạt Phú Thịnh (Trảng Bom). Hạt Phƣơng Lâm (Tân phú). Hạt Túc Trƣng (Định Quán).
Hạt Xuân Lôc (Long Khánh, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ).
7
Hình 1.1: Sơ đồ Giáo phận Xuân Lộc ( Nguồn: Tòa Giám mục Xuân Lộc ) Các Giám mục đã từng cai quản:
Giám mục tiên khởi là Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn (1916-1975). Cai quản Giáo phận từ 9 tháng 1 năm 1965 đến 17 tháng 06 năm 1974.
Giám mục Đaminh Nguyễn Văn Lãng (1974-1988).
Giám mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật (1988-2004). Giám mục Tôma Nguyễn Văn Trâm (1942) phụ tá từ 1992-2005
Giám mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh (2004 - nay). Giám mục Tôma Vũ Đình Hiệu, phụ tá từ 2009.
Tuy giáo phận Xuân Lộc chƣa tới ngũ tuần, nhƣng đƣợc kế vị một gia sản về truyền thống, nhân sự và địa dƣ đầy tiềm năng. Từ khi thành lập đến nay, giáo phận không ngừng phát triển. Giáo phận Xuân Lộc hiện nay tự hào là giáo phận có số giáo dân lớn, phát triển. Là giáo phận có hệ thống cơ sở vật chất tốt khang trang nhất cả nƣớc. Tính đến cuối năm 2008, nhân sự giáo phận Xuân Lộc gồm: 841.231
giáo dân thuộc 223 giáo xứ trong 12 giáo hạt, 297 Linh mục triều, 96 Linh mục dòng và hơn 2000 tu sĩ nam nữ.
Tiểu kết chƣơng 1
Đồng Nai với bề dày hơn 300 năm hình thành và phát triển đã tạo nên đƣợc nền văn hóa phong phú và đa dạng. Đồng Nai không chỉ đƣợc biết đến là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển mà còn đƣợc biết đến nhƣ một vùng đất có đời sống tín ngƣỡng tôn giáo phong phú, đặc sắc.Hầu hết các tôn giáo đều có mặt ở Đồng Nai, hòa quyện tạo nên một nét văn hóa riêng cho Đồng Nai.Trong số các tôn giáo ở Đồng Nai thì Công Giáo chiếm một tỷ lệ khá lớn, làm phong phú đời sống tinh thần của ngƣời dân Đồng Nai.Với bề dày lịch sử của quá trình truyền giáo thì đến nay Đồng Nai đang là tỉnh có số giáo dân Công giáo lớn của cả nƣớc. Giáo dân Công giáo Đồng Nai – Giáo phận Xuân Lộc đang ngày một nỗ lực, chung tay cùng nhau xây dựng Đồng Nai ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống, hợp với tinh thần “ Tốt đời – đẹp Đạo” của giáo dân Công giáo Việt Nam.
Chƣơng 2: VAI TRÕ CỦA CÔNG GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI Ở ĐỒNG NAI
Công giáo là một tôn giáo thành viên trong gia đình Kitô giáo (cùng với Tin Lành, Anh giáo và Chính Thống giáo) ra đời ở khu vực Trung Đông thế kỷ I Công nguyên8. Mặc dù vậy, Công giáo đã phát triển cực thịnh ở Tây Âu giai đoạn Trung cổ (từ thế kỷ V - XV). Ở những quốc gia trải qua hàng thiên niên kỷ thần quyền Công giáo, đã khiến văn hóa Kitô và văn minh phƣơng Tây “khúc xạ” nhau, trong đó Công giáo chịu ảnh hƣởng một cách sâu đậm. Nói cách khác, sau “nghìn năm Trung cổ”, Công giáo đã trở thành một tôn giáo mang bản sắc văn hóa phƣơng Tây.
Tuy vậy, những thập kỷ cuối thế kỷ XIX đến khoảng giữa thế kỷ XX, cùng với nền kinh tế, khoa học kỹ thuật - công nghệ phát triển mạnh mẽ, tình hình chính trị, xã hội, trong đó có đời sống tôn giáo cũng có nhiều biến động, tác động không nhỏ tới niềm tin tôn giáo nói chung, Giáo hội Công giáo nói riêng. Ở một số tôn giáo lớn nhƣ Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành… đã có những thay đổi về nội dung tổ chức, phƣơng thức truyền giáo, khiến Công giáo phải nhìn nhận lại chính mình. Ngay trong Giáo hội, các phong trào thần học cũng diễn ra khá sôi động, nổi bật có các dòng Thần học Á châu, Thần học Giải phóng, Thần học Phụ nữ,…là những dòng thần học nổ ra nhƣ một cuộc phản kháng đòi hỏi phải có sự canh tân để đáp ứng yêu cầu mới của lịch sử.
Đứng trƣớc bối cảnh mới, Tòa thánh Vatican tiếp tục cho cải cách Giáo hội. Đại Hội nghị các Giám mục trên toàn thế giới lần thứ hai (còn gọi là Công đồng Vatican II)9.
Thƣ chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đƣợc tổ chức tại Rôma từ năm 1962 đến năm 1965. Trải qua 4 năm với bốn phiên họp, Công đồng đã đề ra nhiều nội dung đổi mới có tính chiến lƣợc, trong đó đáng chú ý là vấn đề
8
Cục dân vận (1998), Tìm hiểu về Tôn giáo, Nxb Quân đội nhân dân, trang 21.
9
cởi mở với thế giới và hội nhập văn hóa. Giáo triều đã chấp nhận sự đa dạng, mở rộng đối thoại và hiệp thông văn hóa, dần xóa bỏ rào cản địa văn hóa cho phù hợp với yêu cầu chung của Giáo hội. Tuyên bố chung nêu rõ: “Những gì tốt đẹp trong
tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong lễ nghi và văn hoá riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người”. Cùng với đó, Công đồng Vatican II còn đặt ra yêu cầu giáo dân phải sống theo đúng tinh thần Phúc âm ngay tại quê hƣơng mình: “Các người Kitô giáo
từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không phân cách với những người khác về chế độ, cũng như về tổ chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước”10.