2.3.1.1. Phương pháp thu số liệu
Tập hợp số liệu của bộ phận kỹ thuật của trung tâm bò Ba Vì theo các lý lịch sinh đẻ từ 2004 – 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thu số liệu trực tiếp tại các nông hộ tại các khu vực chăn nuôi, trạm trại chăn nuôi (cùng với người chăn nuôi vắt sữa, thu thập số liệu về năng suất sữa của chu kỳ đã hoàn thành tại các nông hộ, trạm trại ).
Bò được sử dụng để thu số liệu phải có lý lịch rõ ràng.
Số liệu về sản lượng sữa được thu từ các lần vắt sữa từ ngày đẻ đến 305 ngày và ngày cạn sữa để tính sản lượng sữa 305 ngày và trọn vẹn chu kỳ. Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày được tính từ ngày đẻ cho đến ngày thứ 305, đồng thời loại bỏ số liệu của gia súc có số ngày khai thác sữa thấp hơn 180 ngày còn nếu bò có thời gian khai thác sữa kéo dài hơn 305 ngày thì sản lượng sữa chỉ lấy đến ngày thứ 305 (Dematawewa, 1998) [44].
Tổng số bò được sử dụng số liệu trong nghiên cứu này có 2095 lứa sữa từ lứa 1 đến lứa 3 của 819 con bò F1, F2 và F3.
2.3.1.2. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
- Sản lượng sữa/ngày = sản lượng sữa buổi sáng+sản lượng sữa buổi chiều. - Thời gian cho sữa thực tế: Là khoảng thời gian tính từ lúc bò đẻ cho đến lúc bắt đầu cạn sữa trong cùng lứa (thời gian tính bằng ngày)
- Sản lượng sữa 305 ngày: Là sản lượng sữa vắt được trong thời gian 305 ngày tính theo phương pháp khoảng cách kiểm tra (Theo ICAR-2004) [47].
2.3.1.3. Phương pháp sử lý số liệu
- Số liệu được thu thập và đưa vào phầm mềm Excel để sắp sếp mã hóa
và hoàn thiện số liệu thô trước khi tính toán.
- Sử lý số liệu: Dùng chương trình Minitab-14 để phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố và đánh giá năng suất sữa của chúng.
- Phân tích năng suất sữa: dùng mô hình tuyến tính tổng quát: Yijk = μ + Gi + Lj+ (GL)ij+ εijk
Trong đó:
Yịklm: Sản lượng sữa chu kỳ (chu kỳ 305 ngày) của con bò thứ k, tại lứa đẻ thứ j, thuộc nhóm giống thứ i.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn Gi : Ảnh hưởng của nhóm giống thứ i (i=3; F1, F2 và F3)
Lj : Ảnh hưởng của lứa sữa thứ j (j=3; từ lứa 1 đến lứa 3) (GL)ij: là tương tác giữa giống và lứa đẻ
εijk: Là sai số dư thừa ngẫu nhiên N(0,2
e)
2.3.2. Phương pháp sử dụng cho nội dung 2
Để xây dựng đường cong tiết sữa để đánh giá năng suất sữa theo ngày cho sữa, sử dụng 192 bò có năng suất sữa ngày để xây dựng đường cong chuẩn theo dạng mẫu của Wilmink (1987)[59].
2.3.2.1.Đường cong có phương trình dạng: Yt = a + b.t + c.e- 0,05.t
Trong đó:
-Yt: Sản lượng sữa tại ngày cho sữa thứ t.
-t : Ngày của chu kỳ sữa.
-a: Hằng số có liên quan đến mức năng suất.
-b: Hằng số có liên quan đến giảm năng suất sữa sau sản lượng sữa đỉnh cao.
-c: Hằng số có liên quan đến tăng năng suất sữa về phía sản lượng sữa đỉnh cao.
-e: Cơ số của logarit tự nhiên 2,78
2.3.2.2.Phương pháp xác định các hằng số và biến trong hàm Wilmink (1987).
-t: Là ngày trong chu kỳ sữa. Lấy giá trị trung bình trong tháng cho sữa (SLStb) và t có giá trị: 30, 60, 90, 120, 150, 180, 210, 240, 270, 300 tương ứng với tháng thứ nhất đến tháng thứ 10.
-Yt : Là năng suất sữa của ngày cho sữa thứ t.
-e: Là cơ số logarit tự nhiên có giá trị bằng 2,78.
-Các giá trị của hằng số a, b, c được xác định bằng máy tính và được hỗ trợ nhờ phần mềm Excel và Minitab-14. Cách xác định như sau:
+ Các số liệu được thu thập từ tháng cho sữa 1 đến tháng sữa thứ 10 của ba lứa đầu của ba nhóm giống F1, F2, F3 (mã hóa và sử lý trên phần mềm excel).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn + Các giá trị của hằng số a, b, c sử dụng phần mềm minitab-14 để tính. Cách làm như sau : Với SLS1 tính trung bình sản lượng sữa của 10 tháng sữa tương ứng với giá trị Yt trong hàm, từ t ( 30, 60,..., 300) dùng phần mềm excel để tính giá trị e- 0,05.t
, như vậy ta đã biết các giá trị t và e- 0,05.t.
Nhập các giá trị Yt, t, e- 0,05.t vào khung Worksheet1 tương ứng với C1, C2, C3 trong khung Worksheet1 là giá trị Yt, t, e- 0,05.t.
Ví dụ, với lứa sữa 1, ta làm như sau:
Gõ lệnh: Stat → Regression → Regression sẽ suất hiện bảng Regression. Nhập giá trị Yt vào ô Response và t và e- 0,05.t vào ô Predictors. Sau đó, chọn OK, phần mềm sẽ chạy ra phương trình với các giá trị của a, b, c cụ thể.
Thay các giá trị a, b, c vào phương trình Wilmink (1987) [59] ta có phương trình chỉ có ẩn t ở bên phải. Thay các giá trị t (từ 1 đến 305) sẽ có NSS theo từng ngày cho sữa trong chu kỳ lý thuyết 305 ngày (tương ứng với các giá trị của Y bên trái). Dùng phần mềm excel và dựa theo các giá trị của t và Y để vẽ đồ thị của đường cong tiết sữa trong chu kỳ sữa lý thuyết 305 ngày.
Các SLS2, SLS3 của 3 nhóm bò lai cũng làm tương tự.
Sau khi xây dựng xong đường hồi quy lý thuyết, sử dụng số liệu của các con có thời gian tiết sữa từ 305 ngày trở lên trong nhóm xây dựng đường cong, để so sánh giữa kết quả thực tiễn và kết quả ước tính từ các đường cong lý thuyết trên cơ sở đó đánh giá mức độ chính xác và độ tin cậy của phương pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Năng suất, sản lƣợng và ảnh hƣởng của một số yếu tố đến khả năng cho sữa của bò HF lai tại Trung tâm nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì.
Khi nghiên cứu về khả năng cho sữa của nói chung và đàn bò sữa nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Hà Nội, thì chất lượng giống được đánh giá thông qua năng suất, sản lượng của bò sữa trong 3 lứa sữa đầu 3 nhóm giống F1, F2, F3. Vì vậy, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm giống và lứa sữa đến SLS của 3 lứa sữa đầu.
3.1.1. Năng suất sữa bò HF lai nuôi tại Ba Vì theo các yếu tố ảnh hưởng.
Chi tiết về NSS của đàn bò HF lai của Ba Vì trong nghiên cứu này thể hiện ở bảng 3.1. Kết quả trong bảng cho biết năng suất trung bình toàn đàn của ba nhóm giống và ở ba lứa sữa đầu đạt 3497,23 kg/con/lứa. Kết quả trong nghiên cứu có khác với công bố của tác giả Nguyễn Quốc Đạt tại Thành Phố Hồ Chí Minh và một số tác giả trong nước nghiên cứu về bò HF lai như Phạm Văn Giới và cộng sự (2006) [12]. Theo Nguyễn Quốc Đạt (1998) [6], năng suất sữa toàn đàn nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh là 3681,18 kg/con/lứa có cao hơn 183,95 kg.
Bản chất giống luôn là yếu tố cố định quan trọng nhất đến SLS của mọi vật nuôi khai thác sữa. Một số tác giả nghiên cứu về bò HF lai cho biết đối với bò lai hướng sữa của nước ta, SLS của bò F1 luôn thấp hơn bò F2 và F3, năng suất sữa tăng lên ở nhóm F1 đến cao nhất ở nhóm F2 nhưng sau đó lại giảm ở nhóm F3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1. Sản lƣợng sữa bq/CK 305 ngày (kg) của bò HF lai tại Ba Vì theo các nhóm giống ở các lứa sữa và tƣơng tác giữa chúng
Các yếu tố n (con) SLS SE Trung bình tổng thể 2095 3497,23 17,30 Theo nhóm giống n (con) LSM SE F1 208 3065,90a 56,96 F2 911 3573,04b 26,71 F3 976 3541,73b 26,52
Theo lứa sữa
n (con) LSM SE
1 745 3172,38a 41,45
2 664 3413,05b 41,53
3 686 3595,22c 34,91
Tƣơng tác giữa nhóm giống và lứa đẻ
Nhóm giống Lứa sữa n LSM SE
F1 1 55 2949,61a 106,77 2 55 2954,63a 106,77 3 98 3293,45b 79,99 F2 1 233 3303,84b 51,88 2 308 3690,78cde 45,12 3 370 3724,50ce 41,17 F3 1 457 3263,70b 37,04 2 301 3593,75d 45,64 3 218 3767,73e 53,63
Ghi chú: Trong cùng một mức yếu tố của cùng một cột giá trị LSM, nếu các giá trị LSM có các chữ ký hiệu nhỏ ghi ở góc trên giống nhau thì giữa chúng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.2. Phân tích phương sai về ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sữa bò HF lai nuôi tại Ba Vì.
Bảng 3.2. Kết quả phân tích phƣơng sai về ảnh hƣởng của nhóm giống, lứa đẻ và tƣơng tác giữa nhóm giống – lứa đẻ đến năng suất sữa cua bò
HF lai nuôi tại khu vực Ba Vì
Nguồn biến động Độ tự do Tổng Bình phƣơng Trung bình bình phƣơng F- Value Pr > F Nhóm giống 2 42504521 21252260 33,89 <,0001 Lứa đẻ 2 38182877 19091439 30,45 <,0001 Giống×Lứa đẻ 4 6144758 1536189 2,45 0,0442
Kết quả phân tích phương sai trong bảng 3.2 cho biết nhóm giống, lứa đẻ và tương tác giữa nhóm giống và lứa đẻ đều ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất sữa chu kỳ 305 ngày của bò HF lai tại Ba Vì. Kết quả cho biết rõ yếu tố nhóm giống trong nghiên cứu này có ba nhóm là F1, F2 và F3 vì vậy độ tự do sẽ là 2 (3-1) và mức ảnh hưởng rất rõ rệt P<0,0001. Như vậy nhóm bò có tỷ lệ gen HF khác nhau sẽ cho năng suất sữa khác nhau, kết quả này góp phần khẳng định ý nghĩa trong việc định hướng chọn tạo và lai cấp tiến trong kế hoạch giống bò lai tại Ba Vì. Kết quả trong bảng 3.2 cũng cho biết thêm yếu tố lứa đẻ cũng ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu năng suất sữa chu kỳ, cụ thể P<0,0001, kết quả này thể hiện năng suất sữa ở các lứa đẻ cũng bị thay đổi và khác nhau rõ rệt. Ngoài ra kết quả ở bảng 3.2 còn cho biết tương tác giữa nhóm giống và lứa đẻ cũng khác nhau rõ rệt (P=0,0442<0,05). Như vậy, có thể thấy các nhóm giống khác nhau ở các lứa đẻ khác nhau là khác nhau. Điều này cũng cho biết cần có chế độ kỹ thuật và chăm sóc thích hợp với các nhóm giống ở các lứa đẻ khác nhau để khai thác tốt năng suất của chúng. Kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiên cứu này cũng có phần phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả Phạm Văn Giới và cs. (2006) [12], Million Tadesse và Tadelle Dessie (2003), Msanga và cs (2000) [60], Tadelle Dessie (2003) [52], Sunny Zambrano và cs (2006) [56], Mohamed Khair và cs (2007) [53], Ameena Seangjun và cs (2009) [39], Daniel Peroto và cs (2010) [43], Dhara và cs (2006) [48], Amasaib và cs (2011) [38] các tác giả này cho biết nhóm giống và lứa sữa đều có ảnh hưởng đến năng suất của bò HF con lai.
3.1.3. Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sữa bò HF lai nuôi tại Ba Vì.
Qua bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy năng suất trong ba lứa đầu của bò F1
thấp nhất (3065,90 kg/con), thấp hơn có ý nghĩa thống kê rõ rệt so với hai nhóm kia (P<0,05), tiếp sau đó đến bò nhóm F3 (3541,73kg/con) và cao nhất ở nhóm bò F2 (3573 kg/con), tuy nhiên sai khác giữa hai nhóm bò F2 và F3
không có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P>0,05). Kết quả trong nghiên cứu này khác so với các tác giả nghiên cứu về bò HF lai của Msanga và cs (2000) [60] ở Tanzania, các tác giả cho biết năng suất sữa của bò nhóm F1(50%HF) có sản lượng sữa trung bình đạt 2370 kg/con/chu kỳ và cao hơn nhóm bò F3(75%HF) đạt 2338kg/con/chu kỳ.
Trong 3 lứa sữa đầu của các nhóm bò HF lai nuôi tại Ba Vì, SLS của lứa 1 thấp hơn hẳn so với lứa 2 và 3; trong lúc đó, SLS của lứa 3 cao hơn một chút so với lứa 2 và cả ba lứa khác nhau có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,05).
Năng suất sữa chu kì trung bình qua các lứa trong đàn bò sữa HF lai được theo dõi tăng lên rõ rệt: Tăng từ lứa sữa 1 (3172,38 kg/chu kì) lên 3413,05 kg/chu kì ở lứa sữa 2, lên tiếp 3595,22 kg/chu kì ở lứa sữa 3. Sự sai khác về SLS chu kì của các lứa là rõ rệt. Kết quả này cao hơn so với công bố của Nguyễn Văn Đức (2005) [8]; cao hơn so với công bố của Phạm Văn Giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
và cộng sự (2007) [14] trên đàn bò HF lai của cả nước. Một số tác giả nghiên cứu về bò HF lai cũng có chung kết quả là năng suất sữa tăng từ lứa 1 đến lứa 3 như Million Tadesse và Tadelle Dessie (2003) ở Ethiopia, Sunny Zambrano và cs (2006) [64] ở Venezuela, Dhara và cs (2006) [48] ở Ấn Độ, Mohamed Khair và cộng sự (2007) và Amasaib và cs (2011) [38] ở Sudan.
Xét về năng suất sữa chu kì trung bình giữa các lứa đẻ của đàn bò sữa lai HF theo từng lứa sữa qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 đã biểu thị sự sai khác rõ rệt. Sự chênh lệch cao nhất ở lứa 1 thấp hơn 422,84 kg sữa so lứa 3, chiếm 6,24% và lứa 1 thấp hơn 240,67 kg so với lứa 2, chiếm 3,65%, sự chênh lệch 182,17 kg của lứa 2 so với lứa 3 chiếm 2,6%. Như vậy, năng suất sữa chu kì trung bình giữa các lứa đẻ của đàn bò sữa lai HF theo từng lứa sữa có sự khác nhau.
Biểu đồ: 3.1 Năng suất sữa chu kỳ 305 ngày (kg) của ba lứa đẻ
Năng suất sữa chu kì trung bình qua các giống trong đàn bò sữa HF lai được theo dõi tăng lên rất rõ rệt: Tăng từ nhóm giống F1 (3065.90 kg/chu kì) lên 3573.04 kg/chu kì ở nhóm giống F2, ở nhóm giống F3 (3541.73 kg/chu kì) cao hơn F1 nhưng lại thấp hơn F2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xét về năng suất sữa chu kì trung bình giữa các nhóm giống của đàn bò sữa lai HF theo từng giống qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.2 đã biểu thị sự sai khác rõ rệt giữa nhóm giống F1 thấp hơn 507,14 kg so với nhóm giống F2, chiếm 7,64% và thấp hơn 475,83 kg so với nhóm giống F3, chiếm 7,2%. Đối với nhóm giống F3 lại thấp hơn 31,31kg so với nhóm giống F2, chiếm -0,44% ( năng suất lứa sau thấp hơn năng suất lứa trước nên có giá trị âm). Như vậy, năng suất sữa chu kì trung bình giữa các nhóm giống của đàn bò sữa lai HF có sự khác nhau, năng suất của nhóm bò F1 thấp hơn năng suất sữa của nhóm bò F2 và F3 nhưng nhóm bò F3 lại thấp hơn một chút so với nhóm bò F2.
Biểu đồ: 3.2 Năng suất sữa chu kỳ 305 ngày (kg) của ba nhóm giống
Về tương tác giữa nhóm giống và lứa đẻ được thể hiện rõ ở Biểu đồ 3.3. Sự khác biệt này thể hiện rõ ràng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biểu đồ: 3.3. Năng suất sữa chu kỳ 305 ngày (kg) của ba nhóm giống theo ba lứa đẻ
Qua biểu đồ, có thể thấy các nhóm giống khác nhau ở các lứa đẻ khác nhau cho năng suất sữa khác nhau. Kết quả này tương đương với kết quả tìm được của Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Văn Đức (1991)[24] trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Trung tâm sữa và giống bò Hà Nội và Trung tâm nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì. Điều này cho biết, người chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì cần có chế độ kỹ thuật và chăm sóc thích hợp với các nhóm giống ở các lứa đẻ khác nhau để khai thác tốt năng suất của chúng.
3.2. Xây dựng đƣờng cong tiết sữa của ba nhóm giống bò trong ba lứa sữa đầu trên bò HF lai tại Ba Vì
3.2.1. Năng suất sữa trung bình trong ngày ở các tháng sữa của 3 nhóm bò HF lai nuôi tại Ba Vì
Năng suất sữa trung bình (NSS) trong ngày của các cá thể trong các tháng tiết sữa của bò HF lai tại Ba Vì được thể hiện ở Bảng 3.3.