Các biện pháp thích ứng với thị trường

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam hiện nay (Trang 28 - 29)

Thị trường xuất khẩu gạo nhìn chung không ổn định về khách hàng và lượng hàng. Thực tế một số nước nhập khẩu gạo cũng là những nước sản xuất nhưng chưa tự túc được lương thực. Để đảm bảo hơn hiệu quả kinh tế xã hội của sản xuất và xuất khẩu gạo, cần nâng cao khả năng thích ứng với những biến động của thị trường thế giới. Để làm được như vậy cần phải:

- Kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về loại hình doanh nghiệp, về quy mô doanh nghiệp.

- Cần có cơ chế mềm trong quản lý và giao hạn ngạch xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp. Có cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ xuất khẩu gạo tiểu ngạch thông qua các nước láng giềng nhằm tăng khả năng, cân đối cung cầu gạo trên thị trường nội địa.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để lắm bắt kịp thời nhu cầu gạo, đồng hợp không bị khách hàng ép giá bán cũng như các điều kiện khác. Kinh phí để nghiên cứu thị trường nên có cơ chế để huy động thích hợp từ các doanh nghiệp, giảm gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước.

- Công tác Marketing là hết sức cần thiết trong việc đưa hạt gạo Việt Nam ra thị trường thế giới. Cũng như bao loại hàng hóa khác, gạo Việt Nam cũng cần phải định vị thương hiệu và nếu không có chiến lược rõ ràng thì việc bán gạo cũng chi phối bởi quy luật cung cầu như bao loại hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xuất khẩu gạo có chiến lược marketing tốt thì hạt gạo mang thương hiệu Việt Nam sẽ khẳng định được vị thế trong lòng người tiêu dùng quốc tế. Ngoài ra, việc xác định đối thủ cạnh tranh cũng không kém phần quan trọng trong công tác xuất khẩu gạo của Việt Nam. Không chỉ nhận diện đối thủ cạnh tranh mà phải xác định khách hàng và phân biệt được đâu là khách hàng mục tiêu cũng như nước nào là nước

nhập khẩu gạo chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường thế giới biến động từng giờ, từng ngày do đó doanh nghiệp không ngừng cập nhật thông tin thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing và định vị thương hiệu cho gạo Việt Nam trên trường quốc tế.

Sau khi định vị, nhận diện và xây dựng thương hiệu, việc thiết lập vị trí cho thương hiệu gạo Việt Nam cũng hết sức quan trọng. Chính vì vậy, phương hướng để phát triển và tính đặc thù của thương hiệu nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam thành khối thống nhất hoàn chỉnh. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, tên thương hiệu, câu định vị thương hiệu, lô-gô cũng như hình thức, kiểu chữ, mầu sắc thương hiệu phải gắn liền với đặc trưng của gạo Việt Nam và con người Việt Nam cũng như tính độc quyền thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác truyền thông cũng góp phần quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế.

- Quan hệ chính trị đối ngoại cần đi trước một bước để tạo điều kiện cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường. Ví dụ như thị trường Châu Phi có nhu cầu lớn, song khả năng thanh toán lại bị giới hạn. Thời gian qua để chiếm lĩnh thi trường này phải thông qua các nước Châu Âu, bán gạo cho họ để họ viện trợ cho các nước Châu Phi. Làm như vậy là do ta có quan hệ tương đối tốt với các nước chủ dự ánviện trợ. Cần phát huy tiếp tục hướng đi này trong thời gian tới

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam hiện nay (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w