Phương hướng của Nhà nước đối với xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Từ nhiều năm nay, nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, nên hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta chưa được quy hoạch một cách khoa học, vẫn trong tình trạng “trăm hoa đua nở”, nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Tất nhiên, những người trồng lúa vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi hơn cả.

Nhằm chấn chỉnh kịp thời hoạt động xuất khẩu gạo theo hướng có lợi, bảo đảm tiêu thụ thóc gạo cho người trồng lúa, cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước ngày 4-11-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Nghị định nêu rõ: Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện về đăng ký kinh doanh, kho chuyên dùng phù hợp tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành với sức chứa tối thiểu 5000 tấn thóc, đồng thời phải có cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ. Kho chứa và cơ sở xay, xát thóc phải thuộc sở hữu thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo…

Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc cân đối nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước, công bố vào quý 4 hằng năm nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm kế hoạch tiếp theo; cập nhật và thông báo với các cơ quan chức năng về tình hình sản xuất, sản lượng, chủng loại theo mùa vụ trong năm. Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ

sở nguồn thóc, gạo hàng hóa được cân đối cho xuất khẩu hàng năm theo quy định. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn tổ chức hệ thống thu mua, phân phối gạo và bảo đảm bình ổn thị trường tiêu dùng nội địa; kiểm tra việc thực hiện mua thóc, gạo hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Khi giá gạo trong nước biến động gia tăng vượt mức quy định theo pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về bình ổn giá mặt hàng gạo và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo, hướng dẫn thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đưa ngay gạo dự trữ lưu thông bổ sung vào nguồn cung ứng thị trường trong nước. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tham gia bình ổn giá và được bù đắp các chi phí phát sinh theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, NĐ 109 buộc các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia vào thị trường lúa gạo Việt Nam phải đầu tư nghiêm túc vào sản xuất, chế biến như đối với doanh nghiệp trong nước. Có thể nói trước mắt nghị định này không vi phạm nguyên tắc WTO vì điều kiện đối với đối tượng thương nhân trong và ngoài nước là như nhau. Hơn nữa nó giúp ngành nông nghiệp, nhất là người nông dân có thêm thời gian để chuẩn bị, đỡ bị tổn thương khi mở cửa thị trường lúa gạo cho doanh nghiệp nước ngoài, trong đó không thể thiếu các trader chuyên nghiệp của thế giới, thành thạo kỹ thuật mua bán, nâng giá, dìm giá… làm mưa gió trên thị trường, rất nguy hiểm

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w