Thứ nhất: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, một nhiệm vụ chiến
lược:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác định xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, và “trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu lên cơ cấu kinh tế hiện đại, nền kinh tế quốc dân sẽ bao gồm nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, nhiều trình độ công nghệ”. Thực tế đã chỉ rõ, về quy mô sản xuất kinh doanh ở nước ta, điều hợp lý là phải kết hợp chặt chẽ giữa quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ, trong đó quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu.
Thứ hai: Hình thành một hệ thống chính sách khuyến khích:
Một hệ thống chính sách minh bạch, nhất quán, ổn định và được thực thi nghiêm túc đang là đòi hỏi rất cấp bách của DNN&V, để DNN&V có thể đứng vững trong thị trường trong nước và có đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Có thể nêu các chính sách chủ yếu như sau: +Chính sách về vốn
+Chính sách thị trường
+Chính sách khuyến khích đầu tư +Chính sách thuế
+Chính sách mặt bằng kinh doanh +Chính sách về công nghệ
Thứ ba: DNN&V có rất nhiều khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm. Nhưng trình độ tay nghề của người lao động ở đây rất kém, chủ yếu là lao động phổ thông.Vì vậy rất cần đẩy mạnh việc đào tạo nhân công lành nghề tại các trường, lớp đào tạo bằng nhiều hình thức do các DNN&V hoặc các tổ chức xã hội đảm nhiệm. Nhà nước tạo thuận lợi, khuyến khich phát triển và nâng cao chất lượng các trung tâm dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp lớn liên kết, giúp đỡ các DNN&V đào tạo công nhân lành nghề.
Đối với doanh nhân, điều quan trọng là có sự nhìn nhận mới của các nhà quản lý và của xã hội, xoá bỏ mọi kỳ thị, phân biệt đối xử, cần cải thiện bộ mặt của doanh nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng.Doanh nhân trong khu vực kinh tế dân doanh là những người rất đáng tôn vinh vì họ đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư kinh doanh trong điều kiện khó khăn, bất trắc hiện nay.Tuy nhiên, điều dáng chú ý hiện nay là nhiều doanh nhân
từ cao đẳng trở lên, và khoảng 48% doanh nhân không có bằng cấp chuyên môn. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp còn rất thiếu, còn bỡ ngỡ trước thị trường đang đầy rẫy cạnh tranh và thách thức. Vì vậy, rất cần thiết bằng nhiều hình thức do Nhà nước tổ chức và nhất là khuyến khích mạnh các tổ chức xã hội mở rộng việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ doanh nhân phù hợp với kinh tế thị trường.
Thứ tư: Mạng lưới các tổ chức tư vấn, hỗ trợ:
Trong điều kiện kinh doanh vừa rất mới, vừa rất khó khăn, hoạt động của các tổ chức tư vấn, tổ chức hỗ trợ là rất cần thiết. Nội dung tư vấn có rất nhiều: từ tư vấn về thị trường, công nghệ đến quản trị kinh doanh, v.v...Các hoạt động hỗ trợ cũng rất đa dạng, nhất là về vốn, đào tạo nghề. Các DNN&V hiện nay cũng rất thiếu thông tin, kể cả các văn bản pháp quy về chủ trương, chính sách mà họ cần biết để thi hành, thông tin về thị trường, về công nghệ... Chúng ta có thể dựa vào các tổ chức nước ngoài để giải quyết yêu cầu này, nhưng chủ yếu vẫn phải là khai thác khả năng trong nước.Trong kinh tế thị trường, cộng đồng xã hội và các tổ chức xã hội giữ vai trò cực kỳ quan trọng, giữ cầu nối với Nhà nước với doanh nghiệp trong nhiều loại hoạt động. Cộng đồng các DNN&V rải rác khắp nước, có những tiềm năng rất phong phú để tự lo liệu công việc của họ. Nhà nước chỉ nên quản lý những công việc đích thực cần thiết, chỉ nên làm những việc mà xã hội và doanh nghiệp không làm được. Các tổ chức nghề nghiệp như phòng thương mại, hội công thương, câu lạc bộ doanh nghiệp, trung tâm tư vấn...là những tổ chức dân sự rất đáng khuyến khích phát triển, là nơi mà cộng đồng các DNN&V cùng nhau bàn luận một cách dân chủ và giúp nhau giải quyết được nhiều việc về tư vấn và hỗ trợ nói trên mà không cần thiết đến bàn tay của Nhà nước, kể cả việc thông qua các tổ chức xã hội đó, doanh nhân tự giáo dục để tự hoàn thiện. Đó chính là mô thức “Chính phủ nhỏ, xã hội lớn” mà Trung Quốc nêu lên trong cuộc cải cách mở cửa. Thứ năm: Vai trò của Nhà nước
Trong kinh tế thị trường, thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn các lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhà nước có chức năng định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế, khuyến khích cạnh tranh hợp pháp, chống độc quyền, bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Nhà nước là “người cầm lái” chứ không phải là
“người cầm chèo”. Nhà nước không can thiệp vào những hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Theo hướng đó, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho DNN&V trong các mặt như:
+Đơn giản hoá các thủ tục đăng ký kinh doanh. Thay vì doanh nghiệp phải xin cấp giấy phép thành lập và xin cấp giấy đăng ký kinh doanh, sau đó lại phải xin cấp rất nhiều giấy phép hành nghề như trước đây, từ nay doanh nghiệp chỉ cần đăng ký kinh doanh với thủ tục đơn giản.Theo Nghị định 25/1999 ngày 8-7-1999 ban hành quy chế đầu tư và xây dựng, giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp trong nước cũng đã được bãi bỏ, khoảng gần 200 loại giấy phép hành nghề cũng đang được nghiên cứu giảm bớt.
+Để hỗ trợ các DNN&V, Nhà nước cần hình thành rõ một hệ thống các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển mạnh hơn nưã DNN&V như đã trình bày ở trên. Điều quan trọng là xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan chính quyền các cấp trong việc nghiên cứu, ban hành và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đã được ban hành. Khắc phục khuynh hướng các bộ,nganhfban hành các văn bản, các thông tư không quán triệt đường lối đổi mới, quy định những điều khoản bảo vệ cho quyền hành và lợi ích cục bộ của bộ, ngành đó mà không quan tâm đến những khó khăn vất vả của doanh nghiệp khi thực hiện. Chính phủ cũng đã quy định quyền của doanh nghiệp trong việc tham gia hoạch định chính sách, đối với các văn bản liên quan đến đối tượng thi hành là doanh nghiệp thì trước khi ban hành, phải được lấy ý kiến đóng góp của doanh nhân thông qua các tổ chức như: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội công thương. +Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính vẫn là một nhiệm vụ rất nặng nề của các cơ quan hành chính nhà nước. Phải làm cho mọi công chức nhận thức đầy đủ rằng họ là những người do dân, do doanh nghiệp đóng thuế để nuôi, chức trách của họ là phục vụ dân, phục vụ doanh nghiệp, chứ không phải là cấp trên, có quyền ban ơn cho các doanh nghiệp, họ thi hành công vụ chính là thực hiện những công việc được pháp luật giao cho, họ “chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép” chứ không được bày vẽ ra những lệ làng để sách nhiễu doanh nghiệp. Những hành vi cửa quyền, sách nhiễu của công chức đối với doanh nghiệp phải được trừng trị nghiêm khắc.
+Việc thanh tra kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang là một lĩnh vực gây rất nhiều khó khăn,
định khá chặt chẽ về công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. Việc thanh tra, kiểm tra phải theo đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ các quy định của pháp luật. Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ: việc thanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp, thời hạn thanh tra không quá 30 ngày. Khi thanh tra phải có quyết định, kết thúc phải có bản kết luận. Công chức lợi dụng thanh tra để sách nhiễu doanh nghiệp thì phải bị xử lý, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp. Đó là những quy định rõ ràng nhằm bảo vệ quyền của doanh nghiệp, cần được thực hiện nghiêm túc.
+Các cơ quan bảo vệ pháp luật, khi xử lý các vụ doanh nhân vi phạm pháp luật, cần phân tích toàn diện, hiểu rõ những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành mà xử lý đúng người, đúng tội, không nên một chiều hình sự hoá các quan hệ dân sự.
+Để hình thành các tổ chức xã hội trong các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các DNN&V, Nhà nước cần có chính sách ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội đó hoạt động có hiệu quả thiết thực, khắc phục các tiêu cực có thể xảy ra. Về phía mình, Chính phủ cần hình thành một tổ chức của Nhà nước làm đầu mối phối hợp các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách, các chương trình hỗ trợ DNN&V,v.v...
Tóm lại, để phát triển mạnh hơn nữa các DNN&V, cần giải quyết nhiều vấn đề đồng bộ, từ nhận thức đến các chính sách khuyến khích, khung pháp lý phù hợp và tổ chức thợc hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự cố gắng vươn lên của các DNN&V, nhưng chủ yếu vẫn là các cơ quan Nhà nước phải tiếp tục đổi mới nền hành chính Nhà nước, từ thể chế đến bộ máy và công chức, bảo đảm cho Nhà nước thực hiện đúng chức năng của mình trong quan hệ với doanh nghiệp.
MỤC LỤC
Phần mở đầu
Phần I: Định nghĩa khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa Phần II: Đặc điểm khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phần III: DNN&V với luật khuyến khích đầu tư trong nước Phần IV: Luật doanh nghiệp -
Cơ sở pháp lý mới đối với các DNN&V ngoài quốc doanh Phần V: Những khía cạnh pháp lý của việc thuê đất kinh doanh, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn
Phần VI: Chính sách, pháp luật thuế, tín dụng hỗ trợ phát triển DNN&V
Phần VII: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thách thức đối với DNN&V của Việt Nam Phần VIII: Phần kết luận
Tài Liệu Tham Khảo
1-Các Văn Bản Pháp Luật Về Quản Lý Doanh Nghiệp 2-Phát Triển Kinh Tế
3-Kỷ Yếu Khoa Học: Dự án chính sách hỗ trợ phát triển 4-Kinh Tế Ngoài Quốc Doanh Thời Kỳ Mở Cửa
5-Tạp Chí Công Nghiệp
6-Tạp Chí Cộng Đồng Phát Triển
7-Tạp Chí Việt Nam Châu á Thái Bình Dương.