PHẦN VII: KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA), THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thách thức đối với DNN&V của Việt Nam (Trang 26 - 33)

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA

VIỆT NAM.

Ngày nay vấn đề toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại đã trở thành vấn đề cấp thiết. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về vốn, nguyên liệu, công nghệ, thị trường....Do dân số thế giới không ngừng tăng lên,tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt cùng với môi trường sinh thái bị huỷ hoại nghiêm trọng, nên các quốc gia buộc phải tăng cường liên kết kinh tế, mở cửa thị trường, hợp tác để phát triển.

Không có quốc gia nào đóng cửa thị trường mà đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Một ví dụ điển hình là tại Đông á, từ đầu thế kỷ thứ 19, nước Nhật đã mở cửa thị trường buôn bán với phương Tây, tiếp thu khoa học công nghệ,cải cách nền kinh tế. Đặc biệt là thời gian sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã thực hiện chiến lược xuất khẩu nhằm mục tiêu công nghệ hoá, hiện đại hoá, kết quả họ đã trở thành một trong những nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (nhóm G8), Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore tuy có chậm hơn nhưng họ cũng trở thành những nước công nghiệp mới (Nics).

I-Lý Thuyết Về Tự Do Hoá Thương Mại Vùng

Theo lý thuyết về hội nhập vùng, thì ảnh hưởng của việc tạo lập thương mại sẽ dẫn đến thay đổi cả trong sản xuất lẫn tiêu dùng. Sẽ có sự thay thế sản xuất nội địa bằng sản xuất của nước bạn hàng và sự thay thế tiêu dùng của nước bạn hàng bằng hàng hoá sản xuất nội địa. Tạo lập thương mại sản sinh ra hai loại lợi ích kinh tế: một là, tiết kiệm được chi phí sản xuất do nhập khẩu nguyên liệu đầu vào với giá rẻ hơn, hai là, do thay thế chi phí cao bằng chi phí thấp sẽ tạo ra lợi ích thặng dư của người tiêu dùng. Tự do hoá thương mại vùng có thể mang lại lợi ích nếu hầu hết các nhà sản xuất có hiệu quả đều là thành viên.

Tự do hoá thương mại sẽ buộc các nhà sản xuất của nước thành viên phải tăng cường khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng, mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường. Để đạt được mục tiêu, nhà sản xuất phải luôn đổi mới công nghệ và phải đầu tư vào lĩnh vực nào có hiệu quả nhất. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc cạnh tranh này.

Tự do hoá thương mại cũng làm cho xuất nhập khẩu nhiều hơn và đó là yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế.

Nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh, lý thuyết này hiện nay đã được các nền kinh tế thành viên áp dụng, phát huy thế mạnh của mình trong quá trình hội nhập, nó cũng là kết quả của việc phân công lao động quốc tế một cách tự nhiên, theo quy luật thị trường.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được xem như là cơ hội để Việt Nam thực hiện bước đi đầu tiên của mình trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nhưng nó cũng là thách thức đối với nền sản xuất của chúng ta.

II-Mục Tiêu Của AFTA, Công Cụ Thực Hiện Và Cam Kết Của Việt Nam

1-Mục tiêu của AFTA:

-Thứ nhất là thực hiện tự do hoá thương mại bằng việc loại bỏ hàng rào thuế quan trong thương mại nội bộ ASEAN, trong khi vẫn cho phép nước thành viên duy trì chính sách với phần còn lại của thế giới.

-Thứ hai, phải giảm dần và tiến tới xoá bỏ hẳn các biện pháp phi quan thuế, như: hạn chế số lượng, quota, giấy phép, phụ thu hải quan, các biện pháp cản trở thương mại khác.

-Thứ ba, làm cho ASEAN thích nghi với môi trường kinh tế quốc tế, dần dần phù hợp với các nguyên tắc của APEC và WTO.

-Thứ tư, thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một khối thị trường chung thống nhất với những điều kiện ưu đãi hấp dẫn đầu tư nước ngoài hơn các khu vực khác.

2-Công cụ để thực hiện mục tiêu AFTA

a-Công cụ để thực hiện tự do hoá thương mại, thực hiện mục tiêu Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN là Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).

Ngay sau khi trở thành thành viên ASEAN, tháng 7-1995 Việt Nam đã ký kết tham gia hiệp định này, cam kết giảm dần thuế suất thuế nhập khẩu xuống 0 đến 5%. Bắt đầu thực hiện từ năm 1996 và phải hoàn thành vào năm 2006 ( trừ các mặt hàng thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn và một số mặt hàng thuộc danh mục loại trừ tạm thơì), giảm dần và thôi áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch khác; loại bỏ các biện pháp phi thuế

bảo hộ sản xuất trong nước bằng biện pháp thuế quan nhưng ở mức thấp và một số biện pháp khác phù hợp với thông lệ quốc tế như: tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, sức khoẻ cộng đồng...

b-Khái niệm về các danh mục mặt hàng trong hiệp định CEPT

Hiệp định áp dụng với tất cả sản phẩm chế tạo, sản phẩm cơ bản và nông sản, chia ra làm 4 loại danh mục hàng hoá:

+Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL):

Là danh mục bao gồm các mặt hàng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, sức khoẻ, văn hoá phẩm ảnh hưởng xấu tới đạo đức xã hội, lịch sử, truyền thống văn hoá.(Việt Nam quy định khoảng 213 mặt hàng thuộc danh mục này, chiếm khoảng 41% kim ngạch NK với ASEAN).

+Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)

Tức là các mặt hàng tạm thời chưa đưa vào thực hiện hiệp định

CEPT, chiếm 34% kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN.

+Danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SEL):

Danh mục này gồm các mặt hàng nông sản rất nhạy cảm đối với

nền kinh tế, nếu đưa vào thực hiện CEPT ngay nó sẽ tác động bất lợi tới sản xuất ( đối với danh mục này mỗi năm các nước thành viên phải chuyển 20% mặt hàng vào danh mục cắt giảm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Danh mục mặt hàng đưa vào thực hiện CEPT:

Danh mục này được chia làm hai loại: loại giảm nhanh và loại giảm bình thường.

Vừa qua, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội tháng12-1998. Nguyên thủ của nhiều quốc gia thành viên lại đề nghị rút ngắn thêm thời gian hoàn thành, đối với Việt Nam các nước vẫn dành ưu tiên cho thời gian hoàn thành là vào năm 2006 nhưng phải có nghĩa vụ tối đa hoá các dòng thuế đạt 0 - 0,5% vào năm 2003 ( tối đa hoá tự nguyện). III-Tình Hình THực Hiện Hiệp Định CEPT Của Việt Nam

+Năm 1996, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế theo CEPT,Chính phủ ban hành Nghị định 91/CP ngày 18-12-1995, đưa 875 mặt hàng vào thực hiện Hiệp định.

+Năm 1997,Chính phủ ban hành Nghị định 82/CP ngày 13-12- 1996 đưa 1496 mặt hàng vào thực hiện CEPT, tuy đưa vào Hiệp định nhưng trên thực tế ta chưa thực sự cắt giảm thuế.

+Năm 1998,Chính phủ ban hành Nghị định 15/1998/NĐ-CP ngày 12-3-1998 gồm 1719 mặt hàng.

+Năm 1999,Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 14/1999/NĐ-CP gồm 3582 mặt hàng và đây cũng là năm chúng ta thực sự giảm thuế nhập khẩu với ASEAN.

Ngoài 4 Nghị định trên đây, Chính phủ cũng đã thông qua lịch trình giảm thuế nhập khẩu tổng thể với ASEAN cho cả giai đoạn 10 năm (1996-2006 ) sách hướng dẫn lịch trình này đã được Bộ tài chính xuất bản tháng 2-1998 và đã chuyển tới các Bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Về lộ trình giảm các biện pháp phi quan thuế: Hiệp định CEPT quy định các nước thành viên phải huỷ bỏ ngay các hạn chế về định lượng đối với các sản phẩm trong danh sách cắt giảm và huỷ bỏ các biện pháp phi quan thuế khác trong vòng 5 năm kể từ khi cắt giảm. Việt Nam bắt đầu thực hiện bước cắt giảm vào năm 1996, điều đó có ý nghĩa rằng việc huỷ bỏ các biện pháp phi quan thuế phải hoàn thành vào năm 2000, sau các nước khác 3 năm.Nhưng đến nay ta vẫn chưa hoàn thành.

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong cải cách thủ tục xuất nhập khẩu (Nghị định 57/1998/NĐ-CP), cho phép thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập hợp pháp đều được phép xuất nhập khẩu trực tiếp mà không cần xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, chỉ cần đăng ký mã số kinh doanh XNK với cục Hải quan cấp tỉnh, thành phố.

Thủ tục kiểm tra Hải quan đã có một số cải tiến, doanh nghiệp tự kê khai tính thuế XNK, tự chịu trách nhiệm, thời gian giải phóng hàng đã rút ngắn, đã thực hiện hệ thống hành lang xanh với các nước ASEAN. IV-Anh Hưởng Của AFTA Đối Với Nền Kinh Tế

1-Đối với thương mại:

Thời gian qua hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN đều chưa được hưởng ưu đãi thuế quan của ta, do yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước thêm một thời gian nữa. Mặc dù chưa được giảm thuế tối đa, Việt Nam vẫn bị nhập siêu. Các mặt hàng có thuê suất thấp, được đưa vào các Nghị định của Chính phủ, trên thực tế ta không nhập của ASEAN. Chắc chắn vào những năm đầu của năm 2000, theo cam kết ta phải giảm mạnh thuế suất thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp hạn chế định lượng, lúc đó ảnh hưởng của việc tham gia AFTA đối với thương mại và sản xuất sẽ rất rõ ràng.

Tính đến hết tháng 5-1998 ta đã cấp giấy phép cho 345 dự án đầu tư của các nước ASEAN, bằng 15,9% tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trị giá 9,2 tỷ USD. Ta cũng đã cam kết dành đãi ngộ quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN (AIA). Vừa qua, do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, đầu tư của ASEAN vào Việt Nam có giảm sút, nhưng về lý thuyết, khi được hưởng ưu đãi thuế quan thì các nhà đầu tư ASEAN sẽ lại tìm kiếm cơ hội tái đầu tư.

3-Đối với dịch vụ:

Việt Nam đã cam kết mở cửa một số phân ngành thuộc 7 lĩnh vực dịch vụ, gồm: du lịch, hàng hải, hàng không, tài chính, bảo hiểm, kế toán và dịch vụ kinh doanh. Việc mở cửa thị trường dịch vụ, tuy còn bị hạn chế về hình thức trao đổi kinh doanh dịch vụ song nếu ta không tự vươn lên thì các doanh nghiệp của ta sẽ phải đương đầu và cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ của ASEAN.

V-Anh Hưởng Của AFTA Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa:

1-Cơ Hội:

+Là cơ hội mở rộng thị trường, do thị trường trong nước nhỏ, quy mô hạn hẹp, sức mua yếu (dân số khoảng 80 triệu người, GDP tính theo đầu người thấp xấp xỉ 300 USD) tham gia AFTA, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thêm cơ hội tiếp cận với thị trường bên ngoài.

+Là động lực đổi mới công nghệ, thiết bị, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhằm chiếm lĩnh thị trường +Sẽ xuất hiện những ngành, nghề mới do tạo lập thương mại dẫn đến thay đổi cả sản xuất lẫn tiêu dùng ,thay thế sản xuất nội địa bằng sản xuất của nước bạn hàng và ngược lại. Thực tế này đã diễn ra,Singapore và Malaysia đã chuyển sang các ngành công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn,các ngành cần nhiều lao động dần chuyển sang Thái Lan và Indonesia. +ổn định và hấp dẫn đầu tư nước ngoài hơn do rào chắn thương mại khu vực bị rỡ bỏ.

+Người tiêu dùng trong nước được lựa chọn,sử dụng hàng hoá tốt hơn, giá thành hạ hơn với nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau.

2-Thách Thức:

Do thiếu thông tin và số liệu về doanh nghiệp nhỏ và vừa nên báo cáo chỉ phân tích ảnh hưởng của AFTA đối với DNN&V, dựa trên hai yếu tố: yếu tố ngành hàng, và lợi thế của đối thủ cạnh tranh.

a-Ngành hàng:

-Về sản xuất:DNN&V của ta hiện nay hoạt động phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, khai thác chế biến lâm sản, nuôi trồng đánh bắt, chế biến thuỷ sản, trong công nghiệp có dệt , may, da giầy, chế biến gỗ, sành sứ,vật liệu xây dựng, một số sản phẩm công nghiệp tự cung tự cấp, đồ thủ công mỹ nghệ, một số thiết bị, máy móc và nhận gia công bán thành phẩm cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...

-Về dịch vụ: hoạt động chủ yếu trong các linh vực: dịch vụ sửa chữa, vận tải hàng hoá,vận chuyển hành khách, dịch vụ du lịch,kinh doanh khách sạn, nhà hàng, xây dựng, kiến trúc, tư vấn đầu tư, pháp lý...

-Về thương mại: phổ biến là kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối, lưu thông hàng hoá, đại lý bán buôn, tổ chức bán lẻ cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hãng nước ngoài. b-Về đối thủ cạnh tranh:

-Doanh nghiệp của các nền kinh tế thành viên ASEAN có năng lực cạnh tranh cao hơn nhất là các doanh nghiệp của Singapore, Malaysia, Thailan...Trong khi doanh nghiệp của Việt Nam có quy mô vốn ít, công nghệ, thiết bị máy móc lạc hậu, chưa có kinh nghiệm quản lý, thiếu kiến thức

về buôn bán quốc tế... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Về thị trường tiêu thụ khu vực đã dần ổn định, do ASEAN tự do hoá thương mại trước ta, các doanh nghiệp của họ đã tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường từ nhiều năm nay, doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng thâm nhâp.

-Lợi thế so sánh của ta trùng với lợi thế so sánh của các nước trong khu vực: nguyên liệu chưa chế biến, hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản cũng đều thuộc thế mạnh của ASEAN. Hàng hoá sử dụng nhiều lao động như: dệt, may mặc, quần áo, giầy dép, xây dựng... thuộc thế mạnh của Thailan, Indonesia. Hàng công nghệ cao, điện, điện tử, công nghiệp thực phẩm chế biến (Singapore, Malaysia).

-Các nền kinh tế thành viên cũng có thế mạnh về lao động

-Về dịch vụ, phần lớn các nước thành viên đạt trình độ cao hơn ta, nhất là dịch vụ hàng không, vận tải biển, du lịch,khách sạn, viễn thông, kiểm toán, kế toán, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, xây dựng, dịch vụ xuất khẩu lao động...

-Các ngành công nghệ cao, hàm lượng lao động ít: công nghệ thông tin, máy tính, linh kiện máy tính, phần mềm, hàng điện tử (Singapore, Malaysia).

3-Kết luận:

Tóm lại, thách thức đối với DNN&V là tính cạnh tranh gay gắt của việc mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế khu vực. Công cụ bảo hộ chủ yếu của Nhà nước đối với sản xuất nội địa là hàng rào thuế quan cao và phi thuế quan sẽ dần mất đi và kết thúc vào năm 2006. Người tiêu dùng trong nước sẽ lựa chọn và sử dụng hàng hoá rẻ và tốt hơn, dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam bị thua ngay trên thị trường trong nước.

Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh quốc tế, trước hết doanh nghiệp phải tự vươn lên, phải hết sức linh hoạt, nhất là việc tiếp cận thị trường, xác định chiến lược kinh doanh, quyết định quy mô sản xuất, cơ cấu đầu tư phù hợp, thay thế máy móc thiết bị cũ kỹ, dây chuyền sản xuất lạc hậu. Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, dịch vụ, cải tiến thay đổi mẫu mã,chuyển hướng sản xuất, đầu tư vào cái gì hiệu quả nhất. Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực, DNN&V chưa chú trọng đến kiến thức quản trị kinh doanh, tìm hiểu thâm nhập thị trường, nắm và hiểu biết cách thức, thể lệ buôn bán quốc tế, ký kết, thực hiện, giải quyết tranh chấp hợp đồng ngoại...Nâng cao trình độ của cả người sử dụng lao động chính là yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh. Một việc nữa mà các doanh nghiệp cần phải làm ngay là tổ chức thành lập hoặc tham gia vào các

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thách thức đối với DNN&V của Việt Nam (Trang 26 - 33)