Thuyết minh sơ đồ:

Một phần của tài liệu quy trình sản xuất đường ăn kiêng từ cây cỏ ngọt (Trang 26 - 27)

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM 2.1 Sản phẩm đường ăn kiêng:

2.3.2.Thuyết minh sơ đồ:

Sau khi cỏ ngọt được thu hoạch về, bước đầu tiên của người nông dân là phải phơi khô để có thể dễ dàng bảo quản và vận chuyển. Cỏ ngọt sau khi phơi khô được, bảo quản ở nhiệt độ khoảng 20-300C và bán cho các nhà máy sản xuất. Tại nhà máy, lượng cỏ ngọt này được nghiền và xay nhuyễn thành bột dược liệu. Bột dược liệu này được hồi lưu 4 lần bằng ethanol 80%. Tập trung dịch chiết lại, chưng cất để thu lại lượng dung môi, rồi cô tới rắn. Hòa tan rắn bằng nước nóng, lọc. Loại bỏ mỡ bằng ether dầu. Nước ngọt sau khi đã loại bỏ mỡ, cô đặc cách thủy để đuổi hết ether dầu và để dịch ngọt đậm đặc hơn. Chiết stevioside bằng n-butanol bão hòa nước cho đến khi cho đến khi dịch nước không còn stevioside nữa. Rửa dịch n-butanol bằng nước bão hòa n-butanol. Chưng cất để thu hồi n-butanol và cô đặc để được rắn stevioside thô. Hòa rắn sevioside thô trong methanol vừa đủ để kết tinh lạnh. Lọc lấy tủa rồi sấy khô đến khối lượng không đổi để thu được bột chiết phẩm stevioside.

2.3.2.1. Làm khô:

Mục đích: cỏ ngọt được phơi nhầm mục đích giảm ẩm, có thể bảo quản nguyên liệu được lâu và dễ dàng hơn.

Các phương pháp:

• Có thể phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc dùng phương pháp sấy khô. Khi phơi dưới ánh nắng mặt trời, phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng, không bị bóng râm che khuất. Rải các cành lá khô và phân tán chúng trong nắng, độ ẩm thấp ( dưới 60%). Tuyệt đối không để ướt nước hay gặp phải mưa khi phơi vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của như làm mất màu xanh, hương vị của cỏ ngọt.

• Sấy thân cây và các lá xanh phải được hoàn tất sau khi thu hoạch bằng cách sử dụng các lò sấy. Tùy thuộc vào điều kiện và thời tiết, mật độ, có thể mất 24-48 giờ để làm khô cỏ ngọt ở nhiệt độ 40-50oC. Có thể loại nước trong các lò nướng điện cho đến lúc khô giòn, nhiệt độ thấp (100F-110F) là phương pháp tuyệt vời nhất. Nếu làm thủ công tại gia đình thì có thể làm khô cỏ ngọt bằng cách treo ngược chúng lên các vị trí ấm của các bếp lò.

Biến đổi: Gỉam hàm lượng ẩm.

Yêu cầu:

• Cỏ ngọt sau khi sấy phải có độ ẩm khoảng 8%.

• Khi khô lá vẫn còn xanh.

• Người ta ước tính khoảng 21500kg/ ha được sấy xuống còn 6000kg/ha theo trọng lượng khô.

Các yếu tố ảnh hưởng:

Thời gian: nếu thời gian phơi hoặc sấy cỏ ngọt quá lâu, thì chất lượng cỏ ngọt thấp vì làm giảm hương vị của chúng. Đồng thời, lượng stevioside sẽ bị mất đi. Nếu thời gian phơi sấy nhỏ hơn 8 giờ thì lượng stevioside mất đi rất ít.

Nhiệt độ: nếu nhiệt độ sấy quá cao cũng làm mất lượng chất ngọt có trong cây cỏ này.

Một phần của tài liệu quy trình sản xuất đường ăn kiêng từ cây cỏ ngọt (Trang 26 - 27)