MẠI – XÂY DỰNG VÂN KHÁNH 5.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
5.2.1 Các giải pháp trong việc thực hiện các bước tuyển dụng nguồn nhân lực
TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
5.2.1 Các giải pháp trong việc thực hiện các bước tuyển dụng nguồn nhân lực lực
(1) Thông báo tuyển dụng
Để việc tuyển chọn nguồn lao động bên trong công ty có hiệu quả hơn, phòng tổ chức hành chính phải tiến hành dán thông báo tại các phòng ban, tại xưởng sản xuất và tại bảng thông báo của công ty. Việc thông báo phải được tiến hành công khai cùng với quá trình tuyển dụng. Việc thông báo tới các cán bộ công nhân viên trong công ty phải đảm bảo sau khi dán thông báo, mọi người đều được biết và đều có cơ hội tự nộp đơn tham gia tuyển vào vị trí còn trống đó.
Để các nguồn khác nhận được thông báo một cách nhanh nhất thì công ty cần thông báo tới từng nguồn cụ thể. Thông báo tới các trường Đại học hoặc Cao đẳng hay thông báo trên các báo cáo tới nguồn lao động khác. Với mỗi nguồn khác nhau nội dung của bảng thông báo có thể khác nhau nhưng vẫn thể hiện được yêu cầu mong muốn của công ty
Phát huy tối đa kênh tuyển dụng đã lựa chọn
Đầu tư quảng bá hình ảnh công ty tại một số trường đại học thông qua các hoạt động tài trợ. Đây là giải pháp rất hiệu quả, thực tế là đã có nhiều công ty áp dụng biện pháp này. Tài trợ vừa có thể giúp quảng bá hình ảnh công ty tốn ít chi phí để tìm nguồn nhân lực sau này. Một số hoạt động tài trợ mà công ty có thể áp dụng như:
− Trao học bổng cho những sinh viên đạt học lực khá trở lên, sinh viên nghèo hiếu học..
− Tham gia vào hội chợ việc làm dành cho sinh viên được tổ chức bởi các trường đại học, đây là dịp để tiếp xúc với sinh viên năm cuối vào thực tập, đồng thời có thể thu nhận đơn đăng ký nếu gần kịp tuyển dụng của công ty.
Tận dụng mạng lưới tuyển dụng nội bộ là một trong những kênh thông tin tiết kiệm và nhanh chóng giúp tuyển dụng nhân lực. Vì vậy công ty nên đăng các thông báo tuyển dụng lên bảng tin nội bộ của công ty, liệt kê đầy đủ
thông tin về vị trí tuyển dụng và yêu cầu cụ thể đối với ứng viên. Nhân viên sẽ nhanh chóng truyền tai nhau về các vị trí tuyển dụng này và giới thiệu cho cho bạn bè, người thân của họ.
Viết mẫu thông báo tuyển dụng hiệu quả
Mẫu thông báo tuyển dụng chỉ đơn giản tóm tắt những trách nhiệm và kỹ năng cần thiết cho vị trí ứng tuyển, nhưng để có thể thu hút dược nhiều ứng viên giỏi thì hình thức trình bày mẫu này rất quan trọng. Vì vậy khi viết một mẫu thông báo tuyển dụng công ty cần chú ý đến một số yêu cầu cần thiết như:
Viết cụ thể và chi tiết: mẫu thông báo tuyển dụng nên nhấn mạnh các kỹ năng cần thiết để ứng viên tự đánh giá năng lực bản thân trước khi nộp đơn ứng tuyển. Đồng thời phải mô tả rõ ràng và cụ thể những nhiệm vụ chính mà ứng viên được tuyển sẽ đảm trách.
Nêu rõ vai trò của vị trí cần tuyển: mẫu thông báo tuyển dụng phải nêu rõ vai trò của ứng viên nếu họ được tuyển vào công ty vì đây là cơ sở để ứng viên xác định vị trí ứng tuyển có giúp họ phát triển và đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai và liệu những kỹ năng, kinh nghiệm của họ có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Ngoài ra, công ty cần cho ứng viên biết họ sẽ báo cáo trực tiếp với ai trong vị trí mới cũng như hướng phát triển của họ trong tương lai.
(2) Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ
Dự báo nhu cầu tuyển dụng thông qua tỉ lệ sàng lọc
Công việc thi tuyển đối với những kế toán, công nhân là quan trọng nhất sát thực nhất và đối với lao động quản lý thì công việc phỏng vấn là quan trọng. Do vậy công ty nên tăng tỷ lệ sàng lọc ở bước này lên. Đồng thời giảm tỷ lệ sàng lọc ở bước nghiên cứu hồ sơ xuống để cho những người nộp đơn có một cơ hội lớn hơn khi được tham gia phỏng vấn. Từ đó sẽ tính toán được số người cần tuyển chọn, nhưng không phải lúc nào cũng cứng nhắc, dập khuôn mà tùy theo số lượng ứng viên nộp hồ sơ vào công ty mà cải tiến tỷ lệ này cho phù hợp với thực tế.
(3) Kiểm tra trắc nghiệm
Hoàn thiện phương pháp trắc nghiệm
Để hoàn thiện quá trình tuyển chọn cần phải thực hiện có hiệu quả tất cả các bước trong tiến trình tuyển chọn trong những năm qua. Phương pháp trắc nghiệm công ty sử dụng trong việc tuyển chọn song phương pháp trắc
nghiệm sẽ đem lại hiệu quả cao khi kết hợp với phương pháp phỏng vấn. Đối với các cán bộ quản lý, phương pháp này sẽ đưa ra đầy đủ hơn các tình huống và cách nhìn nhận vấn đề một cách bao quát của người lao động. Đối với lao động đơn giản như bảo vệ hay nhân viên kho khi áp dụng phương pháp này có thể giảm được chi phí cho tuyển dụng, thời gian cho tuyển dụng.
Cũng như phương pháp phỏng vấn, phương pháp trắc nghiệm có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào chính người điều khiển buổi trắc nghiệm. Bản thân những người này phải có tính linh động, thích ứng với công việc được giao, phải là những người có óc hài hước, khả năng sáng tạo, hiểu được tâm lý con người.
(4) Phỏng vấn lần 2
Nâng cao kỹ năng phỏng vấn của hội đồng tuyển dụng
Để ứng viên bộc lộ tính cách, khả năng, sự hiểu biết của mình thông qua việc trả lời câu hỏi. Hội đồng tuyển dụng phải khéo léo sao cho buổi phỏng vấn là cuộc đối thoại hai chiều, qua đó tìm hiểu và đánh giá được năng lực thực sự của ứng viên. Và để làm được điều đó, ban tuyển dụng nên có kế hoạch rõ ràng và nhất quán trước và sau buổi phỏng vấn
Trước buổi phỏng vấn: nhà tuyển dụng phải xác định rõ mục tiêu tuyển dụng là gì, cũng như xác định rõ muốn ứng viên đáp ứng những yêu cầu, mong đợi, phẩm chất nào. Để cho buổi phỏng vấn diễn ra như thật tự nhiên, là người phỏng vấn, Hội đồng tuyển dụng phải xóa tan sự ngượng ngập ban đầu của ứng viên, giúp ứng viên bộc lộ được trình độ chuyên môn và một số kỹ năng mềm.
Trong buổi phỏng vấn: Ban tuyển dụng không nên chỉ đặt câu hỏi dựa vào bảng mô tả công việc và kinh nghiệm, mà phải đặt câu hỏi để xác định đúng khả năng thực sự của ứng viên. Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép, công ty nên mời một số người liên quan tham dự buổi phỏng vấn để đánh giá khách quan và thấu đáo hơn về ứng viên.
(5) Bố trí công việc và Quyết định tuyển dụng
Quá trình thử việc, hội nhập nhân viên mới vào môi trường làm việc của công ty thời gian qua là tương đối tốt nhưng do một số điều kiện khách quan như những nhân viên có kinh nghiệm chưa nhiệt tình giúp đỡ những nhân viên mới do vậy dẫn đến tình trạng nhân viên mới hay làm hỏng việc dẫn đến chán nản, bỏ việc. Do vậy trong thời gian tới bên cạnh việc bố trí một nhân viên có kinh nghiệm giúp đỡ nhân viên mới, trưởng bộ phận tiếp nhận
nên vận động mọi thành viên khác trong bộ phận giúp đỡ lẫn nhau trong công việc với không khí thoải mái. Công ty cũng nên tạo điều kiện cho nhân viên mới tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của công ty như văn hóa văn nghệ, thể thao … để họ có thể hòa nhập nhanh nhất vào môi trường văn hóa của cồng ty, xây dựng được các mối quan hệ để nhanh chóng trở thành thành viên chính thức công ty.