7. Cấu trúc của khóa luận
3.4. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành tại hai trường từ ngày 24/02/2014 đến ngày 15/03/2014:
Tiểu học Tân Dương
Tiểu học Thị trấn Thuận Châu- Tỉnh Sơn La - Trường Tiểu học Tân Dương
Lớp thực nghiệm: 5A (25 HS) Lớp đối chứng: 5B (28 HS)
- Trường Tiểu học Thị trấn Thuận Châu- tỉnh Sơn La Lớp thực nghiệm: 5A1 (32 HS)
Lớp đối chứng: 5A2 (38 HS)
Trước khi tiến hành thực nghiệm tôi đã tìm hiểu một số đặc điểm của các đối tượng thực nghiệm như được thể hiện ở bảng sau:
Bảng : Đặc điểm của các đối tượng trước khi thực nghiệm
Đối tượng Tổng số HS
Giới tính Xếp loại học lực môn Toán Nam Nữ Khá, Giỏi TB Yếu Kém
Thực nghiệm 57 31 26 49 7 1 0
Đối chứng 63 35 28 51 10 2 0
Theo kết quả điều tra ban đầu thì trình độ học sinh ở cả các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là gần như nhau, điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực nghiệm
Trong quá trình thực nghiệm tôi sử dụng luôn những bài tập đã sử dụng trong chương 2, với các mức độ từ dễ tới khó, hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải theo từng bước như đã nêu trong phần lí luận. Từ đó hình thành hình thành được phương pháp giải bài tập cho học sinh
Sau khi hướng dẫn phương pháp giải các dạng toán tôi ra đề kiểm tra một tiết để lấy kết quả tiếp thu bài của các em. Cùng một đề dành cho học sinh của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm vận dụng phương pháp giải đối với từng dạng toán, lớp đối chứng vẫn làm bài bình thường.