CHƯƠNG VIII:

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tiền tệ ngân hàng lý thuyết - học viện ngân hàng (Trang 28 - 34)

Câu 29: Phân tắch các nguyên nhân của lạm phát. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam thời gian gần đây?

- Nguyên nhân của lạm phát:

+) Lạm phát do cầu kéo:

Đây là nguyên nhân do tổng cầu (AD) Ờ tổng chi tiêu của xã hội tăng lên vượt quá mức cung ứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá cả.Sự tăg lên của tổng cầu có thể do tăng chi tiêu của chắnh phủ(G), chi tiêu hộ gia đình tăng lên(C), do lãi suất thị trường ảnh hưởng tới nhu cầu đầu tư(I), hay các yếu tố liên quan đến nhu cầu của nước ngoài( xuất nhập khẩu).tất cả các yếu tố nêu trên ( G, I, C, NX) tăng thì đều dẫn tới AD tăng và dẫn tới P tăng,và dẫn tới lạm phát.Nhưng nguyên nhân sâu xa của lạm phát cầu kéo là do cung tiền.

Khi nền kinh tế chưa đạt sản lượng tiềm năng thì việc chủ động tăng tổng cầu thì nó lại là một chắnh sách lạm phát có hiệu quả, bởi vì khi AD tăng nó làm Y tăng là chủ yếu và P tăng ắt,thông qua đó nó thúc đẩy khả năng sản xuất của xã hội.

Nhưng trong trường hợp nề kinh tế đã đạt sản lượng tiềm năng thì trong ngắn hạn AD tăng dẫn tới P tăng là chủ yếu, Y tăng ắt. Trong dài hạn, thì khi AD tăng chỉ dẫn tới P tăng còn Y thì không đổi.

Qua đó ta thấy sự tác động qua lại của việc tăng tiền lương và tăng tổng cầu làm cho mức giá cả bị đẩy lên trong khi mức sản lượng thực tế được duy trì ở mức sản lượng tiềm năng chắnh là bản chất của lạm phát cầu kéo.

P/S: chú thắch mọi ng nhớ vẽ hình minh họa nhé! Vì e đánh tay nên không vẽ đc,thông cảm.

- Lạm phát chi phắ đẩy:

Đặc điểm quan trọng cảu lạm phát chi phắ đẩy là áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên cảu chi phắ sản xuất vượt quá mức tăng cảu năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xã hội. Vắ dụ khi chi phắ tiền lươg , nguyên vật liệu tăng, nhà sản xuất chủ động tăng mức lợi nhuận ròng, hay thuế và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước tăng lên đều làm cho AS giảm và dẫn đến P tăng.Tuy nhiên các lý do này chỉ dẫn đến lạm phát trong ngắn hạn do cơ chế tự điều chỉnh của thị trường,nếu tổng cầu không thay đổi, mức sản xuất sẽ quay về mức snar lượng tiềm năng và giá cả quay về vị trắ ban đầu cảu nó.

Trường hợp có sự can thiệp của nhà nước thì nếu giảm tổng cầu để triệt tiêu lạm phát do chi phắ đẩy.nếu nhà nước chọn mục tiêu là giảm lạm phát thì phải đối mặt vs vấn đề thất nghiệp tăng cao và đình trệ sản xuất. Còn NN lại tăng cầu để khôi phục sản lượng và việc làm thì khi này nhà nước lại phải đối mặt vs việc lạm phát. Trong trường hợp NN tăng tổng cầu để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì trường hợp này Y sẽ thay đổi nhưng luôn lớn hơn sản lượng tiềm năng và NN vẫn phải chịu đánh đổi lạm phát.

Kết luận: Từ việc phân tắch nguyên nhân lạm phát thì ta thấy giá cả có thể bị đẩy lên

cao do những đột biến về phắa cầu hay phắa cung nhưng sự tăng giá đó chỉ mang tắnh chất tạm thời nếu không có sự tác động của cac chắnh sách làm tăng tổng cầu.Sự tăng lên liên tục của tổng cầu xuất phát từ ký do duy nhất là lượng tiền cung ứng tăng lên.

Câu 30: Trình bày các giải pháp kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế thị trường. Các giải pháp đã được sử dụng ở Việt Nam trong thập kỷ 90?

Các giải pháp kiềm chế lạm phát trong nề kinh tế thị trường đó là:

Thứ nhất: Gắa của chắnh sách chống lạm phát:

Mặc dù những ảnh hưởng cảu lạm phát là hiển nhiên , các nahf làm chắnh sách vẫn phải đặt câu hỏi: nên làm cho nên kinh tế thắch ứng với lạm phát hay lad cố gắng thủ tiêu lạm phát bằng các biện pháp cứng rắn.Câu trả lời thực sự không dễ dàng , nó tùy thuộc vào thực trạng cảu nền kinh tế , mức đọ lạm phát và sự nhạy cảm của các biến số kinh tế vĩ mô đối với sự thay đổi của 1% lạm phát.

Đường cong Phillip biểu thi mqh nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Nhưng trong dài hạn thì thất nghiệp ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhieen dù lạm phát có tăng như thế nào thì tỷ lện thất nghiệp tự nhiên vẫn không đổi.

Thứ hai: Gỉai pháp kiềm chế lạm phát do cầu:

Kiềm chế lạm phát do cầu:

1. kiểm soát chi tiêu chắnh phủ 2. giảm nhu cầu về đầu tư 3. giảm nhu cầu về sản xuất

4. khuyến khắch tiết kiệm giảm tắn dụng

điều trên được thể hiện bằng cách giảm cung tiền, tăng lãi suất => chắnh sách tiền tệ thắt chặt.

Thứ ba: Gỉai pháp kiềm chế lạm phát do cung:

1. Chắnh sách tiền lương hợp lý : đảm bảo tốc đọ tăng lương phù hợp với tốc độ tăng năng suất lao dộng

2. Gỉam thiểu chi phắ ngoài lương, sử dụng nguyên vật thay thế, cải tiến công nghệ , đổi mới cơ chế quản lý.

3. Chống độc quyền, tăng lượng cung ứng hàng hóa. 4.

Trước hết các biện pháp hạn chế sự tăng cầu quá mức đã đc áp dụng đem lại kết quả tức thời , bao gồm: hạn chế chi tiêu ngân sách, khơi nguồn thu, giảm bội chi, hạn chế chi tiêu và tiến tới ngừng phát hành bù đắp thiếu hụt ngân sách ( từ năm 1992). Chắnh sách tiền tệ khan hiếm bắt đầu đc sử dụng để kiểm soát lượng tiền cung ứng , cùng vs sự thay đổi trong quan niệm về tiền tệ cũng như quản lý tiền tệ , hệ thống ngân hàng đx đc cải cách toàn diện theo hướng hiệu qảu và chất lượng nhằm tăng cường hiệu lực của chắnh sách tiền tệ. Chắnh sáchlaix suất cao lần đầu đc áp dụng , nó cso tác dụng to lớn trong việc giảm tiêu dùng và giảm mức độ biến động giá thậm chắ xuống tới mức âm trong các tháng 5,6,7 năm 1989.

Bên cạnh các giải pháp nhằm giảm áp lực cảu tổng cầu , CP VN tập trung vào việc nâng cao hiệu quả cảu nền kinh tế nhằm giảm chi phắ, tăng năng suất ld và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn lực xã hội.Từ năm 1988 nền kt thực sự bước vào thời kỳ cải cách theo cơ chế thị trường , các chắnh sách giá cả , tài chắnh tắn dụng đc xây dựng ohuf hợ vs cơ chế thị trường tạo đk thúc đẩy cạnh tranh và hiệu quả. Việc hạn chế tình trạng đóng cửa nền kinh tế trong giai đoạn này cũng tạo đk thu hút 1 khối lượng lớn hàng nhập khẩu tiểu ngạch góp phần làm giảm nhẹ áp lực của lạm phát.

Chương IX

Câu 31: Thông qua lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng hãy làm sáng tỏ bản chất của NHTW.

Câu 32: Trình bày chức năng NHTW là Ngân hàng của các Ngân hàng.

Khi thực hiện chức năng này NHTW cung ứng đầy đủ các dich vụ của một ngân hàng cho các ngân hàng trung gian bao gồm:

- Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian - Là trung tâm thanh toán cho hệ thống ngân hàng trung gian - Cấp tắn dụng cho các ngân hàng trung gian

Thứ nhất, NHTW mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian

- Tiền gửi dự trữ bắt buộc

Hoạt động trung gian tài chắnh của các ngân hàng buộc nó phải dự trữ một lượng tiền mặt nhất định để đảm bảo nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Các khoản dự trữ này ban đầu do các ngân hàng trung gian tự quyết định và để tại quỹ của họ, sau đó được gửi tại tài khoản tiền gửi ở NHTW. Hiện nay, phần lớn NHTW các nước quản lý dự trữ bắt buộc căn cứ vào tỷ lệ phần trăm quy định trên số dư tiền gửi bình quân của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó.

Chức năng ban đầu của dự trữ bắt buộc là đảm bảo khả năng thanh toán trước nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng , và do đó hạn chế khả năng rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của thị trường tài chắnh và xu hướng chứng khoán hóa trong hoạt động ngân hàng, khả năng thanh khoản Tài sản của ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó, các hình thức bảo hiểm tiền gửi ra đời làm yên lòng những người gửi tiền và giảm bớt khả năng xảy ra nhu cầu rút tiền bất thường. Vì những lý do đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng giảm ở các quốc gia. Hiện nay, dự trữ bắt buộc được nói đến với tư cách là công cụ của chắnh sách tiền tệ giúp NHTW kiểm soát, điều tiết lượng tiền cung ứng của các NHTM.

- Tiền gửi thanh toán

Ngoài khoản dự trữ bắt buộc, các ngân hàng trung gian phải duy trì thường xuyên một lượng tiền gửi trên tài khoản tại Ngân hàng Trung ương đủ để thực hiện các nhu cầu chi trử trong thanh toán với các ngân hàng khác hoặc đáp ứng nhu cầu giao dịch với NHTW, chẳng hạn: các khoản chi trả liên quan đến khoản vay của NHTW. Trên thực tế các ngân hàng có thể duy trì mức dự trữ lớn hơn mức cần thiết nói trên do điều kiện của ngân hàng không cho vày hết hoặc không tìm kiếm được cơ hội đầu tư an toàn. Phần dự trữ này gọi là dự trữ vượt mức. Sự tăng lên hay giảm xuống của dự trữ vượt mức phản ánh tình trạng thừa hay thiếu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng và là chỉ tiêu định hướng của chắnh sách tiền tệ.

Thứ hai, là trung tâm thanh toán cho hệ thống ngân hàng trung gian

Vì các ngân hàng trung gian đều mở tài khoản và ký gửi các khoản dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức tại NHTW nên chúng có thể thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTW thay vì thanh toán trực tiếp với nhau. Với lợi thế của mình, NHTW có thể thực hiện thanh toán bù trừ cho các ngân hàng trung gian và chỉ ghi chép vào tài khoản số chênh lệch sau khi bù trừ.

Thông qua dịch vụ thanh toán bù trừ, NHTW góp phần tiết kiệm được chi phắ thanh toán cho các ngân hàng trung gian và toàn xã hội, đảm bảo luân chuyển vốn nhanh chóng trong hệ thống ngân hàng và phản ánh chắnh xác quan hệ thanh toán giữa các chủ thể trong xã hội. Mặt khác, thông qua hoạt động này, NHTW có thể kiểm tra sự biến động vốn khả dụng của từng ngân hàng trung gian.

Thứ ba, cấp tắn dụng cho các ngân hàng trung gian

NHTW cho các ngân hàng trung gian vay nhằm mục đắch: + Phát hành thêm tiền trung ương theo kế hoạch

+ Bổ sung lượng vốn khả dụng cho hoạt động của các ngân hàng trung gian một cách thường xuyên

+ Là cứu cánh cho vau cuối cùng nhằm cứu nguy cho các ngân hàng trung gian khi cần thiết, nếu sự đổ vỡ của nó có thể gây ảnh hưởng tới sự an toàn của hệ thống

NHTW cấp tắn dụng cho các ngân hàng trung gian thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bao gồm: mua lại các chứng từ có giá ngắn hạn , các khoản tắn dụng có đảm bảo bằng các chứng khoán đủ tiêu chuẩn trên cơ sở lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu thường được thông báo công khai và là chỉ tiêu thể hiện định hướng chắnh sách tiền tệ của NHTW. Sự thay đổi của lãi suất tái chiết khấu có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu vay của các ngân hàng trung gian và gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tắn dụng của hệ thống ngân hàng. Vì thế, hạn mức tái chiết khấu, các điều kiện đối với các công cụ chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu thường được sử dụng đồng bộ trong chắnh sách tái chiết khấu như một công cụ của chắnh sách tiền tệ.

Ngiệp vụ tái chiết khấu của NHTW không chỉ để cung ứng thêm vốn khả dụng cho hệ thống các ngân hàng trung gian mà còn góp phần làm tăng tắnh linh hoạt và thanh khoản cho cả hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, khả năng tái chiết khấu nhanh chóng tại NHTW cho phép các NHTM có thể duy trì một mức tiền mặt thấp hơn và do đó mà hiệu quả sử dụng vốn của nó cao hơn.

Câu 33: Trình bày chức năng độc quyền phát hành tiền của NHTW.

Độc quyền phát hành tiền có nghĩa là NHTW là người duy nhất được phép phát hành tiền theo các quy định trong luật hoặc được Chắnh phủ phê duyệt ( mệnh giá tiền, loại tiền, mức phát hànhẦ) nhằm đảm bảo thống nhất là an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia.

Lý do quyền lực phát hành tiền tập trung vào NHTW

- Chắnh phủ muốn kiểm soát sự biến động của lượng tiền trong lưu thông trong phạm vi toàn quốc. Điều này cũng có thể thực hiện được nếu như Nhà nước là người phát hành tiền nhưng kinh nghiệm thực thế cho thấy rằng, khi Chắnh phủ phát hành tiền thì việc kiểm soát và hạn chế khối lượng phát hành rất khó.

- Lượng tiền trong lưu thông giờ đây bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi tại ngân hàng. Sự mở rộng các hoạt động tắn dụng sẽ làm tăng nhu cầu tiền mặt. Vì thế, khi nắm vai trò độc quyền phát hành, NHTW có cơ hội kiểm soát khả năng mở rộng tắn dụng và do đó điều chỉnh lượng tiền phát hành.

- Giấy bạc do NHTW phát hành Ờ một ngân hàng nhận được sự ưu đãi tối ưu từ chắnh phủ - sẽ có uy tắn cao trong lưu thông.

- Việc phát hành tiền mang lại lợi nhuận vì thế nên tập trung vào một ngân hàng để tiện cho việc phân phối và sử dụng nguồn lợi thắch hợp.

- Nguyên tắc phát hành trên cơ sở có trữ kim bảo đảm: Chế độ này quy định giấy bạc ngân hàng phát hành vào lưu thông phải được bảo đảm bằng trữ kim hiện hữu trong kho của ngân hàng. 3 hình thức phát hành:

+ Nhà nước quy định một hạn mức phát hành. Khối lượng phát hành nằm trong hạn mức pháp định chỉ cần đảm bảo bằng chứng khoán của chắnh phủ, số phát hành vượt mức đó phải có đảm bảo bằng vàng 100%

+ Nhà nước quy định mức tối đa lượng giấy bạc trong lưu thông và không quy định mức dự trữ vàng đảm bảo cho lượng giấy bạc đó.

+ Nhà nước quy định mức dự trữ vàng tối thiểu cho khối lượng giấy bạc phát hành. Phần còn lại được đảm bảo bằng các thưởng phiếu , chứng khoán của Chắnh phủ và các tài sản có khác.

- Nguyên tắc phát hành tiền có đảm bảo bằng hàng hóa : đảm bảo duy nhất của khổi lượng tiền trong lưu thông là hàng hóa thông qua các chứng khoán Chắnh phủ hoặc các giấy nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp.

Kênh phát hành tiền:

- Phát hành cho Ngân sách nhà nước vay

Để đảm bảo nguyên tắc phát hành tiền, khi vay tiền NHTW yêu cầu chắnh phủ phải có tài sản thế chấp dưới các hình thức : vàng, các loại ngoại tệ mạnh, trái phiếu chắnh phủ, cổ phiếu doanh nghiệp khu vực công cộngẦ.Tuy nhiên, hành vi cung ứng tiền cho ngân sách nhà nước sẽ làm yếu năng lực kiểm soát tiền tệ của NHTW và chứa đựng nguy cơ lạm phát tiềm năng. Vì thế kênh phát hành này ngày càng ắt được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới.

- Phát hành thông qua nghiệp vụ thị trường mở

Trong điều kiện thị trường tài chắnh phát triển, NHTW thực hiện việc mua bán thường xuyên các giấy tờ có giá ngắn hạn nhằm điều tiết khối lượng tiền trung ương. Khi NHTW muốn thu hẹp khối lượng tiền trung ương nó bán các chứng khoán ngắn hạn. Ngược lại, nếu muốn làm tăng lượng tiền trung ương từ đó mà tăng tiền cung ứng,

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tiền tệ ngân hàng lý thuyết - học viện ngân hàng (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)