Lực háng

Một phần của tài liệu Lý thuyết và thực hành Thái cực quyền cơ bản (Trang 42 - 44)

IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT

4. Lực háng

Các động tác của tứ chi trong thái cực quyền đều lấy eo làm trung tâm. Thực tiễn cho thấy trung tâm của eo là cột sống ở phần eo, huyêt mệnh môn nằm trên cột sống phần eo là nơi dồn tụ trọng tâm toàn thân, có tác dụng điều tiết thăng bằng toàn thân, đồng thời cũng là nguồn phát lực, cột sống phần eo điều khiển eo quay trái quay phải. khi luyện tập phải luôn chú ý tới tác dụng của huyệt mệnh môn thì chắc chắn sẽ thu được hiệu quả. Eo muốn quay phải quay trái, cần phải được thả lỏng linh hoạt, nội lực từ cột sống phần eo được đưa ra đầu bàn tay, 2 đầu bàn chân, vì vậy yêu cầu khi luyện tập luôn luôn phải lưu tâm tới phần eo ..Lực eo phải sử dụng thỏa đáng thì vừa tạo điều kiện cho việc giữ thăng bằng toàn thân, vừa có lợi cho việc tập trung và điều hành nội lực. Cần chú ý: phần eo phải thẳng và thả lỏng, không lắc lư, khi xoay thi nhẹ nhàng, độ xoay không quá lớn. Nếu eo lắc và trục eo bị cong thì tay và chân mất định hướng, vận động không linh hoạt, nếu góc độ vận động của trục eo quá lớn thì động tác của thân và tứ chi sẽ thái quá. Háng là phần giữa hai đáy hông, đáy hông phải thả lỏng .Sự vận động

chậu - đùi vận động không linh hoạt sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của eo. Khi bước chân ra. Đáy hông của bên chân thực hơi thu vào và thả chìm xuống, thân ở bên này cũng hạ xuống, bụng dưới của bên này cũng cảm thấy đầy, khớp gối được tăng thêm khả năng chịu lực, bên chân thực vững chắc có lực, vừa tăng thêm lượng vận động, vừa khiến bàn chân hư bước ra nhẹ nhàng linh hoạt. Khi vào thế háng phải mở, khi dừng thế háng phải khép. Nếu háng không mở thì động tác không linh hoạt. Khi vào thế, một chân bước ra, hai đầu gối vươn về hai hướng ngược nhau, gọi là mở háng, có tác dụng duỗi gân cốt, háng không mở thì khớp xương thả lỏng mà lực không tập trung, khi dừng thế, hơi hợp lại gọi là hợp háng, hai đáy háng vẫn phải thả lỏng gọi là “Ngoại hợp nội khai” (bên ngoài thì khép bên trong thì mở).

Khi dừng thế, lực đỉnh vận đủ, lực eo đ è xuống, lực háng chìm xuống hợp lại, đáy hông mở, xương sống thả lỏng từng đốt, xương chậu có lực cơ hoành lên xuống theo nhịp thở “Khí trầm đan điền” tự nhiên được thực hiện, lực của phần mông phải đưa xuống tới gót chân, lực của cánh tay tụ về phía trước, huyệt mệnh môn đưa về phía sau, còn hai chân thì chân trước cong, chân sau đạp xuống, lực chân như được cắm xuống đất, trên -dưới, trước- sau, trái -phải, đối xứng nhau, lực toàn thân tụ lại tư thế vững chãi và hỗ trợ cho việc “trầm khí”.

Khi động thế, lực háng từ háng từ trạng thái thả lỏng được dồn về phía trước hoặc phía sau, sang phải hoặc sang trái theo

đường hình cung, bẹt, như vậy sẽ tự nhiên dùng lực qua sống lưng ra cánh tay. Phương pháp rèn luy ện phải thật tỷ mỉ, không được thể hiện ra vẻ ngoài động tác. Đây là phương pháp rèn luyện nâng cao chất lượng được tiến hành sau khi đã thành thục toàn bài, những người mới tập nhất thiết không được vội vàng thực hiện.

Cánh tay duỗi về phía trước, khi dùng ý thức dồn nội lực về phía trước, cần phải khép háng vặn eo, khi tới điểm đ ã định đúng vị trí, cần phải thả hông, eo chìm xuống, háng khép. Hai chân vững chãi, bụng thả lỏng mà căng đầy, ngực nở, đầu thì “hư linh đỉnh kình”, lực cánh tay phải đưa tới đầu ngón tay. Vậy là hoàn thành yêu cầu phần dưới cơ thể vững chãi phần trên linh hoạt.

Nếu háng không thả lỏng thì nội lực khi vận động sẽ chậm chạp, eo không thả chìm xuống, háng không khép lại, thì cánh tay không được thả lỏng một cách vững chắc, mà phiêu diêu không lực .

Sự thay đổi “Khai, Hợp, Thực ” của háng có quan hệ tới khả năng linh hoạt của toàn thân và với tốc độ thay đổi của trọng tâm và điểm nhận lực. Việc thả chìm háng có quan hệ tới sự phát triển của sức mạnh và sức chịu đựng . Bước chân dù có vững chãi như cây cổ thụ, hai chân dù có như cắm chặt xuống mặt đất thì cũng phải dựa vào sự thay đổi và vững chãi của háng thì mới không bị cứng nhắc. Bước chân dù có vững chắc thế nào, song nếu cứng nhắc, không linh hoạt thì dễ bị động, “Nhu

trung hữu cương tắc công bất phá” đó cũng là quy luật cần được áp dụng thỏa đáng vào bước chân.

Sự thay đổi của lực háng là yếu tố then chốt để điều tiết lượng vận động tăng cường phát lực. Sự kích lực (kích thích phát lực) trong Thái cực quyềnlà một kiểu phát lực đột ngột), kích lực có đặc điểm như: tốc độ nhanh, theo đường xoáy ốc, khí đủ, lực mạnh.

Một phần của tài liệu Lý thuyết và thực hành Thái cực quyền cơ bản (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w