Tháp khoan.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế kỹ thuật giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ (Trang 31 - 32)

Khi chọn tháp khoan thì ta phải chọn theo hai tiêu chuẩn là tải trọng thẳng đứng và chiều cao của tháp khoan. Hai tiêu chuẩn này phụ thuộc vào chiều sâu của giếng.

- Tải trọng thẳng đứng lớn nhất tác dụng lên tháp được tính theo công thức sau:

Qmax = Qm + Qr + Qph + Pt

Trong đó:

+ Qmax: tải trọng thẳng đứng lớn nhất tác dụng lên tháp (T).

+ Qm: tải trọng định mức trên móc nâng. Đối với giếng này thì tải trọng lớn nhất tác dụng lên móc nâng là của cột ống chống Φ194×140, dài 4660m ⇒ Qm

= 175 T

+ Pt: sức căng tại đầu nhánh cáp tĩnh và động. Pt =Qm

m

Với m là số nhánh cáp động. Đối với giếng khoan có tải trọng định mức trên móc nâng lớn thì ta cần sử dụng hệ palăng sao cho hợp lý để giảm tải phù hợp với công suất của máy khoan, kết hợp với thực tế ta chọn palăng 6×7 có trọng lượng là 10 tấn.

⇒ m = 2×Uđ = 2×6 = 12 Qr = 10 T ⇒ Pt =175

12 ≈ 14,6 (T).

+ Qph: tải trọng phụ khi cứu kẹt. Giếng càng sâu, càng nghiêng thì phải có tải trọng phụ càng lớn. Chọn tải trọng phụ theo kinh nghiệm cho giếng dài 4660m là: Qph = 60 (T).

- Chiều cao của tháp cũng phụ thuộc vào chiều sâu của giếng. Giếng càng sâu thì tháp càng cao, với mục đích là để giảm thời gian kéo thả, tăng tốc độ thi công giếng khoan. Tuy vậy để đảm bảo an toàn thì tháp chỉ cao tới một gia trị nào đó. Hiện nay, loại tháp có chiều cao lớn nhất được sử dụng tại mỏ Bạch Hổ là tháp cao 53m.

Trên cơ sở lí luận và kết hợp với thực tế ta chọn tháp khoan loại BMA×320×53, nó có các thông số kỹ thuật sau:

các thông số tháp bma×320×53

Chiều cao (m) 43

Diện tích khung dưới (mm2) 10×10

Tải trọng lớn nhất (T) 320

Trọng lượng tháp (T) 36

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế kỹ thuật giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ (Trang 31 - 32)