Chọn phương pháp khoan cho từng khoảng khoan.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế kỹ thuật giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ (Trang 51 - 53)

III. Kiểm tra chất lượng trám xi măng.

3.Chọn phương pháp khoan cho từng khoảng khoan.

Dựa trên ưu nhược điểm của từng phương pháp khoan, đặc điểm địa chất qua mặt cắt giếng khoan, cấu trúc giếng có tính đến điều kiện kinh tế kỹ thuật vùng mỏ. Để đảm bảo các yêu cầu của giếng khoan ta chọn phương pháp khoan cho từng khoảng khoan của giếng như sau:

- Đoạn thân giếng từ 85 ÷ 250 m:

Đây là đoạn khoan mở lỗ đất đá mềm bở rời, đường kính lỗ khoan lớn đòi hỏi mô men quay lớn sử dụng choòng khoan với vòi phun thủy lực đạt hiệu quả cao, cho nên ta chọn phương pháp khoan rôto để thực hiện đoạn khoan này.

- Đoạn thân giếng từ 250 ÷ 1275m:

Ta sử dụng phương pháp khoan roto để khoan hết đoạn thẳng đứng 320m, rồi dùng động cơ đáy để khoan khi giếng đạt được góc nghiêng 140 ( tức là khoan tới độ sâu 628m). Sau đó sử dụng phương pháp khoan roto có lắp bộ khoan cụ tăng góc để tiếp tục khoan đến độ sâu 1275 m.

- Đoạn thân giếng từ 1275 ÷ 2250 m:

Đoạn này đất đá mềm bở rời giống đoạn khoan mở lỗ, ta chọn phương pháp khoan roto để thực hiện đoạn khoan này.

- Đoạn thân giếng từ 2250 ÷ 3200 m:

Đoạn này đất đá mềm, trung bình đòi hỏi mo men phá lớn, để khoan đoạn này ta dùng phương pháp khoan roto.

- Đoạn từ 3200 ÷ 4350 m:

Tính chất đất đá trong đoạn này là trung bình cứng, cần mo men phá đá nhỏ phù hợp với phương pháp khoan tua bin và roto song như đã trình bày ở trên sử dụng phương pháp khoan tuốc bin độ sâu khoan lớn đòi hỏi công suất máy bơm lớn do đó tổn thất thủy lực lớn, do vậy không hiệu quả bằng phương pháp khoan roto, ta chọn phương pháp khoan roto để thực hiện đoạn khoan này.

Đây là tầng đá móng bền chắc phù hợp với việc sử dụng choòng chóp xoay với mo men nhỏ và số vòng quay lớn. Mặt khác đây là đoạn khoan cuối của giếng cần được khoan thẳng để tạo sự tiếp cận tốt giữa giếng với vỉa sản phẩm, độ sâu của giếng rất lớn ta chọn phương pháp khoan roto để khoan đoạn này.

khoảng khoan phương pháp khoan

Từ Đến 85 250 Roto 250 1275 Tua bin 1275 2250 Roto 2250 2950 Roto 2950 3200 Roto 3200 4020 Roto 4020 4350 Roto 4350 4660 Roto

ii. Thông số chế độ khoan.

Trước khi tiến hành thi công một giếng khoan nào đó, bao giờ người ta cũng phải thiết kế chế độ khoan. Nó là tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu khoan. Các yếu tố này thường được gọi là thông số chế độ khoan, bao gồm 3 thông số chính:

- Tải trọng đáy: Gc (T).

- Tốc độ vòng quay của bàn roto: n (v/f). - Lưu lượng nước rửa: Q (l/s).

Chế độ khoan nào đạt được các chỉ tiêu cao nhất về khối lượng và chất lượng được gọi là chế độ khoan tối ưu, ngoài ra còn có một số chế độ khoan đặc biệt, đó là chế độ khoan trong các trường hợp sập lở, mất dung dịch, khoan định hướng, khoan qua tầng sản phẩm…

Khi thiết kế chế độ khoan cần chú ý sao cho:

- Việc thi công giếng khoan được tiến hành một cách nhanh nhất, có tốc độ cơ học khoan và tốc độ thương mại cao nhất.

- Tận dụng hết khả năng làm việc cho phép của thiết bị.

Đảm bảo được như vậy là ta đã thiết kế được các chế độ khoan tối ưu cho các khoảng khoan.

Trên quan điểm như vậy ta tiến hành tính toán để lựa chọn các thông số chế độ khoan, kết hợp với kinh nghiệm khoan trên mỏ Bạch Hổ để lựa chọn chế độ khoan cho các khoảng khoan của giếng khoan sao cho hợp lí nhất với điều kiện địa chất và chỉ tiêu kỹ thuật của giếng.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế kỹ thuật giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ (Trang 51 - 53)