Quy định về tiền lương tại Công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy và xây dựng Sông Hồng (Trang 36 - 39)

Việc tính lương và các chi phí lao động có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhưng do đặc điểm kinh doanh, trình độ quản lý nên Công ty áp dụng các hình thức sau

Tiền lương theo thời gian: Áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng ,trả lương cho Công nhânviên căn cứ vào thời gian làm việc ,cấp bập chức danh.

Tiền lương khoán theo sản phẩm: Là tiền lương trả cho lao động khối lượng và chất lượng côngviệc mà họ đã hoàn thành. Ngoài các khoản tiền lương, tiền thưởng họ còn được hưởng các khoản phụ cấp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trong các trường hợp tai nạn, đau ốm ,thai sản…

Công ty thực hiện trich quỹ lương theo quyết định của tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Hệ số lương trách nhiệm của Cán Bộ công Nhân viên được quy định ở quy chế này như sau:

- Giám Đốc: 0,5

- Phó GĐ,Bí Thư Chi Bộ ,Kế toán trưởng, chủ tịch công đoàn: 0,4 - Trợ lý Giám Đốc ,quản đốc Phân xưởng: 0,3

- Trưởng Phòng ,Trưởng công trình đóng mới: 0,2 - Phó phòng ,Phó Giám Đốc: 0,15

- Tổ trưởng Bảo vệ: 0,1

Cách tính lương và các khoản phải trả Cán bộ công nhân viên: - Theo hệ số lương: LT = LTT x ( HL + PKV + PTN) * T 26 Trong đó:

LT: Số tiền lương người lao động được hưởng LTT: Mức lương tối thiểu

HL: Hệ số lương PKV: Phụ cấp khu vực PTN: Phụ cấp trách nhiệm. T: Số ngày làm việc thực tế. - Tiền công làm thêm giờ:

+ Giờ làm thêm của ngày thường được tính bằng hệ số 1,5 lần

+ Giờ làm thêm ngày chủ nhật và giờ cao điểm được tính bằng 2,0 lần (Giờ cao điểm: Từ 11h30 đến 13h30, 22h đêm hôm nay đến 6h sáng hôm sau) Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công làm thêm giờ, kế toán tiền lương tính tổng số giờ làm thêm, quy ra hệ số rồi chia cho 8 giờ làm việc/ngày để tính ra số công làm thêm giờ.

2.3.2.2. Chứng từ sử dụng

+ Phiếu nhập kho kèm theo phiếu xác nhận công việc hoàn thành + Biên bản nghiệm thu sản phẩm

+ Bảng chấm công

+ Bảng đơn giá tiền lương theo đơn vị tấn, chiếc, cái, lô... + Biên bản bàn giao sản phẩm

+ Bảng chấm công làm thêm giờ + Bảng thanh toán tiền lương + Bảng thanh toán tiền thưởng

+ Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ + Các chứng từ khác có liên quan

2.3.2.3. Tài khoản sử dụng

- TK 334: Phải trả người lao động. Các tài khoản chi tiết: + TK 3341: Tiền lương

+ TK 3342: Tiền ăn ca

+ TK 3343: Thu nhập từ tiết kiệm C2

+ TK 3344: TL và các khoản tiền thưởng chi hộ Công đoàn

- TK 338: Phải trả, phải nộp khác. Các tài khoản chi tiết: + TK 33821: KPCĐ phải nộp cấp trên + TK 33822: KPCĐ được chi

+ TK 33831: BHXH nộp cấp trên + TK 33832: BHXH được chi

+ TK 33833: Thu 5% BHXH trừ người lao động + TK 33841: BHYT tính vào giá thành đơn vị + TK 33842: BHYT thu của người lao động + TK 33844: Lương thưởng do công ty cấp - TK 3352: Trích trước bồi dưỡng độc hại

2.3.2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ

*Sổ sách sử dụng: + Bảng phân bổ tiền lương + Nhật ký chứng từ số 1 + Sổ cái TK 334, 335, 338... + Sổ theo dõi nhân sự

+ Sổ theo dõi lương cơ bản, lương cấp bậc.

Tổ trưởng tổ sản xuất, tổ công tác, hoặc những người được ủy quyền trực tiếp theo dõi thời gian lao động hằng ngày của từng cá nhân, từng bộ phận sản xuất, ghi chép vào Bảng chấm công.

Cuối tháng căn cứ vào thời gian lao dộng thực tế, số ngày nghỉ để tính lương, thưởng và tổng hợp thời gian lao động của từng người, từng bộ phận. Bảng chấm công được treo công khai để mọi người kiểm tra và giám sát.

Hàng tháng, căn cứ vào Bảng chấm công, Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Hệ số cấp bậc của từng người, … kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương của từng bộ phận và căn cứ vào đó để vào Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương. Từ các bảng lương này, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy và xây dựng Sông Hồng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w