Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay ngắn hạn tại VPBank chi nhánh Hà Nội (Trang 33 - 38)

Đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn tại VPBank chi nhánh Hà Nộ

3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan

- Quy trình cho vay chưa hoàn thiện và thiếu chặt chẽ. Trong quá trình thực hiện, nhiều cán bộ vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ, hoặc do áp lực thời gian nên không thể tuân thủ một cách triệt để quy trình tín dụng, nhiều bước thực hiện dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm. Áp lực về thời gian thẩm định dự án, ký kết hợp đồng và giải ngân đến từ cả hai phía, lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng không thể kiểm tra được đầy đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, kết quả thẩm định không được tốt.

Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ qua làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định, từ đó làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng.

- Hạn chế về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng. Nhân viên tín dụng của chi nhánh đa số là những nhân viên trẻ tuổi và có trình độ, nhiệt tình say mê công việc song còn thiếu kinh nghiệm nên chưa thích ứng ngay được với cơ chế thi trường,

- Công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn còn chưa tốt. Chịu trách nhiệm về một khoản cho vay không chỉ thuộc về một mình cán bộ tín dụng mà còn ở bộ phận quản lý và giám sát tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay có được hiệu quả tốt. Khi thực hiện tốt công tác này, sẽ phát hiện được nhanh chóng và có biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sót của cán bộ tín dụng và khách hàng hoặc có thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ khách hàng, đảm bảo hiệu quả của khoản vay. Thời gian vừa qua đã cho thấy công tác kiểm tra kiểm soát vẫn chưa tốt, vẫn để xảy ra những tình

trạng sử dụng vốn sai mục địch, nợ quá hạn, nợ xấu, những sai phạm mà không phát hiện được.

- Hiện nay tỷ lệ khách hàng vay có tài sản đảm bảo là bất động sản và giấy tờ có giá vẫn còn ở mức cao. Trong khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chững lại, thị trường vàng, chứng khoán bị tê liệt… thì việc nắm giữ tài sản đảm bảo là BĐS và GTCG tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khiến chi phí dự phòng rủi ro tăng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng như doanh thu, lợi nhuận…

- Công tác thu hồi nợ của chi nhánh vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Các cán bộ phòng thu hồi nợ còn trẻ và thiếu kinh nghiệm nên công tác giám sát các khoản nợ sau giải ngân vẫn còn gặp nhiều hạn chế, công tác thu hồi nợ vẫn chưa được tiến hành dứt điểm.

* Nguyên nhân khách quan

- Môi trường cạnh tranh gay gắt trong hệ thống các NHTM của Việt Nam. Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng gia tăng với con số 37 NHTM cùng với chất lượng tốt, sản phẩm tín dụng phong phú đã tạo ra áp lực cho hệ thống ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- Môi trường pháp lý cũn gõy rủi ro cho ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài. Ví dụ: Như việc phỏt mói tài sản thế chấp hiện nay, để có thể phỏt mói một tài sản thế chấp đòi hỏi khá nhiều thủ tục, thời gian, chi phí mà ngân hàng phải nhận chịu rủi ro rất nhiều. Hoặc luật không giải thích một cách đầy đủ gây khó khăn trong việc thực hiện tạo rủi ro cho ngân hàng. Ví dụ: Một hợp đồng có tài sản thế chấp, khi khách hàng không trả được nợ phải chăng ngân hàng chỉ có quyền nhận lấy tài sản thế chấp để trừ nợ (gán nợ) hoặc phỏt mói tài sản thế chấp để thu nợ, thiếu hay đủ ngân hàng cũng phải chịu? Ngoài

Pháp lệnh ngân hàng và các văn bản liên quan, việc thực hiện và giải quyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn còn chịu sự chi phối của Bộ Luật dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (26.03.94), Pháp lệnh thi hành án (17.04.93), Luật Phá sản Doanh nghiệp...v...v... Do đó khi nợ đáo hạn, nếu con nợ mất khả năng chi trả hoặc cố tình trốn tránh thanh toán nợ thì ngân hàng chỉ có con đường hợp pháp duy nhất là khởi kiện trước tòa án có thẩm quyền. Vấn đề tố tụng trước tòa án hiện nay quá nhiêu khê và thường kéo dài qua nhiều giai đoạn làm mất nhiều thời gian, dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho con nợ có ý đồ, đồng thời gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Thời gian tố tụng kể từ khi khởi kiện cho đến khi có quyết định của tòa án có hiệu lực thi hành rồi đến khi phỏt mói được tài sản thu hồi được nợ thường kéo dài gần một năm, chưa kể trường hợp tũa cú quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Tình trạng này thường làm cho ngân hàng phải chịu đọng vốn trong lúc ngân hàng phải chịu lãi suất cho người gửi. Đây là một thiệt hại lớn cho ngân hàng chưa kể các chi phí phát sinh trong thủ tục tố tụng.

- Môi trường kinh tế: hiện nay tình hình kinh tế nước ta gặp nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng như lạm phát cao, sự bất ổn về tỷ giá, lãi suất… thị trường BĐS đóng băng, thị trường vàng biến động từng ngày từng giờ…đó gõy không ít khó khăn cho hệ thống ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Mặt khác, từ những sự biến động của môi trường kinh tế, Chính phủ phải đưa ra những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô và việc thay đổi diễn ra khá liên tục trong thời gian vừa qua khiến NHTM phải thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi đột ngột đó, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động trong đó có hoạt động cho vay ngắn hạn. Cụ thể như:

Về lói suất: tính đến 19/08/2011, NHNN đã điều chỉnh 3 lần lãi suất tái chiết khấu, 4 lần lãi suất tái cấp vốn và 6 lần lãi suất OMO với mục đích kiềm

chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Cũng trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, diễn ra cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM do căng thẳng

thanh khoản về tiền đồng. Mặc dù NHNN đưa ra mức lãi suất huy động trần 14% nhưng mức lãi suất huy động thực tế của hầu hết các NH đều vượt 14%. Lãi suất cho vay cũng theo đó tăng cao, cú lỳc lờn tới hơn 20%. Cuối tháng 5, đầu tháng 6 căng thẳng thanh khoản được cải thiện do NHNN tiến hành mua vào USD và bơm thêm vốn qua hoạt động tái cấp vốn. Hiện tại, NHNN quyết tâm giảm mặt bằng lãi suất cho vay xuống 17% - 19% trong tháng 9, thông qua cuộc họp với NH lớn nhất tại Việt Nam, đồng thuận giữ lãi suất huy động ở mức 14%. Đồng thời, NHNN đã xóa bỏ hạn chế 80% đối với tỷ lệ cho vay từ huy động từ 01/09/2011 nhằm tạo sự liên thông giữa thị trường 1 và 2, từ đó tại cơ sở cho việc giảm mặt bằng lãi suất.

Về tỷ giỏ: thỏng 2/2011 NHNN tăng mạnh tỷ giá thêm 9,3% do sức ép lên đồng Việt Nam từ cuối 2010. Đồng thời sau đó, NHNN tiếp tục đưa ra các biện pháp nhằm ổn định thị trường ngoại hối như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do, chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ, quy định trần lãi suất huy động USD (2%) và yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng.

Về tín dụng: 17/02/2011Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đề nghị tăng trưởng tín dụng dưới 20% thay cho 23%.

01/03/2011: Chỉ thị 01/CT-NHNN: giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010 (đến 30/06/2011 tỷ trọng tối đa là 22%, đến 31/12/2011 là 16%). Giảm mạnh và tiến tới cấm huy động và cho vay bằng vàng.

01/05/2011 Thông tư số 11/2011/TT-NHNN: Chính thức chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng.

01/06/2011 Quyết định số 1209/QĐ-NHNN: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1% lên 7% với tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 thỏng, lờn 5% với tiền gửi bằng ngoại tệ từ 12 tháng trở lên .

26/08/2011 Quyết định số 1925/QĐ-NHNN: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 8% với tiền gửi dưới 12 tháng, 6% với tiền gửi trên 12 tháng.

30/08/2011 Thông tư số 22/2011/TT-NHNN: hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định trong TT13 (19) và điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số tài sản có bằng ngoại tệ khi tính CAR.

- Về khách hàng: Năng lực tài chính của khách hàng kộm. Cỏc doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu quá nhỏ, tài sản đảm bảo có giá trị nhỏ, do đó không có khả năng vay được những nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của mình. Đồng thời với những dự án khi xem xét có hiệu quả cao, tuy vậy do giới hạn về tài sản đảm bảo nên không thể cho vay theo nhu cầu của khách hàng thì chất lượng món vay này cũng không thể coi là tốt. Kể cả trong trường hợp cho vay thì nếu giá trị tài sản đảm bảo không đủ cũng sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng. Dù trong bất kì trường hợp nào thì khi tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt thì hiệu quả của khoản vay sẽ không cao.

Trong quá trình hoạt động, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thuận lợi.Cỏc yếu tố chủ quan có thể là do trình độ quản lý, lãnh đạo của chủ doanh nghiệp, không thích ứng được với những thay đổi của thị trường. Nguyên nhân khách quan có thể đến từ những bạn hàng của doanh nghiệp, các đối tác làm ăn, các đối thủ cạnh tranh, từ những biến động bất lợi trên thị trường.Tuy nguyên nhân là gì đi nữa thì cuối cùng cũng khiến cho doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, kinh doanh không có lợi nhuận,khụng trả được nợ cho ngân hàng, tạo ra các khoản nợ xấu cho ngân hàng. Mặt khác khách hàng của chi nhánh phần lớn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn yếu khi thua lỗ không có Nhà

nước bảo hộ nên vấn đề vốn còn phụ thuộc lớn vào ngân hàng, mà khả năng quản lý vốn lại chưa tốt nên rất dễ dẫn tới rủi ro.

Mặt khác, đạo đức của khách hàng cũng là yếu tố quan trọng. Một vấn đề có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng là ý chí trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng đã giành được khoản tiền từ ngân hàng thì việc sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng, ngân hàng khó có thể can thiệp được. Khi khách hàng không sử dụng vốn đúng mục đích, khoản cho vay không thể có chất lượng cao. Khi khách hàng chõy ỡ không trả nợ, cú cỏc hành vi lừa đảo cán bộ tín dụng thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng do không thực hiện được mục tiêu vay vốn.

Như vậy, trước những khó khăn đặt ra cho công tác mở rộng hoạt động cho vay tại VPBank chi nhánh Hà Nội đòi hỏi chi nhánh cần có những nghiên cứu , sửa đổi kịp thời để từng bước mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao năng lực canh tranh của chi nhánh đồng thời góp phần giải quyết nhu cầu thiếu hụt vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay ngắn hạn tại VPBank chi nhánh Hà Nội (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w