Nội dung

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động của công ty tnhh giải pháp phần mềm vinasite (Trang 26 - 29)

Nội dung chính của trang web là xoay quanh thông tin giảm giá các mặt hàng của các doanh nghiệp, cửa hàng, trung tâm mua sắm bằng việc cập nhập liên

tục thông tin. Với nguồn khách hàng truy cập lấy thông tin giảm giá thường xuyên ta có thể phát triển thêm về việc giao dịch thương mại điện tử. Đây là một bước đi thuận lợi cho công ty khi kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011- 2015 được Cục thương mại điện tử và CNTT đặt ra với mục tiêu lớn hơn và tầm nhìn xa hơn dựa trên kết quả và kinh nghiệm của giai đoạn trước.

Đến cuối năm 2009, khung pháp lý về thương mại điện tử đã được hoàn thiện: Luật Giao dịch điện tử (2005) và Luật Công nghệ thông tin (2006), 7 nghị định hướng dẫn và hàng loạt thông tư quy định chi tiết những vấn đề đặc thù của giao dịch thương mại điện tử. Bên cạnh đó, khung chế tài trong các lĩnh vực thương mại, CNTT và Internet cũng dần được hoàn thiện với 3 nghị định về xử phạt hành chính. Năm 2009 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt tội phạm công nghệ cao, trong đó có tội phạm thương mại điện tử.

Chính sách về ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm của Chính phủ cũng đã thành hình, thông tin chào mời mua sắm công được công bố trên website của các bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố. Các dịch vụ công trực tuyến đã phát triển hiện nay có: Hải quan điện tử, khai thuế qua mạng và chứng thực xuất xứ (C/O) điện tử. Ở cấp bộ ngành, 27 dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3 (cho phép điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ; mức độ 4 cho phép thanh toán trực tuyến, gửi và nhận kết quả qua mạng). Ở cấp địa phương, 38 địa phương triển khai cung cấp 748 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 (dẫn đầu là An Giang và Đà Nẵng).

Kết quả khảo sát 3.400 doanh nghiệp trên cả nước của Bộ Công Thương năm 2010 cho thấy 60% doanh nghiệp lớn đã tiến hành thương mại điện tử B2B, trong đó 95% nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện thương mại điện tử, 96% sử dụng thư điện tử trong kinh doanh. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), 80%

doanh nghiệp hoạt động theo hình thức B2B (doanh nghiệp-doanh nghiệp) hoặc B2C (doanh nghiệp-Người dùng). Hộ gia đình, cá nhân tham gia B2C hoặc C2C chiếm 10%. Rất nhiều doanh nghiệp triển khai bán hàng trực tuyến, dẫn đầu là doanh nghiệp ngành hàng không, du lịch, phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng...

Giao dịch thương mại điện tử hiện nay được thực hiện chủ yếu thông qua các website của doanh nghiệp, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội. Dịch vụ viễn thông di động cũng phát triển mạnh và thu hút người dùng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương mại điện tử trên điện thoại di động.

Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 được Cục thương mại điện tử và CNTT đặt ra với mục tiêu lớn hơn và tầm nhìn xa hơn dựa trên kết quả và kinh nghiệm của giai đoạn trước. Cụ thể như sau:

Với khối cơ quan nhà nước, trước năm 2013, các dịch vụ công đạt mức độ 3 sẽ gồm: 80% dịch vụ công như thủ tục hải quan điện tử, thuế, đăng ký kinh doanh - đầu tư và xuất nhập khẩu (trong đó 40% xuất nhập khẩu đạt mức 4 vào năm 2015); 50% dịch vụ công sản xuất kinh doanh (trong đó 20% đạt mức độ 4 năm 2015).

Đối với doanh nghiệp lớn, nâng tỉ lệ sử dụng thư điện tử lên 100%, 80% có website, 70% mua bán trên website thương mại điện tử, 20% ứng dụng thương mại điện tử trong quản trị doanh nghiệp... Riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉ lệ sử dụng thư điện tử phải đạt 100%, giao dịch trên website thương mại điện tử 30%...

Với người dùng, vào năm 2015, sẽ hình thành các tiện ích hỗ trợ người dùng tham gia B2C. Cụ thể là 70% siêu thị, trung tâm mua sắm áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử. Mặt khác, 30% các cơ sở kinh doanh vận tải, văn hóa, thể thao, du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng.

Với kế hoạch định hướng cụ thể như trên, đến hết tháng 3/2011, trong số 63 tỉnh thành trên cả nước, 34 tỉnh thành đã phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử 2011-2015, 17 địa phương đã xây dựng kế hoạch chờ phê duyệt và 12 địa phương đang trong quá trình xây dựng.

Như vậy ta có thể thấy việc phát triển thương mại điện tử đang rất được chú trọng và quan tâm. Vậy điểm nhấn chính là việc đưa được kịp thời nhanh nhất các thông tin khuyến mãi đến với khách hàng. Chính việc đưa thông tin này sẽ giúp cho trang web nhanh chóng được biết đến để phát triển thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động của công ty tnhh giải pháp phần mềm vinasite (Trang 26 - 29)