MĂCXIM GORK

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thị ngữ văn lớp 12 (Trang 57)

- Nguyễn Minh Châu

MĂCXIM GORK

2. Khổ 3,4: Ngững suy ngẫm về cội nguồn của sóng và tình yêu

MĂCXIM GORK

Trích đoạn :“Một con người ra đời”

I.Giới thiệu chung:

1.Tác giả.

a.Cuộc đời:

-Mắcxim Gorki. Tên thật là Alêchxây Mắc xim môvich Pescôp (1868-1936) là người đặt nền móng cho văn học Xô viết , là một trong những nhà văn lớn của thế kỷ XX.

-Ông sớm mồ côi, tuổi ấu thơ trải qua nhiều cay đắng, tủi nhục. Ông đi nhiều, làm nhiều nghề nặng nhọc, vất vả để kiếm sống trước khi cầm bút sáng tác .

-Ông là một tấm gương tự học phi thường: Từ một đứa bé chịu nhiều bất hạnh ông đó vượt qua mọi thử thách và trở thành 1 nhà văn lớn, có kiến thức sâu rộng.

-Ông tham gia hoạt động cách mạng sớm và là người bạn chiến đấu của Lênin được Lênin đánh giá cao “đại diện vĩ đại nhất của NT vô sản”.

b.Sự nghiệp văn học:

-Gorki để lại một khối lượng tác phẩm phong phú và đồ sộ. Tài năng của ông được thể hiện ở nhiều thể loại:

+Là bậc thầy về truyện ngắn và chân dung văn học. +Là người viết kịch( 20 vở kịch) và tiểu thuyết nổi tiếng.

+Những tác phẩm tiêu biểu (Người mẹ,Thời thơ ấu,Kiếm sống, Các trường đại học của tôi).

-Nhiều tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Việt và được đông đảo bạn đọc Việt Nam yêu thích.

2.Truyện ngắn: “Một con người ra đời”. a.Hoàn cảnh sáng tác.

-Được viết năm 1912 thời kì đem trước cuộc CM tháng mười. Thời kì vận mệnh nước Nga, số phận nhân dân Nga đang chuyển mạnh,lột xác từ xã hội cũ sang xa hội mới.

b.Chủ đề: “MCNRĐ” là bài ca ,ca ngợi giá trị và địa vị của con người trên thế giới, đồng thời thể hiện lòng tin yêu trân trọng vụ bô bến của nhà văn đối với con người.

II.Phân tích:

1.Nỗi đau đớn vô cùng của người mẹ khi sinh nở.

-Bằng ngòi bút hiện thực Gorki không ngần ngại miêu tả toàn bộ quá trình sinh nở vô cùng đau đớn của người mẹ.

+Lúc đầu: “một tiếng rên khe khẽ” “một tiếng rống kéo dài” “một khuôn mặt méo xệch,mắt trợn ngược lên như mắt người điên,đôi mắt lồi lên như muốn nổ tung” =>đau đớn đến tột cùng.

+Sau đó:khi cơn trở dạ lên đến đỉnh điểm “người đàn bà quằn quại như miếng vỏ…”=>không còn biết gì nữa

=>Miêu tả cụ thể tỉ mỉ quá trình sinh nở của mẹ Gorki hướng tới mục đích thẩm mĩ đầy tính nhân văn đó là: từ nổi đau của người mẹ để biểu dưng sự vĩ đại của

2.Niềm vui lớn lao của người mẹ sau những đớn đau.

-Người mẹ vô cùng sung sướng vỡ mẹ tròn con vuông.Niềm vui đó được thể hiện qua nụ cười và ánh mắt.

+“Thằng bé khóc rống lốn; còn mẹ nó thì mỉm cười”nụ cười ngày một đẹp đẽ hơn “nụ cười chói lọi đến nổi tôi gần như loá mắt”=>niềm vui ngày càng tăng.

+Cùng với nụ cười thỡ đôi mắt của chị cũng biểu hiện rừ niềm vui làm mẹ của mình. “đôi mắt tươi rói cháy bừng lên một ngọn lửa xanh biếc”Đó là “đôi mắt đẹp vô

cùng,đôi mắt thần thánh của người sản phụ”=>nụ cười ánh mắt phản ánh,rõ nột tấm lòng bao la của người mẹ: một tấm lòng chan chứa tình thương không bao giờ cạn. -Chi tiết “đôi mắt”được miêu tả trong tác phẩm cũng thể hiện rõ nét hai bút pháp của Gorki:hiện thực và lãng mạn.

3.Nhân vật người kể chuyện.Người kể chuyện là một thủ pháp nghệ thuật của nhà văn. Nó đóng vai trò kể chuyện,dẫn chuyện được cảm nhận qua nhiều bình luận.

-Qua hành động cho thấy người kể chuyện là một chàng trai tốt bụng tháo vát, sẵn sàng giúp đỡ người khác không quản ngại khó khăn.

-Cũng qua hành động người kể chuyện bộc lộ một tâm hồn nhân ái, biết cảm thông với nỗi đau của đồng loại. “tôi thấy thương chị quá chừng và tôi có cảm giác như nước mắt chị đã làm lòng tôi đau thắt lại, muốn gào lên”.

-Người kể chuyện là người biết chia sẽ vui buồn với người khác: lòng anh đau thắt lai khi chứng kiến cảnh vượt cạn đau đớn của người mẹ. lòng anh tràng ngập niềm hân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Qua con mắy của người kể chuyện, nhà văn đó ca ngợi con người với những phẩm chất hết sức tốt đẹp. Đó là sự hi sinh, là niềm tin tích cực vào cuộc sống.

III.Kết luận.

Mácxim Gorki là nhà văn lớn của nước Nga và thế giới. Cũng như hầu hết các tác phẩm khác, “Một con người ra đời” thể hiện tình yêu, lòng cảm phục và tôn vinh con người của nhà văn. Bút pháp lãng mạn xen lẫn với hiện thực tạo cho tác phẩm vẻ độc đáo và hấp dẫn riêng

LỖ TẤN

Truyện ngắn :“Thuốc”

I.Tác giả:

-Lỗ Tấn tên khai sinh Chu Thụ Nhân, (1881-1936) là nhà văn CM nổi tiếng của Trung Quốc. Ong từng học và làm nhiều nghề như hàng hải, khai mỏ và nghề y. Cuối cùng, ông chọn con đường dùng văn chương để phơi bày căn bệnh quốc dân, chỉ ra những “vết thương”, “căn bệnh” chung để tìm cách chữa trị.

-Những tác phẩm chính: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới…

-Lỗ Tấn được giới thiệu ở VN trước CM tháng 8 và được nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam hâm mộ. Sinh thời, Bác Hồ rất thích đọc Lỗ Tấn

II. Tác phẩm.

1.Đôi nét về tác phẩm

a.Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm được viết ngày 25/4/1919 đăng trên tạp chí Tân Thanh nên tháng 5/1919 đúng vào lúc bùng nổ phong trào HSSV Bắc Kinh mở đầu cuộc vận động cứu vọng- >Tác giả đặt câu hỏi phải dùng phương thuốc nào để cứu nước TQ.

b.Ý nghĩa nhan đề.

-Phương thuốc chữa bệnh lao của những người u mê, lạc hậu

-TQ là quốc gia phong kiến lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, cần phương thuốc nào thích hợp để trị bệnh cho nhân dân

-Việc Hạ Du hoạt động CM nhưng chết trong sự cô đơn, bị coi là giặc: Phải có thuốc trị bệnh mê muội, dốt nát của quần chúng đối với CM và bệnh xa rời quầ chúng của

2.Phân tích.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thị ngữ văn lớp 12 (Trang 57)