Nguyễn Khoa Điềm

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thị ngữ văn lớp 12 (Trang 40)

I. Tìm hiểu chung: 1, Tác giả:

- Sinh năm 1943. Quê: Thừa Thiên Huế

- Năm 1946: sau khi tốt nghiệp trường ĐHSP HN. Ông trở về Nam tham gia chiến đấu chống Mĩ cứu nước.

- Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu.

- Thơ NKĐ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức. - 1975: Ông tiếp tục hoạt động văn hoá văn nghệ.

- Ông từng là bộ trưởng bộ văn hoá thông tinn nay đã nghỉ hưu. - TP chính: “ Đất ngoại ô”(1972); Mặt đường khát vọng(1974) 2, Cảm nhận chung về đoạn thơ:

( Trích phần đầu chương 5 trong trường ca “Mặt đường khát vọng”)

- Viết theo thể thơ tự do nhiều liên tưởng, dựa trên các câu ca dao, tục ngữ , phong tục tập quán của người dân.

- Đoạn thơ viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm Miền Nam, bộ mặt xâm lược của Đế Quốc Mĩ, Hướng về người dân đất nước, ý thức đướcos mệnh của tầng lớp mình đứng dậy xuống đường đấu tranh

Phân tích:

1, Phần đầu (Từ đầu-> “ Làm lên đất nước muôn đời” Cảm nghĩ của tác giả đối với đất nước: đối với đất nước:

“ Khi ta lớn lên, đất nước đã có rồi... ...đất nước có từ những ngày đó”

+ Đất nước có ngay từ trong cuộc sống của chúng ta, từ lời kể chuyện của Bà, cho đến tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, đến cái hạt muối ta ăn, đến cái kèo ,cái cột trong nhà

=> Đất nước là những gì bình dị, gần gũi thân thuộc với con người

- Tiếp đó, Tác giả cảm nhận đất nước từ các phương tiện địa lý lịch sử. Đất nước không chỉ là núi sông rừng bể, mà còn là không gian gần gũi với con người, với anh, với em, với mẹ

“ Đất nước là nơi anh đến trường nó là nơi em tắm...”

+ Đất nước là nơi thiêng liêng và tự hào biết mấy. Cha rồng, mẹ tiên là nơi sinh tồn của dân tộc qua bao thế hệ

“ Đất là nơi chim về Nước là nơi rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

- Đoạn thơ kết thúc bằng lời nhắn nhủ thế hệ trẻ với những trách nhiệm với đất nước.

“ Em ơi đất nước là máu xương của mình Hãy biết gắn bó và san sẻ

phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở làm nên đất nước muôn đời...”

2, Phần cuối:Tư tưởng đất nước của nhân dân:

“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Cặp vợ chồng yêu nhau góp lên hòn trống mái...”

Suốt mấy ngàn năm lịch sử , nhân dân ta đã sáng tạo ra đất nước với núi cao, sông dài, biển rộng, với những tên đất tên làng vời vợi nghìn trùng.

Gợi lên trong lòng người đọc mhớ về ông cha đã từng mang gươm đi xây dựng vờ cõi, lấn biển khai hoang. Đoạn thơ như một đài tưởng niệm công đức của người dân, những anh hùng cha anh đã góp máu và mồ hôi xây dựng đất nước. Tiếp đó nhà thơ đi tới một nhận thức khái quát và ở đâu trên khắp ruộng đồng bờ bãi nơi sinh tồn của giống nòi

- Liệt kê: núi Vọng Phu. Tuy nhiên đó không phải là sự liệt kê đơn giản, mỗi địa danh được nhìn theo chiều sâu lịch sử văn hoá, nhân dân đã soi bóng và hiện diện ở bất cứ nơi nào trên bản đồ Tổ Quốc.

+ Nhân dân đã làm lên lịch sử oai hùng: đó là những người vô danh trong suốt trường kì lịch sử, họ đã cống hiến và hi sinh cho dân tộc

+ Không nhắc đến một tên tuổi cụ thể nào mà chỉ nhắc đến những người vô danh tiếp nối các thế hệ bảo vệ giữ gìn đất nước này “ Không ai nhớ hoặc đặt tên

nhưng....” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhân dân là những người đã sáng tạo ra văn hoá, phong tục, tập quán, tiếng nói... để làm nên cốt cách tinh thần Việt Nam.

“ Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa...”

* NT: tác giả sử dụng những câu thơ được xây dựng bằng những hình ảnh giản dị bằng chính chất liệu cuộc sống hàng ngày

-> đạt được mức độ chân thành, xúc động

- Mạch suy nghĩ dồn tụ ở phần cuối: tác giả trình bày những tư tưởng cốt lõi “ Đất nước của nhân dân”

Tiếp theo, tác giả triển khai tư tưởng trên bằng 4 câu thơ: Đất nước của nhân dân:

- Đất nước ca dao thần thoại - ...của tình yêu say đắm -...của tình nghĩa nồng hậu

- ...ý chí chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

3, Vài nét về nghệ thuật:

- Thể thơ tự do rất gần với lối nói tự nhiên cho phép câu chữ co dãn linh hoạt, phóng túng để nói hết những cung bậc trong suy nghĩ, cảm xúc.

- Bao trùm cả đoạn trích là việc sử dụng khá nhuần nhuyễn vốn văn học, văn học dân gian, cổ tích, thần thoại: Mỗi khi sử dụng chất liệu này, nhà thơ đã thổi hơi thở thời đại vào chúng làm chúng hiện ra trong dáng vẻ chiều sâu lớn.

* Tổng kết:

-ND: nhận thức mới mẻ về đất nước - NT : Đậm chất dân gian

TỔNG KẾT.

-phát hiện của tác giả về cấu trúc trong chiều sâu VH- lịch sử, trong sự gần gũi, thân thiết với đời sống hàng ngày của con người, với sự sống của mỗi người. - Tư tưởng cốt lõi của nhận thức về đất nước trong đoạn thơ là “ Đất nước của nhân dân”

Mảnh trăng cuối rừng

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thị ngữ văn lớp 12 (Trang 40)