Conus imperialis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái và tuyến nọc độc của bốn loài ốc cối conus miles, conus magus, conus imperialis, conus terebra (Trang 35 - 40)

Hình 3.8. Conusimperialis.

Hình 3.9. Hình dáng bên ngoài của Conusimperialis.

Hình 3.6a: Mặt trƣớc; hình 3.6b: mặt sau.

Tên tiếng Anh: Imperia cone.

 Đặc điểm hình thái:

Ốc cối vân chấm nâu có chiều dài trung bình 60mm với đƣờng kính ngang tại chỗ rộng nhất khoảng 35mm và chiều dài tối đa 120mm. Vỏ dài, chắc và nặng. Chiều rộng lớn hơn ½ chiều cao, tháp vỏ thấp, vòng xoắn hình răng cƣa. Chiều cao vỏ khoảng 60 – 80 mm. Vỏ của chúng có dạng trứng thuôn dài hoặc hình búp sen, kích cỡ trung bình. Chóp xoắn có dạng hình nón, vòng xoắn đều và láng. Khe hở của vỏ dài và rộng, có màu trắng. Miệng vỏ hẹp, mép trƣớc miệng vỏ rộng hơn mép sau miệng vỏ, chỗ miệng rộng nhất nằm ở chóp đầu.

Màu sắc của vỏ thƣờng là màu đen và có những đốm trắng trên lƣng lớn nhỏ không đều. Thức ăn của chúng là các loài động vật thân mềm khác.

 Phân bố:

Chúng đƣợc phân bố rất rộng, vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình Dƣơng từ vùng dƣới triều đến độ sâu khá lớn, nhƣng thƣờng sống chui trong các khe kẽ rạn san hô ở độ sâu từ 40 - 60m. Chúng sống ở vùng xa bờ. Đôi khi thấy chúng vùi trong cát ở vùng rạn phẳng, phổ biến ở những vùng biển nhiệt đới.

Ở vùng biển Khánh Hòa loài này đƣợc đánh bắt ở cùng biển sâu 10 – 15 m, nơi có nền đáy, các rạn san hô, rạn đá. Ốc cối vân chấm nâu là loại ốc dùng để làm mỹ nghệ, trang trí…

Hình 3.9c. Tháp vỏ của Conus imperialis.

Qua 6 mẫu nghiên cứu ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.7. Bảng kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính của Conus imperialis:

STT Khối lƣợng (W; gam) Chiều dài (L; mm) Đƣờng kính lớn nhất (l1; mm) Tháp vỏ (l2; mm)

chiều dài thân (l3; mm) 1 59.72 64 33 1 63 2 73.85 66 35 1.2 65 3 67.55 70 35 0.7 67 4 64.65 65.5 32 0.7 63 5 68.54 68.2 34.5 0.8 67 6 60.03 63.3 31 0.6 61.5 Trung bình 65.72 66.17 33.42 0.83 64.42

chiều dài, đƣờng kính và tháp vỏ của Conus imperialis: Giá trị thống kê Khối lƣợng (W; gam) Chiều dài (L; mm) Đƣờng kính lớn nhất (l1; mm) Tháp vỏ (l2; mm)

Chiều dài thân (l3; mm) Giới hạn tin cậy (95%) 65.72 2.21 66.17 1.03 33.42 0.68 0.83 0.09 64.42 0.93 Độ lệch chuẩn (S) 5.42 2.54 1.69 0.23 2.29 Hệ số phân tán (CV) 8.25 3.84 5.04 27.01 3.55

 Nhập dữ liệu vào MS – Excel sử dụng chƣơng trình Regression ta có phƣơng trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ của chiều dài, đƣờng kính với khối lƣợng của

Conus imperialis:

Y = 2.25 + 64X1. (R2 = 0.24; S = 5.12).

Trong đó Y: khối lƣợng của Conus imperialis; X1: chiều dài của Conus imperialis. Nhận xét:

R2 = 0.24 < 0.7 nên ta phải có bƣớc kiểm định xem phƣơng trình hồi quy phù hợp hay không.

Giả thuyết:

H0: các hệ số hồi quy không có ý nghĩa. H1: phƣơng trình hồi quy có ý nghĩa.

Nhập dữ liệu vào MS – Excel sử dụng chƣơng trình Regression ta có: t0 = 0.034 < t0.05 = 2.365 chấp nhận giả thuyết H0.

t1 = 0.97 < t0.05 = 2.365 chấp nhận giả thuyết H0.

Vậy cả hai hệ số = 2.25, = 64 không có ý nghĩa thống kê hay phƣơng trình hồi quy không thích hợp chiều dài và khối lƣợng không có liên quan tuyến tính với nhau.

Phƣơng trình biểu diễn mối quan hệ của đƣờng kính và khối lƣợng của Conus imperialis:

Y = -13.45 + 33X2. (R2 = 0.77; S = 2.77).

Trong đó Y: khối lƣợng của Conus imperialis; X2: đƣờng kính của Conus imperialis

Đƣờng hồi quy đƣờng kính của Conus imperialis. 0 20 40 60 80 30 32 34 36 X2 Y 59.72 Predicted 59.72

Hình 3.10. Đƣờng hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa đƣờng kính với khối

lƣợng của Conus imperialis.

Nhận xét:

R2 = 0.77 (0.7 – 0.8) đƣờng kính và khối lƣợng có liên quan chặt chẽ với nhau.

Bảng 3.9. Bảng giá trị tính theo công thức chuẩn quốc tế:

L (mm) RW (gam/mm) PMD RD RSH

65.720 0.993 0.974 0.505 0.026

Từ bảng 3.9 và đối chiếu với bảng 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 ta có nhận xét:

 Chiều dài trung bình của Conus imperialis L = 65.72 mm thuộc khoảng (55 – 80) trong bảng 2.1 suy ra loài Conus imperialis thuộc loại có kích thƣớc lớn vừa.

 Trọng lƣợng tƣơng đối của Conus imperialis RW = 0.993 thuộc khoảng (0.8 – 1.1) trong bảng 2.2 suy ra loài Conus imperialis thuộc loại có trọng lƣợng nặng vừa phải.

 Vị trí đƣờng kính tối đa của Conus imperialis là PMD = 0.974 > 0.85; đƣờng kính tƣơng đối RD = 0.505 thuộc khoảng (0.5 – 0.7) theo bảng 2.3 suy ra hình dạng của Conus imperialis thuộc dạng hình nón.

 Chiều cao tƣơng đối của Conus imperialis RSH = 0.026 < 0.12 suy ra loài

Conus imperialis thuộc loại có tháp vỏ thấp. Nhận xét chung:

66.17 1.03, đƣờng kính trung bình: 33.42 0.68, chiều dài đỉnh trung bình: 0.83 0.09, chiều dài thân trung bình: 64.42 0.93.

Conus imperialis co kích thƣớc, trọng lƣợng vào loại vừa phải, thuộc dạng hình nón, có tháp vỏ thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái và tuyến nọc độc của bốn loài ốc cối conus miles, conus magus, conus imperialis, conus terebra (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)