Viêm phổi

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN HỌC THỰC TẬP TRANG TRẠI THÚ Y TẠI TRẠI HEO GIA PHÁT CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 48)

- Dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạtđộng của cơ thể và sức đề kháng lại các tác nhân gây bệnh của môi trường. Mức độ cảm nhiễm đối với bệnh tăng khi khẩu phần không cung cấp đầy đủ các khoáng đa-vi lượng, vitamine.

- Môi trường

Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, ẩm độ, chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi,… ảnh hưởng đến sức khỏe của heo rất lớn, đó còn là nguyên nhân cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển.

Ẩm độ cao gây trở ngại cho việc khuếch tán trên bề mặt da, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của heo. Chuồng trại không thông thoáng kết hợp với chiếu sáng không thích hợp gây kích ứng niêm mạc dẫn đến tình trạng mất bão hoà hệ hô hấp (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa, 2004).

Tiểu khí hậu chuồng nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sức tăng trưởng và khả năng đề kháng của heo. Nồng độ NH3 trong không khí 50-100 ppm gây trở ngại sự tiết dịch của niêm mạc đường hô hấp.

- Chăm sóc qun lý

Vấn đề chăm sóc, quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh hô hấp.

Bng 2.1 nh hưởng ca chế độ chăm sóc qun lý đến bnh trên đường hô hp

Yếu tố Độ cảm nhiễm với bệnh đường hô hấp Đưa vào các đàn gia súc không biết hoặc kém về tình

trạng sức khoẻ

Quy mô đàn lớn, mật độđàn cao

Các thiết bị chiếu sáng và thông thoáng không thích hợp. Điều trị bệnh thất bại hoặc không đúng cách

Không điều trị, tiêm phòng không đúng chiến lược Vệ sinh kém

Tuổi cai sữa sớm hoặc cai sữa muộn Bụi từ thức ăn +++ +++ +++ ++ ++ ++ ++ + - Vi sinh vt o Do vi khun

+ Bệnh do Streptoococcus spp gây bệnh tích viêm phúc mạc có sợi huyết, sung huyết gan và phổi.

+ Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis) do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. + Bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra.

+ Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium làm cho phổi nhiễm thứ cấp từ những bệnh tích ở vùng bụng.

o Do virus

+ Bệnh cúm heo do virus thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. o Ký sinh trùng

+ Giun phổi Metastrongylus, giun đủa Ascaris suum tác động lên bộ máy hô hấp bằng cách phá huỷ niêm mạc, tiết độc tố làm suy giảm hệ thống kháng thể. Một số loài khác theo chu trình phát triển sẽ di hành qua bộ máy hô hấp và các cơ quan làm tổn thương bộ phận mà chúng đi qua (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).

2.2.5.2 Bin pháp phòng nga viêm phi

Nguyên tắc: Chẩn đoán và phát hiện sớm, cách ly triệtđể, bồi dưỡng quản lý tốt kết hợp với điều trị.

Vsinh phòng bnh

Chuồng: quét dọn sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm ướt. Trời rét phải có rơm tốt, phải giữ cho chuồng ấm, kín gió: Chuồng phải đủ ánh sáng và có sân cho heo vậnđộng.

Cách ly: không để heo khỏe tiếp xúc với heo bệnh

Tiêu độc: Hàng tuần tiêu độc 2 lần toàn trại. Tất cả dụng cụ, máng ăn sau khi dùng phải rửa sạch và phơi nắng. Thường xuyên quét vôi và tiêu độc nền với những chất như xút (NaOH) 5%.

Nuôi dưỡng: cho heo ăn no đủ, nhiều thứcăn tươi, tăng thứcăn tinh, bột xương, muối và chất khoáng.

Phòng bnh bng vaccin:

Tiêm phòng vaccin cho heo con và heo nái. Hiện nay vaccin được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay là Respisure (Pfizer) và Hyoresp (Merial).

2.2.5.2 Triu chng

Theo Nguyễn Xuân Bình (2002), heo mắc bệnh viêm phổi thường biểu hiện những triệu chứng sau:

Heo con thấy ho và thở từng cơn kéo dài vào sáng sớm hay chiều tối, nhất là ban đêm khi thời tiết lạnh hoặc sau khi ăn, sau khi vận động. Những trường hợp nặng heo thở thể bụng, ngồi thở như chó ngồi. Sốt nhẹ từ 39,5-40 0C, ăn ít, xù lông, da và niêm mạc xanh xao, tỷ lệ chết trung bình 10% nhưng nguy hiểm là heo không tăng trọng và lây nhiễm lâu dài.

2.2.5.3 Điu tr

Sử dụng kháng sinh và thuốc bổ trợ sức lực: genta-tylosin, tiamulin, enrofloxacin (Bio – SEP 5), spiramycine, Vitamin C dùng liên tục 3-4 ngày.

2.2.6 VIÊM KHP 2.2.6.1 Căn nguyên

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1999), viêm khớp là yếu tố chủ yếu gây què cho heo. Bệnh do nhiễm trùng khớp và các mô chung quanh bởiMycoplasma

và một số vi khuẩn như: Staphylococus, Streptococcus, E.coli, Pseudomonas,

Haemophilus, Erysipelothrix,…và nhiều nguyên nhân gây bệnh khác.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp do mất cân bằng dinh dưỡng hoặc do thiếu chất (tỉ lệ Ca/P không thích hợp, thiếu Ca, P), thiếu vitamin B, D, những chấn thương ở cẳng chân do cơ học (chuồng trơn trợt hoặc quá nhám, nền chuồng ghồ ghề hoặc sạt lở), thoái hoá xương hoặc có những bất thường về khớp.

PHẦN III: KẾT QUẢ GHI NHẬN TRONG 3

TUẦN V À THẢO LUẬN

3.Điu kin chăm sóc nuôi dưỡng heo tại trại 3.1.1 Tiu khí hu chung nuôi

Bảng 3.1 Theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi heo thịt qua 3 tuần

Chỉ tiêu Tuần Nhiệt độ trung bình (0C) Nhiệt độ cao nhất (0C) Nhiệt độ thấp nhất (0C) 1 31 36,5 27 2 31,5 38 28 3 29,5 35,5 25 Qua bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy:

Nhiệtđộ trung bình thấp nhất là ở tuần 3 (29,50C), cao nhất là tuần 2 (31,50C). Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa (2004), nhiệt độ chuẩn cho heo thịt là 19- 200C và ẩmđộ là 70-75%, nhưng qua quá trình theo dõi Nhóm nhận thấy nhiệt độ trung bình ở trại cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ chuẩn. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa chuồng nuôi và nhiệt độ chuẩn là do mái chuồng nuôi thấp, không có hệ thống quạt gió vào lúc trời nóng, xung quanh chuồng thịt ít trồng cây xanh phủ bóng mát

Với nhiệt độ cao như thế heo dễ bị stress nhiệt, bỏ ăn, sứcđề kháng yếu nên dễ bị cảm nhiễm với nhiều bệnh.

Bảng 3.2 Theo dõi ẩm độ chuồng nuôi heo thịt qua 3 Tuần

Chỉ tiêu Tuần Ẩmđộ trung bình (%) Ẩmđộ cao nhất (%) Ẩmđộ thấp nhất (%) 1 77 90 54 2 70 91 52 3 82 95 60 Ẩm độ trung bình thấp nhất là Tuần 2 (70%), ẩm độ cao nhất là ở tuần 3 (82%). Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấyẩm độ trung bình của trại heo cao

hơn ẩm độ chuẩn, dẫn đến bất lợi cho sức khỏe của thú. Ẩm độ cao làm nước khó bốc hơi làm chuồng nóng lên, thân nhiệt tăng lên làm thú mất nhiều nhiệt, sự phân huỷ các chất hữu cơ trên nền chuồng và vách chuồng tăng, các chất khí NH3, CO2, H2S không thoát ra ngoài được làm cho con vật mệt mỏi, giảm hấp thu, giảm khả năng tiêu hoá, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển và gây bệnh nhất là bệnh trên đường hô hấp và dễ phát triển thành dịch bệnh (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa, 2004).

3.2 Mt độ

Mật độ heo cai sữa tại trại: 0,513m2/con Mật độ heo thịt tại trại: 1,28m2/con

Theo Lê Thanh Hải và ctv (1997), bình quân mỗi heo thịt cần 0,8m2 và cai sữa là 0,4m2 thì mật độ heo tại trại thấp hơn, do đó mức độ thông thoáng tại trại cũng tốt hơn nên áp lực bệnh tại trại giảm.

3.3 Kết qunăng sut sinh sn trên đàn nái ti tri

Bng 3.3 Năng sut sinh sn trên đàn nái ti tri

Số heo sơ sinh còn sống trung bình trên 1 ổ Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh Số lứađẻ của nái trên 1 năm Trọng lượng trung bình heo cai sữa lúc 25 ngày

Tỷ lệ heo còn sống đến

cai sữa

11,2 con 1,48 kg 2,42 lứa 6,65 kg 95,2%

Qua bảng 3.3 ta nhận thấy số heo sơ sinh còn sống trung bình trên 1 ổ của trại là 11,2 con/1 ổ. So với kết quả của Lê Thị Lụa (2000) khảo sát tại trại chăn nuôi heo Dưỡng Sanh thì số heo con sơ sinh còn sống trên ổ là 8,86 con và của Võ Thị Bích Dung (2005) khảo sát tại trại heo Tân Trung là 8,72 con thấp hơn so với kết quả của chúng tôi.

Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh tại trại là 1,48 kg/con cao hơn kết quả khảo sát của Triệu Quốc Vũ (2004) tại trại giống Phước Thọ.

Số lứa đẻ trung bình của nái/1 năm tại trại là 2,42 lứa cao hơn của Lư Ngọc Minh Châu (2004) tại trại heo giống 2 tháng 9 có số lứa đẻ trung bình của 1 nái/1 năm là 2,28 lứa.

Trọng lượng trung bình heo cai sữa tại trại là 6,65 kg cao hơn của Nguyễn Thị Hồng Liên (2004) tại trại heo Tân Trung là 6,52 kg.

Tỷ lệ heo còn sống đến cai sữa tại trại là 95,2% cao hơn kết quả khảo sát của Võ Thị Bích Dung (2005) khảo sát tại trại heo Tân Trung là 91,88 %.

Qua bảng khảo sát năng suất sinh sản trên nái của trại, ta thấy năng suất sinh sản trên nái của trại tốt hơn so với kết quả khảo sát trên một số trại của các tác giả đã so sánh. Nguyên nhân có thể do điều kiện chuồng trại hiệnđại kết hợp với kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng nái tốt và quy trình vệ sinh, sát trùng nghiêm ngặt giúp nâng cao năng suất sinh sản của đàn nái tại trại.

3.4 Các bnh thường xy ra trên heo tri. 3.4.1 Trên heo nái

Tỷ lệ các bệnh / chứng xảy ra trên heo nái trên tổng số heo khảo sát được ghi nhận qua bảng 3.4

Bng 3.4. Tlcác bnh / chng xy ra trên heo nái trên tng sheo nái kho sát

Số con khảo

sát

Các bệnh /chứng thường xảy ra

Sót nhau Viêm tử cung Viêm vú Sẩy thai Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 42 0 0 0 0 0 0 21 3,56

Qua bảng 3.4 ta nhận thấy chỉ có chứng sẩy thai chiếm tỷ lệ 3,56%, còn lại các bệnh khác như viêm tử cung, viêm vú, sót nhau không xảy ra trên heo nái ở trại trong thời gian khảo sát, nguyên nhân có thể do điều kiện chuồng trại hiện đại nên chủđộng tạo được khí hậu thích hợp cho nái sinh trưởng và phát triển tốt dẫn đến sức đề kháng của nái với mầm bệnh mạnh. Bên cạnh đó khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị trên nái tương đối tốt cũng giúp ngăn ngừa, hạn chếđược nhiều bệnh xảy ra trên heo nái ở trại.

3.4.2 Trên heo con theo m, heo cai sa và heo tht

Bng 3.5. Tlcác bnh thường xy ra tri trên heo con theo m, heo cai sa

và heo tht trên tng sheo kho sát.

Loại heo

Số con khảo

sát

Viêm phổi Tiêu chảy Viêm khớp Bỏ ăn Tổng cộng Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Heo con theo mẹ 243 1 24 1 4 30 Heo cai sữa 312 8 16 6 9 39 Heo thịt 248 17 12 11 10 50 Tổng cộng 903 26 52 18 23 119

Qua bảng 3.5 ta nhận thấy tỷ lệ bệnh trên heo con theo mẹ có tỷ lệ thấp nhất chiếm 3,4%, kếđến là heo cai sữa chiếm tỷ lệ 20,7% và cao nhất là trên heo thịt chiếm tỷ lệ 30,2%.

Heo con theo mẹ có tỷ lệ bệnh thấp nhất có thể là do heo con được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, cộng với điều kiện chuồng trại dành cho heo con và heo mẹ hiện đại (do là chuồng khép kín nên trại luôn chủ động tạo được khí hậu thích hợp cho heo, nhiệt độ trung bình cho nái nuôi con là 27,5oC, chuồng trại thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ), nên đảm bảo sức khỏe heo mẹ tốt, dẫn đến heo mẹ nuôi heo con tốt, heo con lớn nhanh, ít mắc bệnh.

Heo thịt có tỷ lệ bệnh cao nhất, nguyên nhân có thể do heo thịtđược nuôi trong chuồng hở nên tiểu khí hậu chuồng nuôi không ổn định mà thay đổi theo điều kiện khí hậu bên ngoài, lúc thì quá nóng, lúc quá lạnh, cộng với gặp gió tạt, mưa lùa, cùng với heo phải ăn thức ăn khô, đó là điều kiện thích hợp để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

4.4.3 Phương pháp điu trbnh ti tri- Điu trtiêu chy: - Điu trtiêu chy:

+ Bù nước và chất điện giải bằng cách cấp nước sinh lý mặn, ngọt, cấp qua xoang bụng.

+ Dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy: ampi+ tonavet. Dùng liên tục 3-4 ngày

+ Bổ sung các chế phẩm bảo vệ niêm mạc ruột: Smecta, Anti-bio, 6 way,…

- Điu trviêm phi:

+ Cấp kháng sinh: Bio – CEP 5 (sử dụng phổ biến nhất), genta- tylosin, tiamulin, enrofloxacin, spiramycine, Vitamin C. Dùng liên tục 3-4 ngày.

- Điu trviêm khp:

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ NHÓM

Qua thời gian kiến tập tại trại heo Gia Phát, chúng tôi rút ra một số kết luận và đề nghị như sau

5.1 KT LUN

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trên nái khá tốt, chuồng trại tương đối hiện đại, hệ thống thoát nước thải tại trại tương đối tốt, có chuồng cách ly riêng đối với những heo mới nhập về, công tác vệ sinh, tiêm phòng được thực hiện một cách nghiêm

ngặt.

5.2 ĐỀ NGHỊ

Chúng tôi có một số đề nghị sau:

- Nên thường xuyên tiến hành thử kháng sinh đồ trên đàn heo tại trại để lựa chọn phù hợp kháng sinh cho công tác điều trị .

- Khi điều trị cần phải ghi rõ số tai, liệu trình điều trị cũng như việc dùng thuốc.

- Cần trồng thêm cây xanh xung quanh khu chuồng heo thịtđể tạo bóng mát đồng thời tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào chuồng.

TÀI LIU THAM KHO

1. Nguyễn Xuân Bình, 2002. Điu trbnh trên heo. Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai. 2. Võ Thị Bích Dung, 2005. Kho sát sc sinh sn ca mt snhóm ging heo nái ti tri chăn nuôi heo Tân Trung. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

3. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng và Lê Ngọc Mỹ, 1995. Bnh tiêu hóa ln.

Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

4. Lê Thanh Hải, 1997. Kthut chăm sóc heo siêu nt. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

5. Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997. Ký sinh bnh sinh gia c – gia cm. Tập 1 (phần giun sán). Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa, 2004. Môi trường và sc khe vt nuôi.

Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

7. Võ Văn Ninh, 2001. Kinh nghim nuôi heo. Nhà xuất bản Trẻ.

8. Nguyễn Văn Thành, 2004. Giáo trình sản khoa gia c.Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997. Kỹthut chăn nuôi heo. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.

THÀNH PHN DINH DƯỠNG CỦA C LOẠI M Loại Thành phn Master 1021 Master 1011 Protein thô (%) 18 15,5 Xơthô (%) < 0,4 8 Canxi (%) 0,8 - 1,2 0,6 - 1,2 Phospho tng s(%) 0,8 0,6 NaCl 0,2 – 0,5 0,2 – 0,5 Ẩm độ(%) < 14 14 Năng lượng trao đổi (kcal/kg) < 3.100 3.000 Methionine (%) - - Lysin (%) - - Flavomycine (mg/kg) - 10 Hoocmone - - Lincomycin (mg/kg) - - Colistine (mg/kg) 20 -

THÀNH PHN MT SLOI THUC KHÁNG SINH, SÁT TRÙNG DÙNG TI TRI.

- Thuc kháng sinh

1. Bio – sone (do công ty liên doanh Bio sản suất)

Thành phần gồm: prednisolon, lidocaine HCl, oxytetracyline HCl, thiam phenicol, bromhexine HCl

2. Suanovil (do công ty Merial sản suất) Thành phần chính là spiramycine

3. Ampidexalone (do công ty Cophavet sản xuất)

Thành phần gồm: ampiciline, colistine, dexamethasone 4. Tiotilin (do Thụy sỹ sản xuất)

Thành phần chính là tiamulin

5. Genta – tylosin (do công ty liên doanh Bio sản xuất) Thành phần chính gồm gentamycin và tylosin 6. Pen – strep (do công ty liên doanh Bio sản xuất)

Thành phần chính gồm penicillin và streptomycin.

- Thuc sát trùng

1. FAM-30 (do công ty Pfizer sản xuất)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN HỌC THỰC TẬP TRANG TRẠI THÚ Y TẠI TRẠI HEO GIA PHÁT CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)