Theo Nguyễn Văn Thành (2004), sẩy thai có thể do căn nguyên truyền nhiễm và không truyền nhiễm.
- Do nguyên nhân truyền nhiễm
Các căn nguyên truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể thú mẹ theo hai con đường: nhiễm trùng máu và nhiễm trùng qua đường sinh dục. Nhóm vi sinh vật gây bệnh bao gồm virus giả dại, Salmonella spp., Pasteurella spp., Brucella, Leptospira…
Căn bệnh hô hấp và gây chứng vô sinh ở heo (SIRS) có tác động gây ra chứng sẩy thai trên heo nái mang thai, heo con thường bị viêm phổi, hay con chết hay yếu hoặc hoá gỗ.
- Do nguyên nhân không truyền nhiễm
Chứng sẩy thai trên thú mẹ do các nguyên nhân không truyền nhiễm được chia làm hai nhóm:
+ Do cơ thể thú mẹ hay bào thai.
+ Do các yếu tố ngoại cảnh, môi trường.
• Nguyên nhân xuất phát từ cơthể thú mẹ hay bào thai
Do yếu tố di truyền của thú mẹđối với sự có mang, biểu lộ sự phát triểnđối với phôi thai không phù hợp với cơ thể thú mẹ.
Sự phân tiết các hormone sinh dục trong giai đoạn mang thai không bình thường (progesterone, estrogen, oxytoxin) giữa hai nhóm hormone phát triển trứng chín và hormon an thai.
Nhau thai bám vào lớp niêm mạc tử cung yếu kém hoặc bám không hoàn toàn vào tử cung cũng sẽ dẫn đến tình trạng sẩy thai.
• Yếu tốnội tiết
Để duy trì thai phát triển bình thường một yêu cầu là phải đủ kích thích tố tuyến sinh dục đó là progesterone. Mô đích của progesterone là tử cung, vú và não. Do do bất cứ nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự phân tiết progesterone đều ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai.
2.2.5 Viêm phổi2.2.5.1 Yếu tốphụ trợ