Sinh sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng rong nho biển trong bể nhân tạo và ảnh hưởng của sự sục khí đến thời gian bảo quản rong tươi (Trang 25 - 27)

a. Sinh sản hữu tính

Sự sinh sản hữu tính của rong Nho biển thường xảy ra vào mùa ấm áp trong năm từ mùa xuân đến mùa hè. Khi đó, các tế bào dinh dưỡng ở vùng vỏ của các nhánh nhỏ hình cầu (ramuli) tích lũy đầy chất dinh dưỡng, biến thành các tế bào sinh sản đực và cái hay còn gọi là giao tử đực và giao tử cái, có 2 roi có thể bơi lội được.

Thân đứng

Thân bò Rễ giả

Những giao tử này được phóng thích vào môi trường nước và sẽ kết hợp với nhau thành hợp tử, hợp tử sẽ bám trên sỏi, đá hoặc trên trầm tích và nảy mầm phát triển thành cây con.

b. Vòng đời

Trong quá trình phát triển, trên cây bào tử (2n), các tế bào sinh sản hình thành túi bào tử. Từ túi bào tử diễn ra hoạt động giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái (1n). Hai hợp tử này kết hợp với nhau, hình thành hợp tử (2n). Hợp tử không qua phân chia giảm nhiễm mà phát triển trực tiếp thành cây bào tử (2n). Trong chu kỳ sinh sản, có sự luân phiên thay thế giữa cây bào tử và hợp tử, thuộc loại hình giao thế hình thái không rõ ràng.

Hình 1.3: Vòng đời của rong Nho biển

c. Sinh sản dinh dƣỡng Túi bào tử (n) Cây bào tử (2n) Hợp tử (2n) Giao tử cái (n) Giao tử đực (n)

Phần thân bò và thân đứng của rong Nho biển đều có thể phát triển thành bụi rong mới. Cách sinh sản này được áp dụng rộng rãi trong nuôi trồng. Các đoạn thân bò hoặc thân đứng này khi cho vào môi trường nuôi thích hợp, đầu tiên sẽ mọc ra các thân bò mới, mỗi ngày có thể dài đến 2 cm. Các thân bò này sẽ bám được nhờ vào hệ thống rễ và sau đó trên các thân bò sẽ mọc ra thân đứng. Một số tác giả còn đề cập đến việc các ramuli cũng có khả năng mọc ra bụi rong mới (Shokita et al., 1991).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng rong nho biển trong bể nhân tạo và ảnh hưởng của sự sục khí đến thời gian bảo quản rong tươi (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)