Tình hình nghiên cứu rong Nho biển ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng rong nho biển trong bể nhân tạo và ảnh hưởng của sự sục khí đến thời gian bảo quản rong tươi (Trang 27 - 64)

Năm 2004, phòng Thực vật biển thuộc Viện Hải dương học Nha Trang đã di nhập nguồn giống rong Nho biển từ Nhật Bản, tiến hành nuôi, tạo giống trong phòng thí nghiệm. Đồng thời tiến hành đề tài “Nghiên cứu các đặc trưng sinh lý, sinh thái của rong Nho biển Caulerpa lentillifera (J. Agardh, 1873) có nguồn gốc nhập nội từ Nhật Bản làm cơ sở kỹ thuật cho nuôi trồng”. Đề tài do tác giả Nguyễn Xuân Hòa và nhóm nghiên cứu thực hiện.

Năm 2005 phòng Thực vật biển, Viện Hải dương học Nha Trang tiếp tục nghiên cứu đề tài “Thử nghiệm nuôi trồng rong Nho biển Caulerpa lentillifera (J. Agardh, 1873) ở điều kiện tự nhiên”. Đề tài do tác giả Nguyễn Xuân Vỵ và nhóm nghiên cứu tiến hành.

Từ năm 2006, phòng Thực vật biển đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Cơ sở khoa học cho việc phát triển nuôi trồng rong Nho biển

Caulerpa lentillifera (J. Agrdh, 1873) ở Việt Nam”. Đề tài được thực hiện trong 2 năm 2006- 2007 do Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại làm chủ trì. Đề tài đã được cán bộ của Viện Hải dương học Nha Trang nuôi trồng thành công tại Cam Ranh, Hòn Khói- Ninh Hòa.

Các nhà khoa học của Viện Hải dương học Nha Trang cũng đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của rong Nho biển. Mẫu rong Nho biển đã được gửi đến Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (số 02 Nguyễn Văn Thủ, Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9/2006) để kiểm định. Kết quả phân tích đã cho thấy rong Nho biển

không chứa nhiều đường, đạm nhưng đặc biệt giàu vitamin A, C (lần lượt là 0,5185 và 1,618 mg/kg rong tươi) và các nguyên tố vi lượng cần thiết, trong đó hàm lượng iod rất cao (19,0790 mg/kg), K (0,034%), Ca (0,0437%).

Ngoài ra, mẫu rong Nho biển tươi được nuôi trồng trong ao đìa tại Cam Ranh tháng 7/2007 và mẫu nước biển nơi nuôi cũng đã được phân tích bởi phòng Thủy địa hóa, Viện Hải dương học. Kết quả cho thấy rong Nho biển không tích lũy các kim loại nặng từ môi trường nước (Nguyễn Hữu Đại và cộng sự, 2006). Đặc điểm sinh lý này hoàn toàn khác với các loài cỏ biển.

Như vậy, rong Nho biển là đối tượng mới đang được quan tâm nghiên cứu nhằm phát triển nuôi trồng và sử dụng tại Việt Nam.

1.2.3 Một số yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của rong Nho biển

a. Ảnh hƣởng của chất đáy đối với rong Nho biển

Chất đáy rất quan trọng cho sự phát triển của rong Nho biển. Theo nghiên cứu Nguyễn Xuân Hòa và cộng sự (2004), trên đáy bùn cát mềm xốp hệ thống rễ và thân bò sẽ bò bám dễ dàng và là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho rong nên tốc độ sinh trưởng và năng suất của rong Nho biển có giá trị cao nhất khi nuôi trên chất đáy bùn cát lần lượt là 2,59%/ngày và 1.062g tươi/m2

. Tiếp theo là cát bùn (2,37%/ngày và 930g.tươi/m2

). Trên nền chất đáy chỉ toàn cát, rong Nho biển phát triển kém, tốc độ sinh trưởng chỉ đạt 1,46%/ngày, năng suất chỉ đạt 514,1g.tươi/m2

. Đặc biệt chất đáy là san hô vụn không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của rong Nho biển, rong bị chết dần trong quá trình nuôi. Vậy rong Nho biển sống thích hợp nhất trên nền chất đáy là bùn cát.

b. Ảnh hƣởng của độ mặn đối với rong Nho biển

cho rong Nho biển phát triển là 33,5 ppt. Thí nghiệm ở 33 ppt cho thấy tốc độ tăng trưởng cao nhất là 2,45 %/ngày. Khi độ mặn tăng lên trên 40 ppt rong Nho biển cũng phát triển tốt không chênh lệch nhiều so với ở 33 ppt. Khi độ mặn giảm xuống 26 ppt rong Nho biển còi và kém phát triển. Vì độ mặn ảnh hưởng tới áp suất thẩm thấu của tế bào nên khi giảm độ mặn sẽ gây tổn hại đến tế bào, ảnh hưởng tới sự quang hợp và hô hấp làm rong phát triển kém. Như vậy rong Nho biển thích nghi tốt ở độ mặn cao tương đương với độ mặn nước biển tự nhiên.

c. Ảnh hƣởng của ánh sáng đối với rong Nho biển

Nhu cầu về cường độ ánh sáng của rong Nho biển không lớn lắm, rong có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng cường độ ánh sáng khá rộng từ 50 đến 250 mol.s-1.m-2 tức khoảng từ 10%-50% cường độ ánh sáng tự nhiên. Trong điều kiện ánh sáng yếu các túi hình cầu mọc rất thưa, khoảng cách giữa các thân đứng thưa, màu xanh lợt. Trong điều kiện ánh sáng thích hợp các nhánh rong ngắn, túi cầu mọc dày khít, màu xanh đậm.

d. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đối với rong Nho biển

Rong Nho biển là loài ưa nhiệt độ cao và nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của rong Nho biển ở khoảng 30oC. Dưới 22o

C, rong Nho biển có thể ngừng phát triển. Khi nhiệt độ tăng đến 340C cường độ quang hợp của rong Nho biển cũng giảm nhanh (Nguyễn Xuân Hòa và cộng sự, 2004).

e. Ảnh hƣởng của loại giống ban đầu (thân đứng, thân bò và toàn tản) đến tốc độ tăng trƣởng và năng suất của rong Nho biển

Cách sinh sản chủ yếu của rong Nho biển là sinh sản dinh dưỡng. Các bộ phận thân bò và thân đứng đều có thể sinh sản và phát triển nhưng nguồn giống tốt nhất là những đoạn tản gồm cả thân bò và thân đứng dài chừng 10 cm.

f. Ảnh hƣởng của trọng lƣợng nuôi ban đầu đối với sinh trƣởng và năng suất của rong Nho biển

Với trọng lượng rong Nho biển nuôi ban đầu là 50, 100, 150 và 200g tươi/m2, tốc độ sinh trưởng của rong Nho biển không khác biệt nhau nhiều. Nhưng năng suất của rong Nho biển tăng khi trọng lượng nuôi ban đầu tăng. Tuy nhiên, để thuận lợi cho vốn đầu tư và kỹ thuật trồng, giống ban đầu nên ở mức mật độ từ 100-200 g.tươi/m2

.

1.2.4 Tình hình khai thác và nuôi trồng rong Nho biển a. Mùa vụ

Mùa vụ phát triển của rong Nho biển là từ tháng 6 đến tháng 10. Tốc độ tăng trưởng của rong Nho biển bắt đầu tăng nhanh vào tháng 3 cùng với sự tăng lên của nhiệt độ nước và sự tăng trưởng mạnh mẽ này kéo dài mãi cho đến tháng 10. Khi nhiệt độ nước bắt đầu giảm dần trong tháng 11 thì tốc độ tăng trưởng của rong Nho biển chậm lại và dừng hẳn. Thân đứng của rong Nho biển có thể đạt chiều dài 6-8 cm vào mùa hè, còn vào mùa đông chỉ ngắn khoảng 2 cm (Shokita et al., 1991). Chúng có thể sống qua mùa đông và phân bố dọc theo các lạch ở độ sâu 2-8 m ở trong vịnh vì ở đó có những dòng nước ấm từ ngoài vịnh đưa vào. Tuy vậy, khi nhiệt độ nước ở vùng triều ven biển bị ảnh hưởng bởi các biến động của nhiệt độ không khí, rất khó khăn cho các loài rong biển nhiệt đới này tồn tại qua mùa đông.

b. Khai thác

Trong tự nhiên, rong Nho biển được khai thác ở các bãi san hô chết, bãi cát lẫn bùn và xác vỏ sinh vật, ở vùng ven biển và ven đảo. Rong Nho biển mọc trên đáy mềm từ vùng triều thấp sâu đến 8 m. Nhưng ở vùng nước có độ trong cao như ở Bikini, rong Nho biển có thể phân bố sâu đến 40 m. Do đặc tính mềm và ngon, vị nhạt và mọng nước nên chúng rất được ưa chuộng và được sử dụng làm thức ăn truyền thống ở các nước Nhật Bản, Philippin dưới dạng rau xanh hay salad (Ohno và Critchley, 1993).

Nhu cầu tiêu thụ rong Nho biển trên thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây. Vì vậy, cùng với việc khai thác tự nhiên, việc nuôi trồng loài rong này cũng phát triển mạnh. Nhật Bản đã bắt đầu trồng loài rong Nho biển ở vùng biển Okinawa từ năm 1986, và thu hoạch hàng năm từ 3-10 tấn tươi. Giá cả rong Nho biển đã qua sơ chế, đóng gói thành thực phẩm khá cao (khoảng 60 USD/kg rong tươi). Ở Philippin, việc nuôi trồng loài rong này cũng đã tiến hành từ những năm đầu của thập niên 50.

Nuôi trồng ở Nhật Bản

Theo Shokita và cộng sự (1991), tại Okinawa, nuôi trồng rong Nho biển đã được tiến hành thí nghiệm rất sớm từ những năm 1978 bằng hai phương thức trồng chủ yếu là: trồng treo bằng lưới hay nuôi lồng trên biển và trồng đáy trong bể xi măng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: tốc độ tăng trưởng của rong Nho biển khác nhau nếu trồng rong bằng các phương thức khác nhau. Cụ thể là, khi trồng rong Nho biển bằng cách cột vào lưới thì tốc độ tăng trưởng của rong Nho biển đạt 1,95%/ngày, còn nếu trồng trong các bể xi măng thì tốc độ tăng trưởng của rong Nho biển là 2,92%/ngày, trong khi đó trồng rong Nho biển bằng phương thức treo lồng thì tốc độ tăng trưởng cao hơn đạt 3,12%/ngày. Mặt khác, tỷ lệ phần thân đứng trên toàn tản cũng khác nhau. Cụ thể trồng treo cột vào lưới tỷ lệ thân đứng trên toàn tản là 60%, còn trồng đáy và nuôi lồng thì tỷ lệ thân đứng trên toàn tản cao hơn lần lượt là 65% và 70%.

Trên cơ sở thí nghiệm của Shokita và cộng sự (1991), rong Nho biển đã được trồng đại trà thành thương phẩm tại Okinawa, đây là nơi có điều kiện thích hợp với phương thức trồng treo. Kỹ thuật trồng rong Nho biển tại đây là sử dụng cách sinh sản dinh dưỡng với phương thức trồng treo. Các đoạn rong dài chừng 10 cm, nặng 10g, được treo trong các túi lưới hình trụ. Các túi này được treo trong biển. Nếu vùng nuôi quá nông không thể treo được, có thể sử dụng các mảnh lưới có kích thước cỡ mắt lưới dày như lưới muỗi, kích thước 1x 10m, căng sát nền đáy và trên đó cột các nhánh rong khoảng 10g, cách nhau 0.5-1m.

Các túi treo và dàn lưới yêu cầu phải được làm vệ sinh thường xuyên. Khi độ mặn hạ thấp do mưa (dưới 25‰), phải hạ các túi rong xuống sâu hơn để đảm bảo độ mặn. Phần thân đứng của rong Nho biển trong các túi được thu hoạch. Phần thân bò còn lại sẽ tiếp tục phát triển và lại được khai thác.

Dòng chảy rất cần thiết cho sự phát triển thuận lợi của rong Nho biển. Điều này đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và cũng được chứng minh ngoài tự nhiên. Các nhánh hình cầu cũng sẽ mọc dày hơn trong môi trường có dòng chảy mạnh và sẽ thưa hơn trong môi trường nước yên tĩnh hay dòng chảy yếu. Sản phẩm có chất lượng cao khi dòng chảy đạt tốc độ 20-30 cm/giây. Sau 2 tháng trồng theo phương thức như trên, tốc độ tăng trưởng ở các lô thí nghiệm có thể đạt từ thấp nhất là 1,54% cho đến cao nhất là 3,16%/ ngày.

Nuôi trồng tại Philippin

Ở Philippin, việc nuôi trồng rong Nho biển được tiến hành từ những năm đầu của thập niên 50 ở đảo Mactan, tỉnh Cebu. Lúc đầu rong Nho biển được trồng trong các ao đìa nuôi tôm hoặc cá như một nguồn nuôi thứ cấp. Nhưng sau đó, lợi nhuận từ rong Nho biển cao hơn từ cá, tôm nên người dân địa phương đã chuyển đổi rong Nho biển thành mùa vụ chính. Cho đến năm 1988, tại đảo Mactan, tỉnh Cebu có khoảng 400 hecta ao đìa được sử dụng để trồng rong Nho biển (Trono, 1988). Nuôi thương phẩm rong Nho biển được tiến hành cách đây khoảng 20 năm và các sản phẩm này dùng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Theo thống kê của Cục Nghề cá và Tài nguyên Thủy sinh vật Philippin, vào năm 1982, khoảng 827 tấn rong Nho biển đã xuất khẩu sang Nhật Bản và Đan Mạch (Trono, 1988).

Nghề nuôi rong Nho biển truyền thống ở Philipin là sử dụng ao đìa. Các nghiên cứu cho thấy, việc quản lý nguồn nước là yếu tố đầu tiên cho việc trồng rong Nho biển thành công. Nước phải được thay thường xuyên. Nếu trong hệ thống nuôi cá, việc thay nước không xảy ra thường xuyên (có thể 1 lần/ tuần), thì hệ thống ao nuôi rong Nho biển đòi hỏi phải thay đổi nước thường xuyên để có

Nho biển phát triển. Mật độ giống ban đầu khoảng 1000kg/hecta có thể cho kết quả tốt sau 2-3 tháng (Trono, 1988). Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là phải duy trì độ mặn luôn trên 30‰. Vấn đề phân bón không cần thiết trong điều kiện nước thường xuyên thay đổi. Bằng cách trồng trong các ao đầm ở Cebu, năng suất có thể đạt từ 12 tấn/hecta/năm.

Nuôi trồng tại Việt Nam

Viện Hải dương học Nha Trang đã đưa rong Nho biển vào nuôi trồng trong tự nhiên với diện tích khoảng 3000m2

ở Đầm Thủy Triều- Cam Ranh. Rong Nho biển phát triển rất tốt, thích ứng nhanh và phù hợp với môi trường biển Việt Nam. Trung bình mỗi ngày dài được 2 cm. Năng suất thu hoạch đạt từ 3- 5 tấn/ha. Viêc nuôi nghiên cứu sản xuất thành công rong Nho biển của Viện Hải dương học Nha Trang đã góp phần làm đa dạng hóa các sản vật từ biển. Đồng thời mở ra một nghề nuôi mới, gia tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư ven biển.

Ngoài Viện Hải dương học Nha Trang, một số công ty cũng đã nuôi trồng thành công rong Nho biển. Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Nam đã liên doanh với công ty Okinawa (Nhật Bản) nuôi trồng thành công rong Nho biển và xuất sang Nhật Bản trong vài năm gần đây. Rong Nho biển của liên doanh Hải Nam-Okinawa được nuôi trồng trong bể xi măng theo mô hình khép kín ở một trang trại ven biển phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận nên rong Nho biển phát triển nhanh. Một đợt nuôi kéo dài khoảng 20-30 ngày là có thể thu hoạch.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Trí Tín cũng đã trồng thử nghiệm 200g giống được mang đến từ Okinawa (Nhật Bản) từ tháng 10/2005. Đồng thời với quá trình nhân giống, công ty Trí Tín cũng đã tiến hành trồng thử nghiệm rong Nho biển theo nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có sáng kiến trồng theo phương pháp kê sàn có lưới che. Từ tháng 10/2006 đến nay công ty đã nhân rộng thành công phương pháp trồng này tại vùng biển Hòn Khói (Ninh Hải, Ninh Hòa). Phương pháp trồng kê sàn có lưới che này đã tận dụng được nguồn nguyên

liệu rẻ tiền (tre, gỗ tạp, lồ ô….) và nguồn năng lượng sẵn có ở địa phương (nước biển và năng lượng mặt trời). Chi phí thấp, cách trồng đơn giản, hiệu quả rất cao. Sau khi trồng từ 15-20 ngày là thu hoạch được với chất lượng sản phẩm cao hơn nhiều so với trồng tại Nhật Bản. Trồng tại Nha Trang, chùm quả to và dài từ 10- 20 cm, còn tại Nhật Bản chùm quả từ 3- 5cm. Năng suất đạt 30/tấn/ha/năm (gấp 2 lần so với Nhật Bản và Philippin).

d. Thu hoạch rong Nho biển

Phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của rong Nho biển mà việc thu hoạch có thể tiến hành hai tháng sau khi nuôi trồng. Khi đó, rong Nho biển đã làm thành một thảm dày trên đáy ao. Ở thời kì này rong Nho biển đạt chất lượng cao, có màu xanh sáng bóng, mềm và ngon, mọng nước. Khi rong Nho biển già năng suất cao nhưng chất lượng thấp hơn bởi cơ cấu của chúng cứng hơn, có màu nhợt nhạt hay mất sắc tố. Thu hoạch rong Nho biển chỉ để lại khoảng 20-25% lượng rong trong ao để làm giống cho vụ kế tiếp. Ngư dân ở Mactan, Cebu nói rằng họ có thể thu hoạch rong Nho biển hai tuần một lần, sau lần thu hoạch đầu tiên trong suốt mùa tăng trưởng tối ưu của rong Nho biển (mùa nắng). Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng rong Nho biển có thể tăng gấp ba lần trọng lượng ban đầu sau hai tháng nuôi trồng (Trono, 1987).

Mặt khác, tùy theo điều kiện trồng (trồng đáy hay trồng treo) mà việc thu hoạch được tiến hành theo các phương pháp khác nhau. Đối với rong Nho biển trồng đáy, người ta phải chờ con nước thủy triều xuống thấp tháo nước trong ao nuôi ra để dễ dàng thu hoạch rong, lưu ý khi tháo nước luôn luôn phải giữ mức nước trong ao khoảng 0,5 m để tránh cho rong Nho biển không bị bày khô, sau đó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng rong nho biển trong bể nhân tạo và ảnh hưởng của sự sục khí đến thời gian bảo quản rong tươi (Trang 27 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)