CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 2 phần 5 ppsx (Trang 36 - 43)

1) Bác sĩ Cây, tác phẩm đã dẫn, tr 32.

CẠNH TRANH

Trong "Lời mở đầu", chúng ta đã thấy, ngay khi công nghiệp mới bắt đầu phát triển, sự cạnh tranh đã sản sinh ra giai cấp vô sản như thế nào: do nhu cầu hàng dệt tăng lên, tiền công thợ dệt đã tăng lên và do đó làm cho những nông dân kiêm thợ dệt rời bỏ nghề nông để kiếm được nhiều tiền hơn; trên chiếc khung cửi ta đã thấ y sự cạnh tranh, nhờ ở phương thức kinh doanh quy mô lớn, đã loại trừ tiểu nông, làm cho họ bị vô sản hoá và sau đó đẩy họ từng đoàn từng lũ ra thành phố như thế nào; rồi chúng ta lại t hấy sự cạnh tranh đã làm cho phần lớn giai cấp tiểu tư sản bị phá sản và cũng biến họ thành vô sản như thế nào, nó đã tập trung tư bản vào tay một số ít người và đã tập trung dân cư vào các thành phố lớn như thế nào. Đó là những con đường và phương thức khác nhau qua đó sự cạnh tranh khi đã đạt được trong nền công nghiệp hiện đại sự phồn thịnh đầy đủ và phát triển tự do tất cả các hậu quả của nó, đã tạo ra giai cấp vô sản và làm tăng số lượng của giai cấp này. Bây giờ chúng ta hãy xét đến ảnh hưởng của cạnh tranh đối với giai cấp vô sản đã hình thành. Và trước hết chúng ta phải xét những hậu quả bắt nguồn từ sự cạnh tranh giữa từng cá nhân người lao động với nhau.

Cạnh tranh là biểu hiện đầy đủ nhất của cuộc chiến t ranh của mọi người chống mọi người đang hoành hành trong xã hội công dân hiện đại. Cuộc chiến tranh ấy, chiến tranh vì cuộc sống, vì sinh tồn, vì tất cả và do đó khi cần, cũng là cuộc đấu tranh sinh tử, di ễn ra khô ng những gi ữa các gi ai cấp khác nhau trong xã hội,

mà còn cả giữa các cá nhân thành viên trong những giai cấp ấy; người này đứng chắn lối đi của người kia, vì vậy mỗi người đều tìm cách gạt mọi người khác ra và chiếm lấy chỗ của họ. Người lao động cạnh tranh với nhau, anh tư sản cũng cạnh tranh với nhau. Anh thợ dệt má y cạnh tranh với anh thợ dệt tay; anh thợ dệt tay thất nghiệp hoặc lương kém cạnh tranh với anh thợ dệt có việc làm hoặc lương khá hơn và tìm cách gạt anh nà y ra. Sự cạnh tranh giữa những người lao động với nhau đó đối với họ là mặt xấu nhất trong các quan hệ hiện tại đó; là vũ khí sắc bén nhất trong tay giai cấp tư sản để chống lại giai cấp vô sản. Do đó người lao động đã cố gắng dùng các công hội để tiêu diệt sự cạnh tranh ấy, cũng do đó mà giai cấp tư sản lồng lộn tấn công vào những công hội ấy và ăn mừng mỗi khi chúng giáng được một đòn.

Người vô sản bất lực; nếu chỉ để tự mình họ thì một ngày họ cũng không thể sống được. Giai cấp tư sản đã lũng đoạn mọi tư liệu sinh hoạt, hiểu theo nghĩa rộng nhất. Tất cả mọi cái người vô sản cần dùng, anh ta chỉ có thể nhận được từ tay giai cấp tư sản mà sự lũng đoạn được chí nh quyền nhà nước bảo hộ. Cho nên, về mặt pháp luật cũng như trên thực tế, người vô sản đều là nô l ệ của giai cấp tư sản; giai cấp này nắm quyền sinh sát đối với họ. Giai cấp tư sản cung cấp cho họ tư liệu sinh hoạt, nhưng đổi lấy "vật ngang giá", tức là lao động của họ; thậm chí giai cấp tư sản còn làm cho họ ảo tưởng rằng dường như họ cũng hành động theo ý chí của chính mình, dường như họ ký kết hợp đồng với giai cấp tư sản một cách tự do, không bị ai ép buộc, như một người tự chủ. Quý hoá thay cái tự do chỉ để cho người vô sản mỗi một con đường là chịu nhận mọi điều kiện mà giai cấp tư sản đặt cho họ, hoặc là phải chết đói, chết rét, phải trần truồng đi chân đất tìm chốn dung thân giữa đám thú rừng! Quý hoá thay cái "vật ngang giá" mà thước đo lại hoàn toàn tuỳ thuộc vào thiện ý của giai cấp tư sản! - Và nếu người vô sản ngu xuẩn đến nỗi thà

chết đói còn hơn là chịu nhận những điều kiện "công bằng" của bọn tư sản, là những "người bề trên tự nhiên"1) của họ - thì có hề gì - người ta sẽ tìm ngay được người khác một cách dễ dàng, bởi vì trên đời này thiếu gì người vô sản, và không phải ai cũng ngu xuẩn đến nỗi thích chết hơn sống.

Sự cạnh tranh giữa người vô sản với nhau là thế đấy. Nếu tất cả người vô sản đều tuyên bố sẵn sàng chịu chết còn hơn là làm công cho giai cấp tư sản, thì giai cấp này sẽ bắt buộc phải từ bỏ nga y sự lũng đoạn của mình. Nhưng sự tình đó không xảy ra và vị tất có thể xảy ra, vì vậy giai cấp tư sản vẫn cứ yên tâm. Sự cạnh tranh giữa người lao động với nhau chỉ có một giới hạn, đó là không một người lao động nào lại muốn làm việc với tiền lương thấp không đủ mức cần thiết để sống; nếu nhất định phải chết đói thì thà ngồi không mà chết còn hơn làm việc mà vẫn chết. Dĩ nhiên cái giới hạn đó chỉ là tương đối; nhu cầu để sinh tồn của người này nhi ều hơn, của người kia ít hơn, có người quen sống với nhiều tiện nghi hơn người khác; người Anh về một số mặt nào đó hãy còn có văn hoá hơn và có nhiều nhu cầu hơn so với người Ai-rơ-len là người quần áo tả tơi, ăn khoai và ngủ trong chuồng súc vật. Nhưng không phải vì vậy mà người Ai-rơ-len không cạnh tranh với người Anh và làm giảm dần tiền lương, - và cùng với tiền lương, làm giảm cả trình độ văn hoá của người lao động Anh, - xuống ngang mức của người lao động Ai-rơ-len. Một số công việc trong đó bao gồm hầu hết tất cả các loại công việc trong công nghiệp, đều đòi hỏi một trình độ văn hoá nhất định, cho nên vì lợi ích của chính bản thân giai cấp tư sản mà tiền lương cũng phải khá cao để cho người công nhân có thể có được trình độ tương ứng. Một người Ai-rơ-len vừa mới đến Anh không lâu, ở ngay trong một cái chuồng gia súc mà anh ta gặp đầu tiên, và dù

1)

Bọn chủ xưởng ở Anh rất ưa thích danh từ này.

có được một chỗ ở kha khá một chút thì mỗi tuần đều bị tống ra ngoài vì anh ta uống rượu hết cả tiền và không thể trả tiền nhà được, một người như vậy không thể làm công nhân công xưởng tốt được; bởi vậy tiền lương trả cho công nhân công xưởng phải đủ để cho họ nuôi dạy con cái, khiến chúng biết lao động đúng quy cách, nhưng tuyệt nhiên không được nhiều hơn cái mức khiến cho họ không thể không nhờ vào đồng lương của con cái và chỉ có thể cho con cái mình trở thành công nhân bình thường mà thôi. Ở đây cái giới hạn, mức lương tối thiểu, cũng là tương đối: khi trong gia đình mọi người đều đi làm, thì mỗi người có thể kiếm ít đi một chút, và giai cấp tư sản đã lợi dụng rộng rãi khả năng có lợi cho họ nhờ lao động máy móc, có thể thuê mướn phụ nữ và trẻ con trong sản xuất, để hạ thấp tiền lương. Đương nhiên thường có những gia đình trong đó không phải mọi người đều có thể làm được; một gia đình như vậy, sẽ rất khổ, nếu phải làm việc với mức lương tối thiểu tính cho một gia đình gồm toàn những người có thể làm việc; vì vậy tiền lương sẽ được ấn định ở một mức trung bình, với mức này, nhà nào mọi người đều có thể đi làm được sẽ sống tương đối khá, còn nhà nào có những người không làm việc được thì sẽ tương đối khổ. Nhưng gặp trường hợp tệ nhất, thì mỗi người lao động đều sẵn sàng từ bỏ cái chút tiện nghi và văn hoá mà anh ta đã quen thuộc ấy, cốt sao cho sống được; thà ở một cái chuồng gia súc còn hơn là màn trời chiếu đất; thà quần áo rách rưới còn hơn là không có tí quần áo nào; thà ăn khoai tây còn hơn là chết đói. Với niềm hy vọng ở ngày mai tốt đẹp hơn, họ đành chịu nhận một nửa tiền lương còn hơn là chết đói ở ngoài phố, như biết bao nhiêu người đã bị tước mất mẩu bánh mì. Cái chút ít ấy, cái ít ỏi còn hơn là không có gì ấy, chính là tiền lương tối thiểu. Nếu số người lao động nhiều quá mức giai cấp tư sản cần sử dụng, nếu do đó mà qua cuộc đấu tranh cạnh tranh vẫn còn một số người không tìm được việc làm, thì số ấy đành phải chết đói; bởi vì nhà tư sản chắc hẳn sẽ không

cho họ việc làm nếu như hắn không kiếm được lợi nhuận trong việc bán sản phẩm lao động đó.

Qua đó chúng ta thấy lương tối thiểu là thế nào. Mức lương tối đa thì do sự cạnh tranh giữa các nhà tư sản với nhau quyết định, bởi vì, như chúng ta đã biết, giữa họ với nhau cũng có cạnh tranh. Người tư sản chỉ có thể tăng thêm tư bản của mình bằng thương nghiệp hoặc công nghiệp, và trong hai trường hợp đều cần có người lao động. Ngay khi hắn đem tư bản cho vay lấy lãi, thì hắn vẫn gián tiếp cần có người lao động, vì không có thương nghiệp và công nghiệp thì không ai lại chịu trả lãi cho hắn, không ai có thể sử dụng số tư bản của hắn được. Vì vậy người tư sản luôn luôn cần người vô sản, nhưng không phải trực tiếp để mà sống - vì hắn có thể sống bằng tư bản của mình - mà để làm giầu, giống như buôn bán thì cần có hàng hoá hoặc thồ hàng thì cần có súc vật. Người vô sản làm ra cho người tư sản những hàng hoá đem bán có lãi. Cho nên khi nhu cầu về hàng hoá tăng lên, khiến tất cả những người công nhân đang cạnh tranh với nhau đều có việc làm và có lẽ thậm chí còn thiếu người nữa, thì sự cạnh tranh giữa công nhân ngừng lại và cạnh tranh giữa các nhà tư sản bắt đầu. Nhà tư bản đang cần tìm công nhân thừa biết rằng khi mà giá cả tăng lên do nhu cầu tăng lên, thì hắn sẽ kiếm được lợi nhuận lớn; do đó hắn thà tăng lương một ít còn hơn bỏ mất cơ hội kiếm toàn bộ món lợi nhuận ấy. Hắn cho anh công nhân một khúc lạp xường để giành cho được chiếc dăm bông. Thế là các nhà tư bản tranh giành công nhân của nhau, và tiền lương tăng lên. Nhưng nó chỉ tăng lên đến mức mà nhu cầu tăng lên cho phép. Nhà tư bản chịu hy sinh chút ít lợi nhuận bất thường, nhưng khi phải hy sinh lợi nhuận bình thường của mình, tức là lợi nhuận bình quân, thì đương nhiên là hắn sẽ tìm cách không trả quá mức lương trung bình.

Từ đó có thể xác định được thế nào là mức lương trung bình. Trong những điều ki ện bình thường, tức là khi cả cô ng nhân lẫn

tư sản đều không có lý gì để đặc biệt cạnh tranh lẫn nhau, khi số công nhân vừa vặn bằng số có thể dùng trong sản xuất để chế tạo số hàng hoá cần có thì tiền lương sẽ cao hơn mức tối thiểu một ít. Còn mức ấy cao hơn bao nhiêu thì cái đó lại tuỳ mức nhu cầu trung bình và trình độ văn hoá của công nhân. Khi người lao động quen ăn mỗi t uần vài bữa thịt thì các nhà tư bản dù có muốn hay không cũng phải trả cho họ một số lương đủ để cho phép họ có thể ăn như vậy. Tiền lương không thể ít hơn, vì công nhân không cạnh tranh lẫn nhau và, do đó, không có lý gì mà họ chịu lương ít hơn; tiền lương càng không thể nhiều hơn được, vì giữa các nhà tư bản không có cạnh tranh, cho nên họ cũng không có lý do gì mà dùng những món tăng thêm đặc biệt để thu hút công nhân.

Trong những điều kiện phức tạp của nền công nghiệp hiện đại ở Anh, mức trung bình về nhu cầu và về trình độ văn hoá của công nhân là một khái niệm rất khó xác định, vả chăng như chúng ta đã thấy, nó rất khác nhau đối với các loại công nhân khác nhau. Nhưng vì phần lớn các loại công việc trong công nghiệp đều đòi hỏi một k ỹ năng và quy trình nhất định, và bởi vì muốn thế thì cũng đòi hỏi người công nhân phải có trình độ văn hoá nhất định, cho nên tiền lương trung bình ở đây phải thế nào để có thể thúc đẩy người công nhân luyện tập được kỹ năng ấy và tuân theo quy trình ấy. Chính vì thế mà tiền lương của công nhân công nghiệp trung bình cao hơn tiền lương của công nhân khuân vác giản đơn, của người công nhật v.v. và cao hơn tiền lương của công nhân nông nghiệp, thêm vào đó lẽ dĩ nhiên là trường hợp này còn phải kể đến giá cả lương thực, thực phẩm ở thành phố rất đắt.

Nói cách khác, về mặt p háp l uật và t rên t hực t ế, người công nhân l à nô l ệ của gi ai cấp có của, của giai cấp tư s ản; họ bị nô l ệ đến mức có t hể b ị bán đi như hàng hoá và cũng lên giá xuống gi á như hàng hoá vậ y. Nếu nhu cầu về công nhân t ăn g lên t hì người công nhân l ên gi á; nếu nhu cầu gi ảm t hì người cô ng n hâ n x uốn g gi á; nếu n hu cầ u gi ả m đ ến nỗi một s ố cô ng

nhân trở nên không thể bán được, phải "nằm tồn kho" thì họ đành không có việc làm, mà không có việc làm là không thể sống được, phải chết đói. Bởi vì, nói theo ngôn ngữ kinh tế chính trị học, tổng số phí tổn dùng để nuôi họ không "tái sản xuất" được, sẽ là tiền vứt đi, và không ai chịu bỏ vốn ra để làm cái đó. Về điểm này, ông Man- stút với thuyết nhân khẩu của ông ta hoàn toàn có lý. Chế độ nô lệ này chỉ khác chế độ nô lệ công khai ngà y xưa ở chỗ người công nhân hiện đại có vẻ được tự do, bởi vì anh ta không bị bán đi vĩnh viễn một lần, mà bán từng phần trong một ngày, một tuần, một năm, và bởi vì không phải người chủ này đem anh ta bán cho người chủ khác, mà là chính anh ta phải tự bán mình như vậy, vì anh ta không phải là nô lệ của một cá nhân, mà là nô lệ của toàn thể giai cấp có của. Đối với anh ta, bản chất vấn đề vẫn không thay đổi; dù rằng cái vẻ bề ngoài tự do ấy, một mặt có mang lại cho anh ta chút ít tự do thật sự, tuy nhiên, mặt khác, nó lại có cái bất lợi là không ai đảm bảo nuôi sống anh ta; bất cứ lúc nào anh ta cũng có thể bị ông chủ, tức là giai cấp tư sản, đuổi ra và bỏ cho chết đói, khi mà giai cấp ấy không còn có lợi trong việc sử dụng anh ta, trong việc nuôi anh ta sống. Nhưng đối với giai cấp tư sản thì tình hình hiện nay có lợi hơn rất nhiều so với chế độ nô lệ ngày xưa; lúc nào muốn là chúng có thể đuổi công nhân mà vẫn không mất gì đến vốn bỏ ra; và nói chung lao động của công nhân lại rẻ rất nhiều so với lao động của nô lệ, như A-đam Xmít tính để an ủi chúng1).

1 )"Người ta nói sức lực của nô lệ hao mòn thì chủ nô chị u thiệt, còn sức lực của công nhân tự

do hao mòn thì bản thân công nhân chịu thiệt. Thực ra hao mòn sức lực của công nhân tự do cũng do người chủ của anh ta chịu. Tiền lương của người làm công nhật, đày tớ, v.v., phải đủ cao để anh ta có thể tiếp tục sản sinh ra giống người làm công nhật, đày tớ ở mức mà nhu cầu

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 2 phần 5 ppsx (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)