nào bản thân họ cũng có thể rơi vào tình cảnh ấy, và thực ra, sự cầu khẩn âm thầm mà vô cùng xúc động ấy hầu như chỉ thấy ở những đường phố thường có công nhân, và vào những giờ công nhân qua lại; tình hình ấy thường xả y ra hơn vào tối thứ bảy, bấy giờ nói chung những "điều bí mật" của các khu phố lao động thường phơi bày ra các đường phố lớn, bấy giờ giai cấp tư sản hết sức tránh những nơi nhơ nhuốc ấy. Và trong số những "người thừa" ấy, nếu có người nào đủ can đảm và phát khùng để công khai chống lại xã hội và dùng chi ến tranh công khai chống giai cấp tư sản để đáp lại cuộc chiến tranh ngầm của giai cấp tư sản chống lại họ, - thì người đó sẽ đi ăn cắp, ăn cướp, giết người.
Theo những báo cáo của các uỷ viên các tiểu ban luật về người nghèo, thì số "người thừa" như vậy trung bì nh ở Anh và Oen-xơ lên tới một triệu rưởi; ở Xcốt-len, vì không có luật về người nghèo nên không xác định được con số, còn về Ai-rơ-len, thì chú ng ta sẽ nói riêng. Tuy vậy, số một tri ệu rưởi này lại chỉ kể những người đã t hực sự đượ c cứu t ế ở cơ quan bảo trợ người nghèo không kể đ ến số người còn có thể tự xoay xở chút ít để khỏi phải chạy đến cái nước cuối cùng không ai ưa đó; nhưng ngược lại, một phần lớn trong số đó thuộc về các khu nông nghiệp, nên không kể ở đây được. Trong thời kỳ khủng hoảng, con s ố ấ y cố nhiên là tăng l ên nhi ều và s ự bần cù ng cũng đ ạt đến cực độ. Lấy ví dụ cuộc khủng hoảng năm 184 2 là cuộc khủng hoảng gần đ ây nhất và cũng dữ dội nh ất: b ởi vì khủng hoảng càng tái di ễn t hì mức đ ộ dữ dội càn g t ăng, và cuộc khủng hoảng sắp xả y ra chậm nhất l à vào năm 1 847, căn cứ vào cá c t ri ệu chứng mà phán đ oá n, có l ẽ cò n dữ dội và kéo dài hơ n. Trong t hời gi an di ễn ra cuộc khủng hoả ng ấ y, t i ền t hu ế t rợ gi úp người nghè o ở t ất cả cá c t hàn h p hố t ăng l ên đến một mức chưa từng thấy. Ví dụ như ở Xtốc-poóc cứ trả một pao
xtéc-linh tiền thuê nhà thì phải đóng thêm 8 si-linh tiền thuế trợ giúp người nghèo, đến nỗi riêng món tiền thuê ấy đã chiếm đến 40 phần trăm tổng số tiền thuê nhà trong thành phố; ngoài ra hàng dãy phố bỏ trống, dân số trong thành phố giảm hơn lúc thường ít ra là 2 vạn người; và trước cửa những ngôi nhà bỏ không, thường thấy cái biển đề: Stockport to let - Xtốc-poóc cho thuê. Ở Bôn-tơn, là nơi trong những năm bình thường số tiền thuê nhà phải chịu thuế trợ giúp người nghèo trung bình là 86 000 pao xtéc-linh nay tụt xuống 36 000; nhưng ngược lại số người nghèo cần cứu tế lên tới 14 000 người, tức là hơn 20 phần trăm tổng số cư dân. Ở Lít-xơ cơ quan bảo trợ người nghèo có một quỹ dự trữ 10 000 pao xtéc-linh, món tiền ấy và số tiền lạc quyên 7 000 pao xtéc-linh đều đã tiêu sạch nga y từ trước khi cuộc khủng hoảng lên đến mức cao nhất. Ở đâu đâu cũng như vậy cả. Bản báo cáo về tình hình các khu công nghiệp năm 1842 do một uỷ ban của Đồng minh chống đạo luật ngũ cốc viết vào tháng Giêng 1843, dựa trên những tài liệu chi tiết của các chủ xưởng, đã nói rằng năm 1842 thuế trợ giúp người nghèo trung bì nh tăng gấp đôi năm 1839, còn số người cần cứu tế cùng thời gian ấy lại tăng gấp ba, và thậm chí gấp năm lần; rằng nhiều người xin cứu tế là thuộc loại những người từ trước đến nay chưa hề phải xin trợ giúp v.v.; rằng so với những năm 1834 - 1836, số thực phẩm mà giai cấp công nhân nhận được giảm đi hai phần ba; rằng mức tiêu t hụ về thịt đã giảm rất nhiều - một vài nơi giảm sút 20 phần trăm, một số nơi khác giảm tới 60 phần trăm, rằng ngay cả loại thợ thủ công làm nghề thông thường như thợ rèn, thợ nề, v.v., là những người ngay thời buổi khó khăn nhất vẫn tìm được đủ việc làm, hiện nay cũng khổ sở không kém vì thiếu việc và tiền công thấp; rằng ngay cả hiện nay, tháng Giêng 1843, tiền lương vẫn đang giảm dần, Đấy là tin tức do các chủ xưởng cung cấp!
Trên tất cả các đường phố đều có những người công nhân đói khát, vì chủ của họ đã đóng cửa các xưởng và không thể cho họ việc làm, họ đứng riêng lẻ từng người để chực xin của bố thí, hoặc đứng thành từng tốp, từng đám vây kín các lối đi để xin những người qua đường giúp đỡ, nhưng họ không van xin như những người ăn mày thường, mà là đòi hỏi, làm người ta sợ bằng số lượng, thái độ và lời nói sừng sộ của họ. Tình hình các khu công nghiệp, từ Lê-xtơ đến Lít-xơ, từ Man-se-xtơ đến Bớc-minh-hêm đều như vậy. Các vụ rối loạn lác đác nổ ra ở chỗ này chỗ khác hồi tháng Bảy trong các xưởng đồ gốm ở Bắc Xtáp-phớt-sia; lòng phẫn nộ đáng sợ sôi sục trong công nhân cho tới lúc, rốt cuộc, bùng nổ thành cuộc tổng khởi nghĩa ở các khu công nghiệp vào tháng Tám. Vào cuối tháng Mười một 1842, khi tôi tới Man-se-xtơ, vẫn còn thấy khắp nơi những đám người thất nghiệp đứng ở các góc phố và nhiều công xưởng vẫn còn đóng cửa; trong mấy tháng sau, cho đến giữa năm 1843, những kẻ nhàn rỗi bất đắc dĩ đó mới dần dần giảm đi và các công xưởng lại hoạt động trở lại.
Không cần phải nói, trong một cuộc khủng hoảng như vậy, những nỗi cùng quẫn khốn khổ của những người thất nghiệp ấy như thế nào. Thuế trợ giúp người nghèo không đủ, còn xa mới đủ; lòng từ thiện của kẻ giầu như một nhát gươm chém xuống nước, tác dụng của nó chỉ trong chốc lát; ở nơi có nhi ều kẻ đi xi n thì của bố thí chỉ giúp được một số ít. Nếu những lúc ấy, các hiệu b uôn nhỏ khô ng cò n cố bán chịu cho người lao động nữa - t hật ra sau nà y khi thanh toán họ đượ c trả lại rộng rãi - và nếu những người lao động khô ng hết sức t ương trợ lẫn nhau, thì chắc chắn trong mỗi cuộc khủng hoảng sẽ có hàng loạt những "người thừa" chết đói. Nhưng, vì chính thời kỳ gay gắt nhất cũng tương đối ngắn, chỉ độ một năm, hoặc lâu lắm l à hai năm, hai năm rưỡi, cho nên một phần lớn đã trải qua nhiều gian nan khốn khổ để thoát chết . Sau này chú ng ta sẽ thấy rằng mỗi cuộc khủng hoảng
đều cướp đi rất nhiều sinh mạng gián tiếp cho bệnh tật, v.v.. Giờ đây chúng ta hãy xét đến một nguyên nhân khác của tình cảnh khổ sở của công nhân Anh, nguyên nhân này bây giờ vẫn còn tiếp tục tác động làm cho mức sống của toàn thể giai cấp này không ngừng giảm sút.
SỰ NHẬP CƯ CỦA NGƯỜI AI-RƠ-LEN
Chúng ta đã có nhiều dịp nói tới những người Ai-rơ-len nhập cư vào Anh. Ở chương này chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn các nguyên nhân và hậu quả của việc nhập cư đó.
Nền công nghiệp của Anh không thể phát triển nhanh chóng như vậy, nếu nước Anh không tìm được trong cư dân Ai-rơ-len đông đúc và nghèo nàn một lực lượng dự trữ sẵn sàng phục vụ cho họ. Người Ai-rơ-len không mất gì ở quê hương mà sang Anh thì được lợi nhiều, và từ khi họ biết rằng phía bờ bên kia eo biển Xanh Gioóc, chỉ cần có cánh ta khoẻ mạnh là chắc chắn có thể kiếm được việc làm và tiền lương cao, thì mỗi năm đều có hàng đoàn người Ai-rơ-len vượt sang nước Anh. Cho đến nay, người ta tính như vậ y là đã có hơn một triệu người Ai-rơ-len di cư, và mỗi năm còn có tới năm vạn người Ai-rơ-len di cư thêm; hầu hết họ xô đến các kh u cô ng nghi ệp và nhất l à cá c t hành p hố l ớ n, t ạo nên t ần g l ớp thấp kém nhất trong cư dân ở đó, chẳng hạn như ở Luân Đôn có 120 000 dân nghèo người Ai-rơ-len, ở Man-se-xtơ 40 000, ở Li-vớc-pun 34 000, ở Bri-xtơn 24 000, ở Gla-xgô 40 000, ở Ê-đin-bớc 29 0001).
1)
Archibald Alison, High Sheriff of Lanarkshire. "The Principles of Population, and their connection with Human Happiness". 2 vols. 1840. [Ác-si-ban A-li-xơn, tỉnh trưởng La-nác-sia: "Những nguyên lý về dân số và sự liên quan của chúng đối với hạnh phúc của con người", 2 tập, 1840]. Tác giả là nhà sử học về cách mạng Pháp, và cũng như anh ông ta, bác sĩ U.P. A-li-xơn, là một đảng viên Đảng To- ri mang đầu óc tôn giáo.