Nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống Quản lý an toàn thực phẩm - ISO 22000: 2005- ở Việt Nam (Trang 27)

a. Các bước triển khai ISO 22000:2005 tại các doanh nghiệp.

3.3.1. Nguyên nhân.

- Nhìn chung, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về thực phẩm đạt chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều họ quan tâm đầu tiên khi lựa chọn thực phẩm đôi khi không phải là chất lượng của thực phẩm mà là giá cả của chúng. Một phần xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ của họ về thực phẩm đạt chất lượng và đảm bảo vệ sinh, nhưng một phần là do mức sống của người dân Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với khu vực và thế giới.

- Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam còn chưa thực sự ý thức được trách nhiệm của nhà sản xuất đến chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp. Vì vậy, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được lưu hành trên thị trường và vẫn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

- Khi mua phải thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, họ có tâm lý “chấp nhận” và “bỏ qua”. Người tiêu dùng Việt Nam còn chưa có thói quen tẩy chay sản phẩm và khiếu nại với nhà sản xuất khi sản phẩm của họ không đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra.

3.3.2. Giải pháp.

- Quan tâm hơn nữa đến vấn đề lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

- Tích cực nâng cao hiểu biết về an toàn thực phẩm, cách lựa chọn và phân biệt thực phẩm an toàn qua các thông tin đại chúng: báo, đài, tài liệu...

- Thường xuyên tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi sử dụng như: thông tin về nguồn gốc sản phẩm, thành phần sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm...

- Tạo thói quen lựa chọn các sản phẩm an toàn, tẩy chay các loại sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

- Đổi mới nhận thức về vấn đề trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm đối với các loại sản phẩm mà họ cung cấp. Người tiêu dùng có thể khiếu kiện nhà sản xuất nếu sản phẩm của họ không đảm bảo chất lượng, hoặc chất lượng của sản phẩm không đúng với cam kết mà họ đã đưa ra.

- Thường xuyên cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng của các sản phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp....để giúp các cơ quan này nâng cao hiệu quả quản lý.

KẾT LUẬN

Ngày nay, các căn bệnh mà nguyên nhân gây ra do an toàn thực phẩm ngày càng nâng cao đáng kể trong các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các mối nguy về sức khỏe, các căn bệnh từ an toàn thực phẩm có thể gây ra các chi phí đáng kể cho các quốc gia từ việc điều trị bệnh, mất việc, chi phí bảo hiểm, bồi thường.

ISO 22000:2005 bao gồm các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi dây chuyền cung ứng mà một tổ chức/doanh nghiệp cần chứng minh năng lực quản lý các mối nguy trong dây chuyền sản xuất - chế biến thực phẩm để có thể cung cấp sản phẩm cuối cùng một cách an toàn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như các luật định về an toàn thực phẩm.Vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn mới ISO 22000:2005 trong tất cả các doanh nghiệp tham gia vao chuỗi cung ứng thực phẩm là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2005 còn tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan sản xuất, chế biến, vận chuyển, bao gói, lưu kho, cung cấp thiết bị & dịch vụ... thực phẩm nhằm hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm về việc thống nhất hóa các chuẩn mực quốc tế về an toàn thực phẩm. Do đó, áp dụng ISO 22000: 2005 trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cũng tương thích với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Do vậy, những tổ chức đã áp dụng ISO 9001:2000 có thể dễ dàng mở rộng việc áp dụng ISO 22000:2005.

Tuy nhiên, ở Việt Nam Bộ tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 vẫn còn rất mới mẻ, số lượng doanh nghiệp triển khai ISO 22000 vẫn còn rất ít.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cũng chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm. ISO 22000: 2005 vẫn là Bộ tiêu chuẩn tự nguyện.

Để ISO 22000: 2005 thực sự trở thành một trong những Bộ tiêu chuẩn khung trong quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa, không chỉ của bản thân các tổ chức/doanh nghiệp mà còn của các cơ quan quản lý Nhà Nước và của bản thân người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống Quản lý an toàn thực phẩm - ISO 22000: 2005- ở Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w