a. Các bước triển khai ISO 22000:2005 tại các doanh nghiệp.
3.2.1. Nguyên nhân
ISO/IEC 17025
ISO 22000:2005 ISO 9001: 2005
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn khi triển khai ISO 22000 ở Việt Nam bên cạnh bản thân doanh nghiệp, còn phải kể đến ảnh hưởng của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các chính sách về quản lý chất lượng và vệ sinh ATTP.
- Các cơ quan quản lý về chất lượng và ATTP ở Việt Nam nói chung chưa thể hiện được hết vai trò của mình trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, lợi thế cạnh trạnh; đôi khi còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp bởi sự quản lý chồng chéo, thiếu động bộ.
- Về hệ thống các tiêu chuẩn quản lý chất lượng của Việt Nam còn rất nhiều bất cập bởi nhiều tiêu chuẩn không còn phù hợp với tiêu chuẩn chung của khu vực và thế giới. Do đó, dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có Bộ tiêu chuẩn ISO 22000.
- Nhìn chung, các cơ quan quản lý vẫn chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp muốn áp dụng các Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất luợng, trong đó có ISO 22000 như: cung cấp thông tin, đào tạo, hỗ trợ vốn... cho các doanh nghiệp này.
- Các cơ quan quản lý chất lượng vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các doanh nghiệp áp dụng hay không áp dụng ISO 22000, chưa có các biện pháp để kích thích các doanh nghiệp áp dụng ISO 22000.
3.2.2. Giải pháp.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng hiệu quả ISO 22000, về phía các cơ quan quản lý nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như:
- Đưa ra các biện pháp quản lý chất lượng như: chứng nhận sự phù hợp của hàng hóa, dịch vụ hoặc quá trình với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật, công nhận năng lực của các tổ chức hoạt động trong hoạt động kiểm tra, giám định và chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc quá trình/ hệ thống quản lý chất lượng, việc thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhằm thuận lợi hóa thương mại... Những biện pháp này phải được hài hòa ở mức độ cao với các tiêu chuẩn hoặc/và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế có liên quan, trong đó có tổ chức ISO.
- Tích cực quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000. Ví dụ như: tư vấn giúp DN áp dụng ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, những vấn đề về sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu…
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn triển khai áp dụng các hệ thông quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và Bộ tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 nói riêng về kinh phí cũng như vấn đề về mặt bằng bố trí trang thiết bị.
- Thông qua các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn người dân cách lựa chọn thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, cũng như các khuyến cáo về các loịa thực phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đâng lưu hành trên thị trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt đối với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xây dựng và điều chỉnh lại các điều luật theo hướng hỗ trợ cho người tiêu dùng trong việc khiếu nại nhà sản xuất khi sản phẩm mà họ cung cấp không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người tiêu dùng.