Trong thời gian qua, Doanh nghiệpdệt may Việt Nam đã làm được một số việc như:đã kiến nghị với Chính phủ để giải quyết việc mở cửa thị trường dệt may với Mỹ, đã tham gia đàm phán với EU để tăng quota dệt may cho Việt Nam, mở của thị trường để việt Nam bình đẳng với các nước khác, quan hệ với các tổ chức nước ngoài quan tâm tới Việt Nam, tổ chức thông tin thị trường và cung cấp cho các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại đã tập trung vào một số thị trường:Mỹ, EU, Nhật Bản…
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần thu thập tình hình cung cấp kịp thời để hoạch định chiến lược phát triển của mình. Hiệp hội cần đại diện cho doanh nghiệp tác động đến Chính phủ, các ban ngành nhằm đưa ra đối sách, cơ chế thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và đại diện cho doanh nghiệp tham gia với các tổ chức nước ngoài, với Hiệp hội dệt may thế giới, các tổ chức có vai trò tác động đến chính sách quốc tế với Việt Nam để tạo môi trường thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam phát triển. Hiệp hội nên có các hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách xây dựng, giới thiệu hình ảnh dệt may Việt nam trên thị trường quốc tế, xúc tiến cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nên sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, ngành dệt may càng ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào về cả số lượng và chất lượng. Và vấn đề khó khăn đối với ngành dệt may không phải là thiếu việc làm mà là thiếu lao động. Một ngành xưa nay lực lượng lao động dồi dào, chiếm phần lớn lao động toàn quốc nhưng giờ lại phải luẩn quẩn trong vấn đề về nguồn nhân lực. Đặc biệt là khi tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp dệt may muốn tồn tại và phát triển bền vững thì đầu tư vào nguồn nhân lực là một chiến lược đầu tư dài hạn và sinh lợi, bởi vì nâng cao chất lượng lao động chính là nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Một đặc trưng của ngành dệt may là thâm dụng nhiều lao động, vì vậy nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng đối với ngành. Xuất phát từ vai trò của con người, ta thấy rõ vai trò cần thiết của hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong đó bao gồm cả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy các doanh nghiệp dệt may ngày càng phải quan tâm đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực hơn nữa để có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là với các đối thủ nước ngoài khi mà Việt Nam càng ngày càng hội nhập với nên kinh tế thế giới. Trên đây là đề tài “Quản trị nhân lực trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay “. Dù rất cố gắng nhưng, đề tài còn có nhiều thiếu sót, vì vậy em mong được sự góp ý của thầy PGS.TS Trần Việt Lâm.
Em xin chân thành cảm ơn.
1. Giáo trình quản trị nhân lực – ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS. Nguyễn Ngọc Quân- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
2. Hiệp hội dệt may Việt Nam 3. Tổng cục thống kê
4. Báo điện tử : Xalo.vn: “Đào tạo nguồn nhân lực-giải pháp phát triển bền vững “- Mai Linh
Báo diễn đàn doanh nghiệp điện tử “Lao động dệt may : thiếu cả chất và lượng”- An Khuê
Báo Lao Động :“ Nhân lực ngành dệt may: vá víu tìm lời giải” – Ngọc Lan, Thu Hà
Viêt báo.vn : “ Ngành dệt may đau đầu với “ bài toán” thiếu lao động” – Duy Quốc
5. “ Đào tạo nguồn nhân lực để ngành dệt may Việt Nam đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam đã là thành viên của WTO” –Nguyễn thị Bích Thủy, Đại học kinh tế Đà Nẵng