Quan điểm về quan hệ hợp tác đầu tư với Lào

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào thực trạng và giải pháp (Trang 104)

- Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Lào dựa trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và khai thác thế mạnh, tiềm năng của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với luật pháp của mỗi nước, kết hợp tính chất đặc thù của quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào với thông lệ quốc tế vì sự phồn vinh của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực;

- Nâng cao hơn nữa nhận thức về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước;

- Kết hợp chặt chẽ giữa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với chính trị, quốc phòng, an ninh, đảm bảo ổn định lâu dài và cân đối lợi ích; đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, xử lý tốt các vấn đề biên giới; bảo vệ môi trường;

3.2.2.1 Mục tiêu quan hệ

- Tiếp tục củng cố, phát triển và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác kinh tế; tăng cường, phát triển và nâng tầm quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư tương xứng với quan hệ chính trị và đáp ứng sự mong muốn của Lãnh đạo và nhân dân hai nước

- Trên cơ sở tăng cường hợp tác kinh tế trên mọi lĩnh vực, xây dựng và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, củng cố quan hệ an ninh quốc phòng; đảm bảo an sinh xã hội.

99

- Góp phần củng cố và nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; giảm ảnh hưởng của các quốc gia khác (Thái Lan, Trung Quốc) tại Lào.

- Phấn đấu giữ vững thứ hạng về quy mô quan hệ thương mại đầu tư và tiến tới trở thành quốc gia dẫn đầu về đầu tư vào Lào trong giai đoạn 2010-2015.

3.2.2.2 Quy mô quan hệ hợp tác

Quan hệ thương mại: Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào đang hướng đến mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước dự kiến sẽ đạt trên 2 tỷ USD vào năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2020. Theo đó đến năm 2015: xuất khẩu của Lào sang Việt Nam là 1.340 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,6%/năm cho cả giai đoạn 2011-2015; hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào là 1.080 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21,5%/năm cho cả giai đoạn 2011-2015.

Hoạt động đầu tư: thúc đẩy, tăng cường hoạt động đầu tư của các Doanh nghiệp Việt Nam vào Lào là lĩnh vực hợp tác trọng tâm giữa hai nước trong giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu đưa Việt Nam vươn lên đứng đầu các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Lào. Theo đó, tổng giá trị đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào đạt mức 5 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020 [5].

3.2.2.3. Định hướng chiến lược quan hệ hợp tác đầu tư với Lào

Trên cơ sở các cam kết quốc tế và quan hệ chính trị, kinh tế giữa hai nước, thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về việc tăng cường và thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác thương mại đầu tư sang Lào một cách toàn diện, trên mọi lĩnh vực nhằm nâng cao vị thế của cả hai nước; thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế hai nước đi vào chiều sâu theo hướng cùng nhau phát triển, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên; góp phần tăng cường hợp

100

tác trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng giữa các nước Đông Dương và tiểu vùng Mê Kông. Chiến lược quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư của Việt Nam với Lào cần tập trung những nội dung cơ bản sau:

(1) Về hoạt động đầu tư:

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã được Chính phủ Lào cấp phép đầu tư; tập trung vào các dự án có tính chiến lược, kết hợp chặt chẽ hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, quốc phòng – an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái giữa hai nước.

- Định hướng các lĩnh vực đầu tư tiềm năng cần tập trung gồm:

+ Thủy điện (để phát huy tiềm năng thủy điện của Lào - được ví như bình ác quy của Đông Nam Á).

+ Khai khoáng: Hỗ trợ nguyên liệu cho ngành công nghiệp Việt Nam… + Cây công nghiệp, chăn nuôi…

+ Hợp tác đầu tư cảng biển, trước mắt là Cảng Vũng Áng.

+ Đầu tư một hoặc một số khu công nghiệp/khu kinh tế Việt Nam tại Lào (như Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore tại Việt Nam) làm điểm nhấn cho sự hiện diện của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Lào.

+ Nghiên cứu hình thành một số khu đô thị tập trung mang vóc dáng văn hoá Việt Nam tại Viêng chăn cũng như một số thành phố lớn tại Lào.

+ Ngân hàng – tài chính – bảo hiểm: cần mở rộng sự hiện diện của các Ngân hàng Việt Nam tại hầu hết các tỉnh của Lào, không chỉ ở Viêng Chăn và một số tỉnh miền Nam có điều kiện thuận lợi như Champasack, Savanakhet... mà còn cần chú trọng mở rộng mạng lưới tới cả các tỉnh Trung và Bắc Lào, qua đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi trong việc tiếp cận các

101

nguồn vốn ngân hàng, đồng thời dễ dàng thực hiện các hoạt động thanh toán. Thị trường bảo hiểm tại Lào còn ở mức sơ khai hứa hẹn tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Việt Nam cũng cần nắm bắt cơ hội, chủ động tham gia vào thị trường chứng khoán Lào – mới được thành lập tháng 10/2010, khi các điều kiện chín muồi.

- Về địa bàn đầu tư: tập trung nghiên cứu, chiếm lĩnh đầu tư tại các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào gắn hợp tác kinh tế với an ninh - quốc phòng và ổn định chính trị khu vực biên giới và tiếp nhận triển khai đầu tư các vùng khác nếu Bạn tạo điều kiện.

(2) Về Quan hệ thương mại:

Tận dụng mọi cơ hội có được để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Lào, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu; Cần gắn hợp tác đầu tư với thương mại, tạo điều kiện thúc đẩy đẩy sản xuất vào Lào nhằm tạo ra các sản phẩm, giao lưu hàng hóa, tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vào thị trường Lào (hàng nông sản, vật liệu xây dựng ...), các mặt hàng định hướng xuất khẩu đối với thị trường Lào trong thời gian tới gồm: Mì ăn liền, Sản phẩm nhựa, Tân dược và thiết bị y tế, Chất tẩy rửa và mỹ phẩm, Hàng dệt may và giày dép, Sản phẩm cao su, máy móc thiết bị sản xuất...

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào thực trạng và giải pháp (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)