khu đô thị và khu công nghiệp
Các quy định về quản lý chất thải, nhất là chất thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp cần đặc biệt được ưu tiên, hoàn thiện. Cần đặc biệt ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ đã được nêu trong Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó có các việc cụ thể sau:
- Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện Đề án quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, bổ sung và xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy phạm về các công trình xử lý chất thải rắn; Hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quản lý chất thải rắn, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung trình Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng mô hình tổ chức và các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cần khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn; Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chức thanh tra môi trường và thanh tra xây dựng các cấp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát huy hiệu quả phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp;
về tài chính, giá dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn, ... nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu chất thải, xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải, cơ khí chế tạo thiết bị vận tải, công nghệ xử lý chuyên dùng trong lĩnh vực chất thải rắn; Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải.
- Bộ Công thương cần sớm hoàn thiện Đề án hạn chế và giảm dần việc sử dụng hóa chất độc hại, các bao bì làm từ các loại vật liệu khó phân hủy trong công nghiệp, thay thế bằng các nguyên, vật liệu thân thiện môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.
- Bộ Y tế cần khẩn trương hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả tình hình thực hiện Quy chế quản lý chất thải rắn y tế, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung; Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn y tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Ngoài việc thực hiện các công việc kể trên, trong thời gian tới, các nội dung sau đây trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cần được tập trung hướng dẫn:
Thứ nhất, thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ. Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định:
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ: (a) Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (b) Pin, ắc quy; (c) Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp; (d) Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên; (đ) Sản phẩm thuốc, hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người; (e) Phương tiện giao thông; (g) Săm, lốp; (h) Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Việc thu hồi, xử lý các sản phẩm này được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. [14]
Để thực hiện quy định này, trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chủ trì xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ trong đó nêu rõ danh mục các loại sản phẩm thuộc diện điều chỉnh của Quy chế và quy trình thu gom, xử lý các sản phẩm ấy.
Thứ hai, ban hành các quy định hướng dẫn việc quản lý chất thải thông thường.
- Đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường theo đúng yêu cầu tại Điều 79 khoản 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
- Đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng yêu cầu của Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Thứ ba, ban hành quy chế chuyển nhượng hạn ngạch phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều 84 Khoản 2 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định “việc chuyển nhượng, mua bán hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính của Việt Nam với nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quy định”[14].
Để triển khai quy định này, trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan xây dựng Dự thảo Quy chế chuyển nhượng, mua bán hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Việt Nam với nước ngoài trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Thứ tư, ban hành quy chế cấp phát, sử dụng, chuyển nhượng hạn ngạch phát thải. Hiện nay, việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Một trong những công cụ
quota phát thải). Ở Việt Nam, công cụ này hoàn toàn có thể được sử dụng để kiểm soát việc phát thải khí thải, nhất là các khí CO2, SO2 của nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có thải lượng khí này lớn (các nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy đạm v.v.). Công cụ này cũng có thể được sử dụng để kiểm soát việc xả thải các chất thải vào nguồn nước gây ô nhiễm, nhất là tại một số lưu vực sông. Tuy nhiên, hiện tại, quy chế pháp lý về vấn đề này chưa có, nên việc triển khai biện pháp này trong thực tế sẽ không thể thực hiện được.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo tính pháp lý của công cụ kiểm soát, trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên chủ động nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cấp phát, sử dụng, chuyển nhượng hạn ngạch phát thải giữa các nguồn gây ô nhiễm.
3.5. Hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng đất, nƣớc, không khí - Nghiên cứu sửa đổi quy định tại Điều 89, Điều 90 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 theo hướng giảm tiền thuê đất cho việc đầu tư khai thác những loại khoáng sản có giá trị thấp như vật liệu san lấp hoặc có trữ lượng ít và thời gian khai thác ngắn.
- Cần hướng dẫn cụ thể Khoản 3 điều 30 Luật Khoáng sản sửa đổi năm 2010 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trước khi tiến hành khai thác khoáng sản theo quy định của Chính phủ (do Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số 46/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực nên các quy định của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản cũng không còn hiệu lực, nên việc xác định số tiền ký quỹ đối với từng loại hình khai thác rất khó khăn).
- Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Tài nguyên nước năm 1998 cho phù hợp với yêu cầu thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Vì theo quy định của Luật Tài nguyên nước thì “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo sự phân công của Chính phủ” [21], nhưng thực tế hiện nay chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05/8/2002 của Quốc hội khóa XI và Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ.
- Nghiên cứu định hướng xây dựng Luật Bảo vệ môi trường biển làm căn cứ quản lý môi trường nước biển ven bờ, trong đó, quy định toàn diện các biện pháp quản lý môi trường biển, trách nhiệm của các chủ thể hoạt động trên biển trong việc bảo vệ môi trường biển, phân công cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học trên biển v.v.
- Xây dựng và ban hành mới Nghị định về Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; Nghị định về Phí bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn.
- Ban hành văn bản quy định việc xử lý các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của sóng vô tuyến đối với sức khỏe cộng đồng. Cho đến nay, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn mới chỉ quy định về an toàn và kiểm soát bức xạ trong hoạt động y tế và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, sự tác động của sóng vô tuyến điện đối với sức khỏe con người chưa được quan tâm. Đối với các tiêu chuẩn và hoạt động của các cơ sở phát sóng vô tuyến như trạm thu phát sóng rađa, truyền thanh, truyền hình, điện thoại di động,… thường ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người đặc biệt là sức khỏe sinh sản và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày như ảnh hưởng tới các thiết bị điện, điện tử trong nhà,… chưa được quy định trong các văn bản pháp luật. Do đó, Chính phủ nên ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết vấn đề này. Bộ Tài
hướng dẫn và kèm theo đó là các tiêu chuẩn cụ thể đối với điều kiện hoạt động và tiêu chuẩn kiểm soát việc thu phát tín hiệu loại này.
3.6. Ban hành các văn bản cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trƣờng hóa hoạt động bảo vệ môi trƣờng
3.6.1. Các quy định về công khai hóa thông tin
Như phần trên đã phân tích, một trong những điểm mới căn bản của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là quy định cơ chế để công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trường thể hiện tại các Điều 23 (quy định trách nhiệm niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát của chủ dự án), Điều 49 (quy định công khai hóa quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường), Điều 61 (quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh có lưu vực sông phải công khai thông tin các nguồn thải ra sông), Điều 93 (quy định công khai hóa kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường), Điều 104 (quy định việc công khai hóa các thông tin, dữ liệu về môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; báo cáo hiện trạng môi trường v.v.), Điều 105 (trách nhiệm công khai tình hình môi trường trong cơ quan, tổ chức v.v.).
Tuy nhiên, để thực hiện các quy định trên, nhiều nội dung cần phải được hướng dẫn cụ thể. Ví dụ, phương thức công khai cụ thể thế nào (công khai ở đâu, dưới hình thức nào: đăng báo hay công khai trên Internet hay niêm yết công khai tại trụ sở tổ chức, hay được cung cấp theo yêu cầu), thời điểm công khai, khoảng thời gian công khai là trong bao lâu…
Ngoài ra, có thể nói, các quy định kể trên trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là những quy định rất tiến bộ nhưng không phải tổ chức, cá nhân nào cũng mong muốn thực hiện các quy định này. Chính vì thế, pháp luật cũng
cần quy định cụ thể các biện pháp chế tài xử lý đối với các chủ thể không thực hiện nghĩa vụ công khai hóa các thông tin.
3.6.2. Các quy định về đối thoại môi trường
Điều 105 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn đặt ra cơ chế đối thoại các vấn đề về môi trường giữa các tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường với các chủ thể có yêu cầu. Theo quy định tại điều luật này, việc đối thoại về môi trường được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và "dưới sự chủ trì của Uỷ ban nhân dân
hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường"[14]. Tuy nhiên, để thực hiện
quy định này, trong thời gian tới, cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục của việc đối thoại (cách thức tổ chức buổi đối thoại, thời hạn gửi văn bản trao đổi, thành phần của cơ quan chủ trì đối thoại - đối thoại trước một đại diện hay trước một hội đồng, v.v.).
3.7. Hoàn thiện các quy định về nguồn lực bảo vệ môi trƣờng
3.7.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường
Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định về thuế môi trường
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường. Chính phủ trình Quốc hội quyết định danh mục, thuế suất đối với các sản phẩm, loại hình sản xuất, kinh doanh phải chịu thuế môi trường. [14]
Theo quy định này, hiện nay, Luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua tại Luật số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010.
Trong Luật Thuế bảo vệ môi trường đã quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Luật Thuế bảo vệ
môi trường chưa quy định cơ quan quản lý và thu thuế, việc sử dụng nguồn thuế thu được phục vụ công tác bảo vệ môi trường.
3.7.2. Hoàn thiện các quy định về phí bảo vệ môi trường
Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về phí bảo vệ môi trường
- Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
- Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau đây: (a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; (b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; (c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
- Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường