Hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 70)

môi trƣờng

Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường là một trong những công cụ quản lý quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu, yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn thời gian của công tác quản lý nhà nước về môi trường. Việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường là một trong những biện pháp cơ bản nhằm bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, cũng như các loại tiêu chuẩn, quy chuẩn khác, cần xuất phát từ điều kiện kinh tế, hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật và mặt bằng công nghệ. Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường được xây dựng phải gắn liền với các điều kiện về đảm bảo sức khoẻ nhân dân, an toàn xã hội cũng như sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái, giống loài v.v... Bên cạnh đó, tiêu chuẩn môi trường thể hiện sự sẵn sàng của một quốc gia trong

Ngày 01 tháng 01 năm 2007, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực áp dụng thay thế cho Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá. Theo quy định tại Điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật:

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế- xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. [23]

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

Như vậy, theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, loại hình “Tiêu chuẩn quốc gia” là văn bản không có tính bắt buộc, còn “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia” là văn bản quy phạm pháp luật và bắt buộc áp dụng. Về bản chất, khái niệm “quy chuẩn quốc gia về môi trường” có nội dung tương đương với các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dung trước đây.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường có đặc trưng cơ bản là vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính pháp lý, do vậy, việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường phải đạt được các yêu cầu: (1) Đáp ứng được các mục tiêu và bảo đảm yêu cầu bảo vệ, duy trì sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật; phòng ngừa ô nhiễm, suy

thoái và sự cố môi trường; (2) Ban hành kịp thời, có tính khả thi và phù hợp mức độ phát triển kinh tế-xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế; (3) Có tính đến đặc thù của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, dịch vụ.

Trong thời gian tới, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cần được hoàn thiện theo các định hướng sau:

- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường phải được xây dựng theo nguyên tắc chung là phải phù hợp với trình độ phát triển, trình độ dân trí, phù hợp với hiện trạng nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhà nước về môi trường và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

- Cần có các quy định khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn môi trường của các nước trên thế giới vào Việt nam cũng như áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế hiện đại.

- Rà soát, xây dựng dự thảo 11 tiêu chuẩn về phương pháp phân tích để cập nhật, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với trình độ khoa học công nghệ hiện nay ở trong nước và quốc tế.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường mới (chất lượng nước biển xa bờ, chất lượng trầm tích, ô nhiễm mùi…), phù hợp với các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, đồng thời định kỳ rà soát lại hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường đã ban hành để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp; nghiên cứu, xem xét, bãi bỏ các quy chuẩn không phù hợp.

3.3. Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động môi trƣờng

Pháp luật về bảo vệ môi trường đã có những đóng góp đáng kể trong việc xét duyệt các dự án đầu tư, xử lý về mặt môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động, đã và đang trở thành công cụ đắc lực cho quản lý môi trường ở nước ta. Tuy nhiên, để hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường, trong thời gian tới, các quy định về đánh giá tác động môi trường cần được sửa

- Cần sớm ban hành quy định cụ thể, có tính khả thi về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật thuật về đánh giá tác động môi trường chuyên ngành đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể.

- Cần có các quy định về kinh phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để các chủ dự án đầu tư có kế hoạch dành một khoản kinh phí cho việc này, đảm bảo chất lượng của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá tác động môi trường, tránh tình trạng các dự án chưa được đánh giá tác động môi trường vẫn được phê duyệt, thể hiện sự không nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước. Quy định này phải theo hướng “chỉ được phê duyệt dự án sau khi đã có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường”.

- Quy định rõ trường hợp nào là cần thiết phải thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; quy định cụ thể trường hợp nào một thành viên được huy động tham gia Hội đồng thẩm định có nghĩa vụ từ chối không tham gia để đảm bảo tính khách quan, khoa học của hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Công khai hóa các quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đảm bảo sự tham gia của người dân vào quá trình giám sát thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường. Đây là các yêu cầu mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đòi hỏi phải được hướng dẫn cụ thể trong tất cả các văn bản quy định việc đánh giá tác động môi trường. Hầu hết các văn bản hiện hành quy định về đánh giá tác động môi trường đều chưa có nội dung này, thông tin trong quá trình đánh giá tác động môi trường cũng như quá trình chấp hành cam kết bảo vệ môi trường hầu như vẫn “được giữ kín” giữa cơ quan nhà nước với chủ dự án đầu tư. Chính vì thế, trong thời gian tới, toàn bộ các quy định về đánh giá tác động môi trường trong các văn bản hiện hành đều phải được sửa

đổi, bổ sung theo hướng bổ sung cơ chế đảm bảo tính công khai hóa, dân chủ hóa quá trình đánh giá tác động môi trường.

3.4. Hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải, nhất là các chất thải ở khu đô thị và khu công nghiệp khu đô thị và khu công nghiệp

Các quy định về quản lý chất thải, nhất là chất thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp cần đặc biệt được ưu tiên, hoàn thiện. Cần đặc biệt ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ đã được nêu trong Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó có các việc cụ thể sau:

- Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện Đề án quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, bổ sung và xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy phạm về các công trình xử lý chất thải rắn; Hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quản lý chất thải rắn, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung trình Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng mô hình tổ chức và các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cần khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn; Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chức thanh tra môi trường và thanh tra xây dựng các cấp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát huy hiệu quả phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp;

về tài chính, giá dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn, ... nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu chất thải, xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải, cơ khí chế tạo thiết bị vận tải, công nghệ xử lý chuyên dùng trong lĩnh vực chất thải rắn; Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải.

- Bộ Công thương cần sớm hoàn thiện Đề án hạn chế và giảm dần việc sử dụng hóa chất độc hại, các bao bì làm từ các loại vật liệu khó phân hủy trong công nghiệp, thay thế bằng các nguyên, vật liệu thân thiện môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

- Bộ Y tế cần khẩn trương hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả tình hình thực hiện Quy chế quản lý chất thải rắn y tế, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung; Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn y tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Ngoài việc thực hiện các công việc kể trên, trong thời gian tới, các nội dung sau đây trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cần được tập trung hướng dẫn:

Thứ nhất, thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ. Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định:

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ: (a) Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (b) Pin, ắc quy; (c) Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp; (d) Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên; (đ) Sản phẩm thuốc, hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người; (e) Phương tiện giao thông; (g) Săm, lốp; (h) Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Việc thu hồi, xử lý các sản phẩm này được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. [14]

Để thực hiện quy định này, trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chủ trì xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ trong đó nêu rõ danh mục các loại sản phẩm thuộc diện điều chỉnh của Quy chế và quy trình thu gom, xử lý các sản phẩm ấy.

Thứ hai, ban hành các quy định hướng dẫn việc quản lý chất thải thông thường.

- Đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường theo đúng yêu cầu tại Điều 79 khoản 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;

- Đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng yêu cầu của Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

Thứ ba, ban hành quy chế chuyển nhượng hạn ngạch phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều 84 Khoản 2 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định “việc chuyển nhượng, mua bán hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng

nhà kính của Việt Nam với nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quy định”[14].

Để triển khai quy định này, trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan xây dựng Dự thảo Quy chế chuyển nhượng, mua bán hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Việt Nam với nước ngoài trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Thứ tư, ban hành quy chế cấp phát, sử dụng, chuyển nhượng hạn ngạch phát thải. Hiện nay, việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Một trong những công cụ

quota phát thải). Ở Việt Nam, công cụ này hoàn toàn có thể được sử dụng để kiểm soát việc phát thải khí thải, nhất là các khí CO2, SO2 của nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có thải lượng khí này lớn (các nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy đạm v.v.). Công cụ này cũng có thể được sử dụng để kiểm soát việc xả thải các chất thải vào nguồn nước gây ô nhiễm, nhất là tại một số lưu vực sông. Tuy nhiên, hiện tại, quy chế pháp lý về vấn đề này chưa có, nên việc triển khai biện pháp này trong thực tế sẽ không thể thực hiện được.

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo tính pháp lý của công cụ kiểm soát, trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên chủ động nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cấp phát, sử dụng, chuyển nhượng hạn ngạch phát thải giữa các nguồn gây ô nhiễm.

3.5. Hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng đất, nƣớc, không khí - Nghiên cứu sửa đổi quy định tại Điều 89, Điều 90 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 theo hướng giảm tiền thuê đất cho việc đầu tư khai thác những loại khoáng sản có giá trị thấp như vật liệu san lấp hoặc có trữ lượng ít và thời gian khai thác ngắn.

- Cần hướng dẫn cụ thể Khoản 3 điều 30 Luật Khoáng sản sửa đổi năm 2010 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trước khi tiến hành khai thác khoáng sản theo quy định của Chính phủ (do Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số 46/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực nên các quy định của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)