VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất (Trang 28)

I.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI.

Nhà nước tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch và sự ổn định của chính sách, phù hợp với lợi ích quốc gia và các thông lệ quốc tế, những cam kết song phương, đa phương theo quy chế WTO.Để thực hiện nhiệm vụ chung đó, trong tiến trình tham gia WTO, các chủ thể hoạt động KCN cần làm tiếp những công việc chủ yếu dưới đây.

Một là: Nâng cao hiểu biết về việc tham gia WTO, về nội dung cam kết quốc tế trong các quan hệ thương mại, đầu tư.

Một số luật và quy định hướng dẫn thi hành luật (ví dụ về thuế và quản lý thuế; đất đai; kinh doanh bất động sảnnnn) sẽ được hoàn chỉnh và hoàn thiện theo lộ trình nhất định. Vừa qua, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống pháp luật mới phù hợp với tiến trình hội nhập. Chẳng hạn Luật Đầu tư, Luật DNNNNkể cả văn bản hướng dẫn luật vừa ban hành cũng đã được soạn thảo theo tinh thần cam kết quốc tế. Từ đó, khâu quan trọng là đòi hỏi cấp cơ sở thi hành đúng những quy định hiện hành. Cần sớm công bố những quy định mới này và hướng dẫn, phổ biến sâu rộng cho các đối tượng có liên quan thực hiện, kể cả những nhà đầu tư tiềm năng đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào KCN. Cần triển khai thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư theo luật định (hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, giảm cước phí, lệ phí đào tạo nghề cho lao động) nhằm thay cho những ưu đãi đã bị xoá bỏ theo quy định mới.

Tại các KCN đang hoạt động, đang xây dựng dở dang hạ tầng, trước hết DN xây dựng và phát triển hạ tầng cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đảm bảo xây dựng đồng bộ các công trình; sớm triển khai xây dựng các công trình xử lý chất thải tập trung trước khi đưa các dự án sản xuất đi vào hoạt động; kết hợp với địa phương khuyến khích các nhà đầu tư, hộ kinh doanh dịch vụ tổ chức tốt các hoạt động ăn, ở, học tập cho người lao động làm việc trong KCN.

Tổ chức đào tạo nghề và hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất có nghề, có việc làm (kể cả công việc dịch vụ ngoài KCN), có thu nhập hợp lý là vấn đề bức xúc mà cơ quan quản lý nhà nước địa phương có trách nhiệm chăm lo, giải quyết chu đáo. áp dụng chính sách đào tạo và đào tạo lại lao động, công chức; chính sách sử dụng nhân tài và đảm bảo quyền lợi chính đáng, chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong DN.

Thực hiện những quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật DN Ban quản lý các KCN tiếp tục hoàn chỉnh thủ tục giao dịch hành chính theo cơ chế một cửa, tại chỗỗỗỗ, nhanh gọn đúng thời gian quy định; định kỳ đối thoại và tạo quan hệ thân thiện, giải quyết kịp thời những vướng mắc thuộc thẩm quyền cho DN, cho nhà đầu tư, góp phần hỗ trợ cho DN kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy các nhà đầu tư và nhanh chóng thực hiện dự án, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong KCN.

Hai là: Tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, của DN thuộc mọi thành phần kinh tế là vấn đề quan trọng hàng đầu, quyết định tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Theo những cam kết quốc tế về quan hệ thương mại, về lộ trình hạ thấp và xoá bỏ thuế quan, xoá bỏ hạn ngạch thì hàng hoá và dịch vụ trong nước, trong KCN, kể cả những sản phẩm hàng hoá ngành hàng đang có lợi thế về thị trường và sức cạnh tranh của DN có vốn đầu tư nước ngoài đều phải áp dụng mọi biện pháp để nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, tăng hàm lượng khoa học, công nghệ và giá trị tăng thêm, giá trị nội địa trong các sản phẩm. Đối với DN sức cạnh tranh yếu, nhất là những DN vừa và nhỏ, DN chế biến nông sản, thuỷ sản cần khẩn trương chuẩn bị các điều kiện và biện pháp cần thiết, phát huy tính năng động nhằm chuyển đổi sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ mới, sản xuất mặt hàng đa dạng có thị trường xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Sản phẩm hàng hóa do các DN trong KCN sản xuất ra phải hướng tới chủ động áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001) về quản lý môi trường (ISO 14000); trách nhiệm xã hội (SA 8000) và OHSAS 18000, tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp... Từ đó, không ngừng tăng nhanh giá trị xuất khẩu hàng hóa và tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu trong tổng giá trị sản xuất của các DN trong KCN.

II.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIẸP, KHU CHẾ XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

1.Thuận lợi

Từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chủ trương, giải pháp mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) theo một lộ trình hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh

nước ta. Sau hơn 11 năm vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, ngày 7/11/2006, Đại hội đồng WTO nhóm họp phiên đặc biệt đã thông qua và chấp nhận Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức này. Đây là sự kiện đánh dấu những bước chuyển biến cơ bản và toàn diện nền kinh tế Việt Nam, được quốc tế công nhận sau hơn 20 năm đổi mới; thể hiện bước ngoặt quan trọng của quá trình nỗ lực và quyết tâm của các ngành, địa phương và DN chủ động hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế, ngay sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987) được ban hành, khu chế xuất Tân Thuận (TP. Hồ Chí Minh) được thành lập đã mở ra một hình thức mới tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, một mô hình sản xuất phù hợp với yêu cầu mở rộng quan hệ đầu tư và thương mại toàn cầu.

Tiếp tục phát triển, đa dạng hoá mô hình mới đó, trong 15 năm qua, cả nước đã hình thành gần 140 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ( dưới đây gọi chung là KCN) phân bố rộng trên cả nước. Trong đó, nhiều KCN có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiệu quả sử dụng diện tích đất công nghiệp đạt khá cao, thu hút nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Hầu hết các DN trong KCN hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả khá cao, sản phẩm có sức cạnh tranh cả trên thị trường xuất khẩu và trong tiêu dùng nội địa. Tính đến cuối năm 2005, cả nước có trên 4.500 dự án đầu tư còn hiệu lực trong các KCN, trong đó có hơn 2.200 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 18 tỷ USD. Năm 2005, DN KCN đã tạo ra 14 tỷ USD giá trị sản xuất công nghiệp, chiếm tỷ trọng gần 30% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước; trong đó, giá trị xuất khẩu đạt hơn 6 tỷ USD, chiếm gần 29% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu; thu hút gần 1 triệu lao động trực tiếp

Những thành quả phát triển KCN trên đây là một minh chứng về sự thành công của đường lối kinh tế đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước trong chặng đầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Đến nay, quy chế thành viên WTO bắt đầu có hiệu lực, nhiều cơ hội được tạo ra, thị trường Việt Nam, trong đó quan hệ đầu tư, thương mại được mở rộng, lĩnh vực công nghiệp cùng với các KCN sẽ trở nên hấp dẫn hơn, làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng mạnh cả về nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Các DN cả trong và ngoài nước có điều kiện tham gia những thị trường cạnh tranh khu vực và quốc tế. Nhờ tuân theo luật chơi chung, tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan mà nước ta có thể dễ dàng tiếp thu những kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến nhằm tận dụng lợi thế của nước đi sau, rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Thực hiện những cam kết song phương, đa phương theo quy chế WTO. Nhà nước ta đã và sẽ có những điều chỉnh nhất định trong khung khổ pháp luật, chính sách về đầu tư,

thương mại. Từ đó, tạo môi trường thuận lợi cho các DN, doanh nhân sử dụng khung pháp lý mới bước vào những thị trường cạnh tranh.

2.Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhiều rủi ro dễ gây ra bất lợi trong điều kiện kinh doanh mới. Trước hết, nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, sức cạnh tranh yếu, tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Do đó, môi trường đầu tư kinh doanh trong công nghiệp, KCN vẫn còn nhiều yếu tố bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của làn sóng đầu tư mới. Một khi hạ thấp hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan, xoá bỏ hạn ngạch theo quy chế mậu dịch tự do, thì cạnh tranh trong thương mại sẽ trở nên quyết liệt. Hàng hoá của DN (DN) không có sức cạnh tranh thì không những không xuất khẩu được mà ngay tại thị trường trong nước, hàng ngoại cũng sẽ tràn vào. DN trong KCN nếu không kịp điều chỉnh thích ứng với điều kiện cạnh tranh mới thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình chắc chắn bị thua thiệt, thậm chí dẫn tới phá sản. Những thách thức trong hoạt động KCN hiện nay còn do môi trường đầu tư, kinh doanh ở không ít KCN còn nhiều hạn chế (hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém, ô nhiễm môi trường...

Từ những cơ hội và thách thức trên, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi chủ thể: (cơ quan quản lý nhà nước, DN xây dựng và phát triển hạ tầng, DN công nghiệp trong KCN) cần tận dụng mọi thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức mà hướng tới mở rộng thị trường, phát huy lợi thế, đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển; đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất (Trang 28)